K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

1.

Nguyễn Thiện Thuật sinh ngày 23 tháng 3 năm 1844, quê làng Xuân Dục huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi[1]. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.

Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, ông được cử làm Bang biện do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Năm (Bính Tý) 1876 ông tiếp tục dự kỳ thi nho học nhưng chỉ đậu cử nhân, cùng khoa thi này Phan Đình Phùng vào năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Sau đó Nguyễn Thiện Thuật được thăng chức tri phủ ở Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Rồi ông được bổ nhiệm giữ chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương. Năm 1881, ông giữ chức Chánh sứ sơn phòng tỉnh Hưng Hóa kiêm chức Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình nhà Nguyễn, quyết tâm đánh Pháp.

Vào khoảng đầu năm 1883, ông sang Đông Triều tỉnh Quảng Ninh này nay, chiêu mộ nghĩa quân và liên kết với Đinh Gia Quế, người huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, lập căn cứ ở Bãi Sậy (quê Đinh Gia Quế) để chống Pháp. Cuối năm 1883, sau khi ký hiệp ước Harmand, vua Tự Đức ra lệnh bãi binh ở Bắc Kỳ, nhưng Nguyễn Thiện Thuật kháng chỉ và lên Hưng Hóa, Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích tiếp tục kháng chiến.

Năm 1884, thành Hưng Hóa thất thủ, ông tiếp tục rút lên thành Lạng Sơn phối hợp với Lã Xuân Oai, Tuần phủ Lạng Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) kháng Pháp, cho tới khi thành này thất thủ năm 1885, thì trốn sang Long Châu Trung Quốc.

Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật trở về Bãi Sậy, thay Đinh Gia Quế đã mất, lãnh đạo khởi nghĩa Cần Vương kháng Pháp. Do ông là viên quan tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương nhất ở Bắc kỳ, nên vua Hàm Nghi phong cho ông chức Bắc kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần, nhằm làm hạt nhân tập hợp quan lại tiến bộ và dân chúng ở Bắc kỳ để kháng Pháp. Nghĩa quân Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật đã áp dụng chiến thuật du kích, dựa vào sự ủng hộ của dân chúng, lúc ẩn lúc hiện, đánh úp đồn trại Pháp trên đường Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương, hay dựa vào địa thế sình lầy, lau sậy um tùm dễ tiến thoái của căn cứ, để chống Pháp càn quét vào Bãi Sậy.

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng ra khắp tỉnh Hưng Yên và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, liên kết được với một số lãnh tụ Cần Vương khác như Tạ Hiện [2] ở Thái Bình, Nam Định,... tạo thành cả một phong trào sâu rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, suốt những năm (1885-1889).

Năm 1888, Pháp cho Hoàng Cao Khải đem quân đàn áp. Tán Thuật trao quyền chỉ huy cho em trai là Nguyễn Thiện Kế và tuỳ tướng là Đốc Tít (Nguyễn Đức Mậu), rồi sang Trung Quốc tìm gặp Tôn Thất Thuyết bàn cách tăng viện, nhưng việc không thành. Ông mất vì bệnh ngày 25 tháng 5 năm 1926 và được an táng tại trên quả đồi thuộc hương Quan Kiều, ngoại vi thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bia mộ khắc dòng chữ "Việt Nam cách mạng. Cố tướng quân Nguyễn Công Thiện Thuật - Chi mộ". Vào năm 1990, việt kiều ở Trung Quốc đã di chuyển phần mộ Nguyễn Thiện Thuật từ đồi hương Quan Kiều về đồi hương Đại Lĩnh, phía nam thành phố Nam Ninh.

2.Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.(Hiện nay, tên Phan Đình Phùng được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều tỉnh thành trên khắp nước Việt Nam.)

3.Hoàng Hoa Thám (1858 – 10 tháng 2 năm 1913), còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913).

Năm 1962, nhà nghiên cứu Hoài Nam, trong một bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cho biết Đề Thám sinh năm 1846, trước khi cải từ họ Trương sang họ Hoàng, ông còn mang họ Đoàn. Kể từ đó, hầu hết các tài liệu viết về Đề Thám đều cho rằng ông gốc họ Trương, hồi bé tên Trương Văn Nghĩa, sau đổi thành Trương Văn Thám, quê ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (nay bao gồm một phàn ngoại thành Hà Nội, một phần các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và toàn tỉnh Vĩnh Phúc), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Cha ông là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, cha mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nông Văn Vân ở Sơn Tây.

Gần đây, Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm trong một bài viết công bố trên tạp chí Xưa và Nay' đã căn cứ vào Đại Nam thực lục'– Chính biên (Đệ nhị kỷ, các quyển CII, CXVIII, CXXIII, CLXII, CLXXIII, CLXXIV), Gia phả họ Bùi (Thái Bình) và Gia phả họ Đoàn(Dị Chế) cho biết Trương Thận (tức cha của Đề Thám) chỉ là biệt danh của một thủ lĩnh nông dân để nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tên chính là Đoàn Danh Lại, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bị anh em Bùi Duy Kỳ bắt giết đem nộp triều đình vào tháng 9 năm Bính Thân, Minh Mệnh thứ 17 (tháng 10 năm1836). Cũng theo Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm, Đoàn Danh Lại có hai con trai: con lớn tên là Đoàn Văn Lễ (sau cải là Trương Văn Leo, không rõ năm sinh), con thứ là Đoàn Văn Nghĩa (tức Trương Văn Nghĩa, tức Đề Thám sau này, sinh được mấy tháng thì bố mẹ bị giết hại). Luận điểm này được Khổng Đức Thiêm khẳng định lại trong tác phẩm Hoàng Hoa Thám (1836-1913)

(Bổ sung:

Ở Việt Nam rất nhiều thành phố như Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang có đường phố mang tên tên Hoàng Hoa Thám.

Tên đường phố Đề Thám cũng được đặt ở rất nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thái Bình, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cà Mau và một số địa danh khác)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023
Bài viết tham khảo:

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
loading...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt:

- Cầu tiến

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu… à Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến triển, tiến lên, bước tiến… à chỉ sự phát triển, tăng tiến.

Như vậy: Cầu tiến có nghĩa là cầu mong sự tiến bộ.

- Vị thế:

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị à Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế à hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

Như vậy: Vị thế có nghĩa là địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

- Viện dẫn:

+ Viện: Viện cớ, viện sức, viện trợ à nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn, dẫn đường à nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

Như vậy: Viện dẫn là dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó.

10 tháng 3 2021
answer-reply-imageGood luck~
12 tháng 9 2023

a. Biệt ngữ: gà

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “gà” trong câu không có nghĩa là con vật, một loại gia cầm. “Gà” trong câu trên được hiểu là người có năng khiếu, được ưu ái.

b. Biệt ngữ “tủ”

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “tủ” trong câu không có nghĩa là đồ dùng để đựng. “Tủ” trong câu trên được hiểu là học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi.

15 tháng 9 2023

- Em muốn tìm hiểu về họa sĩ vẽ minh họa cho cuốn sách

- Tác phẩm được vẽ minh hoạ bởi Garry Parkson, trong khi Christophe Galfard là người cộng tác với Stephen Hawking ở phần cốt truyện, tình tiết, hình ảnh khoa học trong cuốn sách này.

15 tháng 9 2023

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.