K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

Bat Trang pottery village

This is a traditional village that has long been famous for pottery, porcelain, ... in the suburbs of Hanoi. At 7:45 am the convoy starts. Not only the students but also the teachers are eager to get to the place quickly. Along the way the students chattering, occasionally excited to see the strange scene: Red River has two massive new horizontal crossing, green muddy hills with buffalos, grazing grass, ... Soon, the car came to Bat Trang. After concentrating on listening to the instructors, students queue up to visit the pottery. Fortunately for our teacher is to visit one of the rare pottery pottery left over in Bat Trang village. Here the pottery is burnt with charcoal. This type of furnace has existed for a long time, but according to the furnace owner said, fired in this type of furnace product quality will not be the same but the workers are very hard. So, nowadays, most of the village has switched to gas stoves. Handcrafted ceramic kiln consists of three storeys, about 9m high, surrounded by charcoal, firewood and even bags for storing.It is called a bag, but it is made from fireproof ground, shaped like a millstone. The furnace owner said that in order to get the product sold to the market, she must be baked for 3 days. Uncle also describe us the steps to make a ceramic product: kneading soil, molding, drying, painting, dipping enamel, burning, ... Listen is simple but at every stage requires the potter must be very clever, sometimes even to the level of sophistication.

3 tháng 5 2019

30+40=70km

Việt Trì trong trái tim em dk

7 tháng 4 2022

viết dấu có đc k ạ

22 tháng 12 2016

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây… Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu… Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi Thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Thành phố Hà Nội diện tích tự nhiên là 921 km2, dân số khoảng 3 triệu người. Sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thị xã: Sơn Tây. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là vùng đất có được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạo nên. Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ). Một số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu… Một đặc điểm nữa là Hà Nội – thành phố của cây xanh. Hầu hết các con đường của trung tâm Hà Nội đều được bao phủ bởi những hàng cây, cho nên không khí rất trong lành.

 

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt. Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010, Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ, người sáng lập ra triều đình nhà Lí đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La. Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chân thành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mới đổi tên là thành Thăng Long. Thăng Long là tên Thủ đô nước ta từ 1010 đến 1804. Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội. Như vậy là Thăng Long ***** Hà Nội đã có 1000 năm tuổi.

Nhận xét về địa thế của thành Đại La, vua Lí Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô: Thành Đại La… Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngồi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc ta và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu được xây dựng từ năm 1076, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mĩ nữ, gọi là Tử cấm Thành. Thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có 16 cửa ộ, thời Nguyễn còn 12 cửa và đến đầu thế kỉ XX chỉ còn 5 cửa là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Trong mấy năm trở lại đây, khu Hoàng Thành Thăng Long đã được khai quật và bảo vệ, chuẩn bị đón khách tham quan nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến Thủ đô, du khách sẽ thích thú, say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm được mệnh danh là chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố. Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Vào thế kỉ XV, quân xâm lược nhà Minh từ phương Bắc tràn sang cướp nước ta. Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn. Buổi đầu, lực lượng còn yếu, không thể địch nổi thế mạnh của kẻ thù. Long Quân đã ngầm cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nhờ vậy mà sau 10 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch quân cướp nước ra khỏi bờ cõi, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt. Lê Lợi lên ngôi vua. Nhân một buổi đẹp trời, nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai thần Kim Quy (Rùa Vàng) nổi lên đòi lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, thường gọi là hồ Gươm. Hồ Gươm với Tháp Rùa là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có hồ Tây, tên chữ là Dâm Đàm (đầm sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Vũ, đường Thanh Niên, làng hoa Nhật Tân, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Nghi Tàm… là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu, heo may se lạnh, ta ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông sóng gợn, quả là thú vị vô cùng! Giữa quảng trường Ba Đình lộng gió, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hoa cương xám, mang hình dáng một bông sen cách điệu, in bóng sừng sững lên nền trời mùa thu xanh biếc. Nơi đây, Bác Hồ – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, anh hùng cứu nước vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới… đời đời yên nghỉ. Hằng ngày, lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác – CON NGƯỜI tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỉ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng sôi nổi và đầy bão táp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đó không xa là chùa Một Cột, tên chữ là chùa Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu), được xây dựng từ năm 1049, thời vua Lí Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến. các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài hoa sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kì lạ để thờ Phật Bà Quan Âm. Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền thờ Hai Bà Trưng, đền Chèm, cụm di tích đền thờ Phù .Đổng Thiên vương, đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ vua Lê, vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê-nin, công viên nước Hồ Tây, các phố cổ, phố nghề (36 phố phường), chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, làng gốm Bát Tràng… tất cả đều nổi tiếng. Đất nước bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, dẫn đến sự đổi thay rõ rệt trong đời sống nhân dân và quy mô phật triển của các thành phố, đô thị. Sau khi Quốc hội thông qua quyết định mở rộng Thủ đô (tháng 7 năm 2008), thì Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên là 3.324,92 krrì2. Dân số là 6.448.837 người. Thủ đô Hà Nội giống như cậu bé làng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ kiêu hùng, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam, một quốc gia đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trước toàn thế giới.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
22 tháng 12 2016

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước. Không phải vì tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên mới có tình yêu Hà Nội đến cháy bỏng như vậy. Phải nói rằng bất kỳ ai đến Hà Nội một lần đều muốn gắn bó sâu nặng với Hà Nội giống tôi.

Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long đã có lịch sử ngàn năm văn hiến, theo đó có bề dày truyền thống văn hóa đáng tự hào. Có thể nói, lịch sự của Hà Nội gắn bó với những năm tháng lịch sử thăng trầm của Tổ quốc Việt Nam ta. Ngay từ thuở An Dương Vương lập nước Âu Lạc, nơi đây đã được chọn làm nơi đóng đô (thành Cổ Loa). Đến thời Ngô Quyền, thành Cổ Loa vẫn được tin tưởng giao trọng trách là nơi “tụ họp của bốn phương đất nước”. Đến thời vua Lí Công Uẩn, hiểu rõ vị thế linh thiêng của Hà Nội “có thể rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…” (“Chiếu dời đô”), nhà vua đã quyết định thiên kinh từ vùng đất Hoa Lư về nơi này.

Qua các giai đoạn lịch sử, mảnh đất linh thiêng của tổ quốc đã được thay tên vài lần, qua các triều đại: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Gắn bó với lịch sử thăng trầm của nước nhà, chính nơi đây đã diễn ra bao buổi thăng triều của những vị vua đời Lí – Trần – Lê, chính nơi đây đã diễn ra hội nghị Diên Hồng với lời hô “Đánh! Đánh!” quân Sát Thát đầy hào khí của các vị bô lão đời Trần, chính nơi đây chứng kiến cảnh phát triển rực rỡ của thời Lê sơ thịnh vượng… Có những thời kì nơi đây không phải kinh đô nhưng vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa thì không hề thay đổi. Đặc biệt, văn hóa Hà Nội là một nét tự hào không chỉ của riêng người đất kinh kì mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng làm giấy, chạm khảm, làm bánh cuốn, trồng rau… Hà Nội cũng nổi tiếng với vốn ẩm thực phong phú, đa dạng và tinh tế “Bánh cuốn Thanh Trì”, “Cá rô đầm Sét”, “Húng Láng”, “Phở”… Đặc biệt, trong cách sống, cách ăn, cách nói hàng ngày người Hà Nội cũng vô cùng thanh lịch:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Tình hình kinh tế xã hội phát triển Hà Nội nhiều lần được mở rộng về địa giới hành chính, những truyền thống lịch sử – văn hóa cũng theo đó mà phong phú, giàu có hơn lên.

Những di tích lịch sử – văn hóa của Hà Nội được coi là chứng nhân cho bề dày lịch sử – văn hóa vô cùng giàu có của Hà Nội. Mỗi tên địa danh lại gợi đến bao câu chuyện lịch sử, bao niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hóa. Loa Thành, Hồ Gươm, gò Đống Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột… Và đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi nổi tiếng với những cảnh đẹp khó quên.

Đến thăm Hà Nội, chúng ta không thể bỏ qua địa danh nổi tiếng của vùng đất này, đó là hồ Tây. Đến với những “phố nhỏ ngõ nhỏ” đã trở thành cảm hứng sáng tác vô tận cho họa sĩ Bùi Văn Phái. Đến với những con phố “Hà Nội mùa cây cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thơm nồng…” Hay đơn giản là đến với Hà Nội để bồi hồi đi dưới những chùm hoa sữa thơm nồng mà nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã gọi đó là “hương của mối tình đầu”…

Và dĩ nhiên, tôi yêu Hà Nội không chỉ bởi sự nổi tiếng, đẹp đẽ và nên thơ của nơi đây. Đơn giản bởi tôi đã biết yêu Hà Nội ngay từ thuở nhỏ. Từ tình yêu dành cho người mẹ tảo tần, vất vả, người cha vững vàng, rắn rỏi; những người hàng xóm cởi mở, chân tình; cho cả những hàng cây lao xao gió gọi. Và còn từ tình yêu, niềm thích thú say mê với những trò bắt dế, bắt ve, thả diều muôn thuở… Vậy đấy, tình yêu Hà Nội – tình yêu quê hương đã lớn dần trong tôi bắt đầu từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất. Mảnh đất Hà Nội đã gợi trong tôi biết bao niềm yêu mến và tự hào.

Tôi rất tự hào vì mình là người con Hà Nội để ngày ngày được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, được hòa mình vào bầu trời thu Hà Nội, được nghe hơi thở của đất trời và đặc biệt được sống bên cạnh những con ngưởi văn minh thanh lịch.

21 tháng 12 2018

- Em ko đồng ý vs suy nghĩ của Hoa

- Dù quê ta còn nghèo khó nhưng chúng ta vẫn phải có lòng tự hào về quê hương, mình là người con ở đó. Và để không còn cảm thấy tự ti, xấu hổ về quê mình thì chính Hoa hãy học hành thật giỏi, sau này trở về quê hương, xây dựng nơi đó ngày càng giàu đẹp hơn.

21 tháng 12 2018

MK KO BIET VI MK LA NG HOI MA HIHIok