K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

Đọc văn bản "Mưa" của Trần Đăng Khoa,SGK trang78-80 trả lời câu hỏi:

a)Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè

b)Sử dụng biện pháp gì?

- Bài thơ sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên

c)Đọc qua bài thơ trên em có nhận xét gì về thể thơ,cách ngắt nhịp.gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung(tả cảnh mưa rào ở làng quê)

- Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè

10 tháng 2 2018

Câu 1:

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa.

14 tháng 6 2019

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

5 tháng 4 2019

Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.

Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu cũng tới.

Giữa trưa, trời đang, nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xẻ rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh. Muôn nghìn cây mía lá như những lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ tổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao. Mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.

Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ ngoài cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa tuôn rào rào, tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ thi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi kiếm tìm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.

Cơn mưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Đồng ruộng, ao chuôm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm, như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng.

Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.

5 tháng 4 2019

Bạn gạch chân cho tớ câu nhìu chủ ngữ nha

Tớ k đây

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

17 tháng 6 2018

Bài thơ miêu tả cơn mưa ở vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ, vào mùa hạ

19 tháng 7 2017

Để miêu tả cơn mưa tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa

Những đặc sắc nghệ thuật cơ bản của bài thơ:

- Cách tạo không khí: Lúc sắp mưa, không khí rất khẩn trương. Không khí ấy được tạo nên bởi hoạt động của các loài vật (mối,gà,kiến), của cây cối (cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi) và của mây, gió. Khi trời mưa, cách miêu tả cũng rất sống động : âm thanh (ù ù, lộp bộp), tốc độ (rơi, rơi), kết quả (mù trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê).

- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Nghệ thuật này khiến cho cây cối, thiên nhiên cũng hoạt động như con người:

+ Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận

+ Cỏ gà rung tai - Nghe

+ Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc

+ Hàng bưởi - Bế lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc

+ Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười

Những hình ảnh nhân hóa này cho thấy khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ. Các sự vật, hiện tượng được nói đến đều chính xác nhưng hết sức ngộ nghĩnh. Đây là một trong những những nguyên nhân cốt yếu tạo nên sức hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu.

17 tháng 4 2016

 " Quê hương" 2 tiếng gọi thân thương ấy chắc có lẽ vô cùng thân thuộc vs mỗi con người từng sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Bởi lẽ ko những nơi đây là vùng chôn rau cắt rốn của họ mà còn là nơi lưu giữa bao kỉ vật của 1 thời thơ ấu như: con đò xưa, cây đa dầu làng,.....Trong số đó tôi ấn tượng nhất vẫn là cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở quê tôi.

    Lúc đầu, bầu trời nắng gắt. Những tia nắng chói chang lao xuống mắt đất như muốn nuốt chửng muôn loài vào cái nóng của mùa hè. Các loài cây như mất hết sức sống, ủ rủ đứng ở góc vườn. Đến cả các ao hồ đầy nước trước kia cũng bị lão Mặt Trời chén sạch.Rồi ko biết từ đâu, cả đàn mây lần lượt kéo đến che kín cả 1 góc trời.Sấm chớp vang dội khắp nơi. 1 cơn mưa chuẩn bị diễn ra.Các chú gà con lúc kia thấy còn bình thản ăn thức ăn mà bây giờ đã rối rít chạy tán loạn tìm chỗ ẩn nấp.Muôn loài thực vật đung đưa theo nhịp múa của gió.Rồi trời đã mưa, ngoài đường ai cũng chạy đi tìm cho mình 1 chỗ ẩn nấp, có những chỗ trước kia thấy rất ít khách mà bây giờ đã chật kín chỗ ngồi. Bà chủ quán vừa rót trà vừa thầm cười như muốn tạ ơn sự giúp sức của thiên nhiên đã khiến khách của quán nhiều hơn.Thỉnh thoảng thấy vài bóng người vẫn lao vun vút ngoài đường. Tiếng mưa rơi " lộp bộp" vang vọng đi khắp nơi.Từ xa nhìn lại, cứ ngỡ những hạt nước là những chiếc cung tên do các vị thần bắn xuống trần gian.Các cây cối giơ bàn tay ra đón nhận lấy ân huệ của thiên nhiên ban cho.Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng mấy chú cóc vang lên như 1 bản hợp ca ko lời trong cơn mưa.Xa xa, thấp thoáng bóng các bác nông dân đi làm về.Rời cơn mưa như đã tạnh hẳn, bầu trời quang đãng. Mấy chú chim mẹ lại tiếp tục đi kiếm mồi về cho con ăn. Mọi việc, mọi vật lại diễn ra đúng như quy luật của nó. Ngoài đường, người người đi lại tấp nập khác hẳn vs lúc mưa.Trên bầu trời xanh, dường như có ai đó đã bắc lên 1 chiếc cầu vồng nối 2 chân trời lại vs nhau.

    Trận mưa cho tôi cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu. Thế là những ngày oi bức vụt tan. Vừa nhìn bầu trời, tôi lại thầm cảm ơn cơn mưa đã ban lại sức sống cho muôn loài.

 

17 tháng 4 2016

Mỗi mùa đều có một đặc trưng riêng. Nếu mùa xuân là những cơn mưa bụi lất phất kéo dài, mùa đông tiết trời se lạnh với những cơn mưa hiếm hoi nhân lên cái lạnh thì mùa hạ là những cơn mưa rào bất chợt. Được nhìn ngắm những cơn mưa luôn đem đến cho mọi người cảm giác thật lạ, sảng khoái, dễ chịu. Đặc biệt là những cơn mưa mùa hè.

          Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang, làm cho không khí của mùa hè thêm oi ả, khó chịu. Ngồi trong nhà, mọi người chỉ mong sao có trận mưa thật lớn. Trong các công viên, những chú chuồn chuồn bay là là trên đầu ngọn cỏ. Đúng là “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”,  trời bỗng nhiên sầm sì, từ đâu, những đám mây lớn, đen kịt kéo đến. Ông mặt trời như trốn sau những đám mây. Gió thổi mạnh giật đùng đùng, mặc sức điên đảo, cuốn bụi cát bay mù mịt. Cây cối nghiêng ngả, tranh thủ rũ bỏ hết những chiếc lá già nua, xấu xí. Mấy chú chim sẻ cũng biến đi đâu mất hút. Trên đường, ai nấy đều hối hả, vội vàng  đi thật nhanh để tránh mưa. Ở các sân chơi, mấy em nhỏ cũng líu tíu  chạy vào dưới mái hiên, háo hức chờ mưa. Nhà nào nhà nấy đều vội đóng cửa kín mít. Em thì thật nhanh thu hộ mẹ quần áo ngoài ban công.

          Rồi mưa cũng đến. Lộp độp….Lộp độp. Chỉ trong phút chốc mà mưa đã tuôn rào rào. Mưa như trút. Mưa như xiên xuống, lao ra như hàng ngàn mũi tên trắng xoá. Màn mưa hệt một tấm màn trắng xoá càng ngày càng dày và mau hơn. Trên mái tôn, tiếng mưa như ai ném đá. Sấm nổ đì đùng, sét lóe sáng rạch ngang trời. Ngoài đường vắng tanh không một bóng người, thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe ô tô lao vun  vút trong màn mưa. Có mấy cái cây trong vườn ướt lướt thướt, như vẫy tay run rẩy. Trong nhà mọi người quây quần trò chuyện, anh mèo mướp trong nhà  giật mình vì tiếng sấm nhảy vội lên ghế sô pha. Nếu mưa mùa xuân giống như một cô gái nhẹ nhàng yếu đuối thì mưa mùa hạ quả là một chàng trai mạnh mẽ, cá tính. Một lát sau, sân ngập đầy nước.

           Sau một hồi vui chơi, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Trên các cửa cống, nước mưa đổ ào ào. Những đám mây trắng lũ lượt kéo về, chất lên tầng tầng, lớp lớp như có vẻ mừng vui, hoan hỉ lắm. Chim chóc cũng từng đàn bay về, ngân vang giai điệu rộn ràng của mùa hè. Cây cối như được tắm gội sạch sẽ, hiện rõ vẻ tươi mới, tràn đầy sức sống. Dường như trong không khí chỉ còn lại sự mát mẻ và tươi mới do cơn mưa đem đến. Ngoài đường, xe cộ tấp nập hẳn lên.

           Mưa mùa hạ chợt đến rồi chợt đi giống như một giấc mơ đẹp. Cảm ơn những cơn mưa đã ban tặng cho con người, cho thiên nhiên một sức sống mới và một niềm vui bất tận.

CẢM THỤ VĂN HỌCBài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăng(Trần Đăng Khoa)- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ...
Đọc tiếp

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được học
Bài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)
- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>
- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ
- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồng
thời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước
xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”
a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữ
thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

0
21 tháng 2 2018

b, Chủ đề:

- Hình ảnh trong thơ Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa, gợi lên cảm xúc trong trẻo, đáng yêu

- Bức tranh mùa xuân với màu sắc, âm thanh thiết tha, trìu mến, dịu dàng

- Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, của ước nguyện hòa nhập, dâng hiến chân thành

→ Người viết thuyết phục bằng cách phân tích, bình giảng, nhận định hình ảnh thơ, cảm hứng, giọng điệu, kết cấu