K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

Câu 1: Nếu hạt đậu xanh bị mọt ăn mất phần phôi của hạt thì hạt sẽ không nảy mầm. Vì phần phôi của hạt chứ lá mầm, thân mầm, rễ mầm và chồi mầm sau này sẽ phát triển thành các bộ phận của cây như rễ, thân, lá.

Câu 2: Người ta không dùng hạt lép để làm hạt giống.Vì: các hạt lép là những hạt bị mất phần chất dinh dưỡng. Khi đó sẽ không có chất dinh dưỡng cho hạt sử dụng để nảy mầm.

28 tháng 1 2018

Câu 1: + nếu hạt đậu xanh bị mọt ăn mất phần phôi của hạt thì hạt sẽ ko nảy mầm. Vì phần phôi của hạt chứ lá mầm, thân mầm, rễ mầm và chồi mầm sau này sẽ phát triển thành các bộ phận của cây như rễ, thân, lá

Câu 2: người ta ko dùng hạt lép để làm hạt giống vì: các hạt lép là những hạt bị mất phần chất dinh dưỡng. Khi đó sẽ ko có chất dinh dưỡng cho hạt sử dụng để nảy mầm.

29 tháng 4 2020

mình nghĩ sẽ ko nảy mầm

29 tháng 4 2020

hạt đậu không nảy mầm nha bạn

vì mặc dù đã có đầy đủ điều kiên bên ngoài nhưng điều kiên bên trog của nó đã bị hỏng nên ko dc nhé

CHÚC BẠN HỌC TỐT ! 

Bài 2: Dựa theo truyện Nâng niu từng hạt giống, trả lời câu hỏi:1. Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới. Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt...
Đọc tiếp

Bài 2: Dựa theo truyện Nâng niu từng hạt giống, trả lời câu hỏi:

1. Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống

 Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới.

 Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt giống thành hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ năm hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.

 Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

2. Trả lời câu hỏi:

a. Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

...................................................................................

b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?

................................................................................................

c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin mọi người hãy trả lời câu hỏi này. Tạm biệt mọi người!!!

5
18 tháng 2 2021

a,mười hạt thóc  giống quý , b,ông không muốn những  hạt giống quý nảy mầm rồi  chết vì giá rét , 

18 tháng 2 2021

tự giải

16 tháng 1 2019

 Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe 

  • Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).
6 tháng 3 2017

- Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.

- Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.

- Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.

- Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?

Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?

Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng cơ quan đó?

Câu 5:Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dụng và phong phú như ngày nay?

Câu 6:Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?

Câu 7:Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm dựa  vào những dấu hiệu nhận bên ngoài nào?

Câu 8:Hãy kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?

                           Chú ý :Câu hỏi của sinh học lớp 6                                 Mình chân thành cảm ơn !!!!!!!!!!!!

7
13 tháng 3 2016

Câu 1:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

Câu 2:

Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
 

Câu 3: 

Nước, nhiệt độ, không khí. 

Câu 4:

Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. 

Câu 5:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

-    Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

-    Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

-    Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-    Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-     Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Câu 6:

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Câu 7:

+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm,  Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)

Câu 8:

- Ngành tảo: chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con. 
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
- Ngành hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
- Ngành hạt kín: thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).

Câu 4:  Trả lời:

Cây xanh có hoa có 2 cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.

Cơ quan sinh dưỡng: Sinh dưỡng, phát triển.   ( Rễ, thân, lá)

Cơ quan sinh sản: Phân chia, sinh sản.      (Hoa, quả, hạt)

8 tháng 8 2023

Vì hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế dẫn đến hạt mất khả năng nảy mầm.

18 tháng 7 2019

- Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.

- Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp

Câu 1. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông?A. 2B. 1C. 3D. 4Câu 2. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh?A. Bao phấnB. NoãnC. Bầu nhuỵD. Vòi nhuỵCâu 3. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành gì?A. hạt chứa noãn.B. noãn chứa phôi.C. quả chứa hạt.D. phôi chứa hợp tử.Câu 4. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp...
Đọc tiếp

Câu 1. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 2. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh?
A. Bao phấn
B. Noãn
C. Bầu nhuỵ
D. Vòi nhuỵ
Câu 3. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành gì?
A. hạt chứa noãn.
B. noãn chứa phôi.
C. quả chứa hạt.
D. phôi chứa hợp tử.
Câu 4. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh
dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là gì?
A. phôi.
B. hợp tử.
C. noãn.
D. hạt.
Câu 5. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điềm vào chỗ trống trong cây sau:
“Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ,
trương lên và nảy mầm thành ....”
A. chỉ nhị.
B. bao phấn.
C. ống phấn.

D. túi phôi.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
Câu 7. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 8. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm
B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm
D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và
sâu bệnh?
A. Vì những hạt này nảy mầm tốt dù gặp bất kỳ điểu kiện sâu bệnh hoặc thời tiết không
thuận lợi
B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động
bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây
là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này
có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
D. vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa
chức năng của các cơ quan.
Câu 11. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây?
1. Hạt
2. Rễ
3. Thân
4. Lá
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Câu 12. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng?
A. Hạt
B. Lông hút
C. Bó mạch
D. Chóp rễ
Câu 13. Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?
A. Rong mơ
B. Tảo xoắn
C. Tảo nâu
D. Tảo đỏ
Câu 14. Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào?
A. Rau diếp biển
B. Tảo tiểu cầu
C. Tảo sừng hươu
D. Rong mơ
Câu 15. Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?

A. Tảo sừng hươu
B. Tảo xoắn
C. Tảo silic
D. Tảo vòng
Câu 16. Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp” ?
A. Vì chúng không có khả năng quang hợp
B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào
C. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự.
D. Vì chúng sống trong môi trường nước.
Câu 17. Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ?
A. Rau diếp biển
B. Rong mơ
C. Tảo xoắn
D. Tảo vòng
Câu 18. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Cấu tạo đơn bào
B. Chưa có rễ chính thức
C. Không có khả năng hút nước
D. Thân đã có mạch dẫn
Câu 19. Rêu thường sống ở
A. môi trường nước.
B. nơi ẩm ướt.
C. nơi khô hạn.
D. môi trường không khí.
Câu 20. Ở cây rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây?
A. Rễ giả
B. Thân
C. Hoa
D. Lá

Câu 21. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Rêu có mạch dẫn và phân nhánh
B. Rêu có rễ chính thức
C. Rêu có hoa
D. Thân rêu chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh
Câu 22. Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào sau đây?
A. Bãi cát dọc bờ biển
B. Chân tường rào ẩm
C. Trên sa mạc khô nóng
D. Trên những ghềnh đá cao
Câu 23. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm
A. hồ dán.
B. thức ăn cho con người.
C. thuốc.
D. phân bón.
Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Thân có mạch dẫn
C. Có lá thật sự
D. Chưa có rễ chính thức
Câu 25. Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì?
A. Hoa
B. Túi bào tử
C. Quả
D. Nón

4
12 tháng 4 2020

môn sinh nha bn, nhưng bn phải đăng câu hỏi trên bingbe.com

12 tháng 4 2020

- Đây là môn sinh.

- Bạn có thể hỏi trên bingbe hoặc h, đăng nhập vẫn là nick của bạn.

- Tk cho mình nha !

- #Chúc học tốt !