K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2018

Các nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới với nhịp độ tăng hằng năm từ 5% đến 10%. Với những thành tựu đáng kích lệ đó, ASEAN đang từng bước hoàn thành mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, hướng tới một khu vực năng động bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn mà một trong số đó là thực trạng về khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển hơn, gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin và Thái-lan (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV). Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Về lâu dài, sự khác biệt về thu nhập, trình độ phát triển cũng ảnh hưởng đến những ưu tiên chính sách của mỗi thành viên. Chênh lệch khoảng cách thể hiện trên nhiều phương diện, tập trung ở một số khía cạnh như sau:

Về thu nhập, thu nhập đầu người của các nước ASEAN có sự tương phản rất sâu sắc. Mức thu nhập bình quân đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 của Bru-nây, Xin-ga-po đạt xấp xỉ 50 nghìn USD. Ðây là nhóm nước có mức thu nhập bình quân đầu người không chỉ cao nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh với một số quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp 50 lần so với Mi-an-ma (1.100 USD) - nước nghèo nhất khu vực. Ma-lai-xi-a, Thái-lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với CLMV nhưng cũng chỉ bằng một phần ba của Xin-ga-po hay Bru-nây.

Quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các nước ASEAN cũng có sự khác biệt và chênh lệch rất lớn. Trong khi Tổng GDP của In-đô-nê-xi-a đạt 546 tỷ USD, của Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po cũng đạt trên dưới 200 tỷ USD thì những nền kinh tế như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia chỉ đạt từ 5 đến 18 tỷ USD, thấp hơn 80 - 90 lần so với các thành viên khác.

Về thương mại, Xin-ga-po là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị giá 516 tỷ USD - chiếm 33,5% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN. Tiếp đến là Thái-lan chiếm 18,6%, Ma-lai-xi-a chiếm 18,3%. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ba nước Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia chỉ đạt 2,2%.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng cũng thể hiện rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa ASEAN-6 và các nước CLMV... Từ năm 2007, Xin-ga-po và Thái-lan đã có hệ thống đường trải nhựa với tỷ lệ gần như 100%, Ma-lai-xi-a 78%. Còn ở các nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam thì đến năm 2009 tỷ lệ vẫn chỉ trên 20%. Nhóm CLMV cũng thiếu kết cấu hạ tầng "mềm" (công nghệ thông tin, viễn thông và hệ thống ITC) - điều kiện tối cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Với nhận thức rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực, ASEAN đã thật sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển. Ðiều này được thực hiện trên cả cấp độ quốc gia và khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN đã được đề cập như một nội dung ưu tiên. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI), IAI tập trung hỗ trợ các nước CLMV trên hai lĩnh vực chính là thúc đẩy việc triển khai các chương trình, dự án tiểu vùng và khuyến khích các nước đối tác của ASEAN tham gia, tài trợ cho các dự án về đầu tư, thương mại. Các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ cũng tích cực hỗ trợ các dự án IAI. Ðến nay, đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ. Các dự án đã đem lại kết quả cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước này xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.

Các hoạt động trong khuôn khổ IAI cũng được thực hiện qua sự hỗ trợ của các nước ASEAN-6 dành riêng cho CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP). Nội dung của Chương trình này là các nước ASEAN-6 đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong một số sản phẩm. Trên thực tế, từ năm 2010, việc giảm thuế xuống 0% đối với 99% số dòng thuế của các nước ASEAN-6 cũng cho thấy AISP đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật.

Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu như thành công đó được xây dựng bằng chính nỗ lực của các nước CLMV. Là nhóm nước kém phát triển hơn trong ASEAN, các nước CLMV cần có một hướng đi hợp lý, rõ ràng và tích cực. Ðiều quan trọng nhất CLMV phải chú trọng đúng mức tới Lộ trình hội nhập của khu vực, đặc biệt là thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thúc đẩy hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử dụng một cách hợp lý các chính sách kinh tế vĩ mô. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ nhất sắp tới, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, thu hẹp khoảng cách phát triển là một trong những nội dung chính sẽ được bốn nước thảo luận, đánh giá để tìm kiếm một giải pháp chung hiệu quả nhất, từng bước đưa CLMV sánh ngang cùng các quốc gia trong khu vực và thế giới.

24 tháng 3 2022

D

24 tháng 3 2022

D

23 tháng 12 2021

B

23 tháng 1 2019

- Đối với cá nhân: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện,..

- Đối với gia đình: Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hóa… để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

- Đối với xã hội:

   + Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giảm bớt tình trạng đói nghèo,..

   + Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

   + Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của xã hội, đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.

   + Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

   + Đối với nước ta, phát triển kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

27 tháng 3 2019

Chọn đáp án B

Trong lịch sử, các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục, tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.

18 tháng 1 2017

Chọn đáp án B

Trong lịch sử, các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục, tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.

1 tháng 4 2017

- Đối với cá nhân: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện,..

- Đối với gia đình: Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hóa… để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

- Đối với xã hội:

+ Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giảm bớt tình trạng đói nghèo,..

+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

+ Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của xã hội, đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đối với nước ta, phát triển kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.


QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;

+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;

+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.