K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2018

sorry các bn hơi lỗi một tí , cạnh cột " Các lớp da " bị trống là cột " Thành phần cấu tạo các lớp da " nha

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của da. Từ đó, nắm được chức năng của mỗi lớp cấu tạo đó.

Lời giải chi tiết

a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:

 

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

Lớp biểu bì

Chức năng bảo vệ

Lớp bì

Chức năng xúc giác, bài tiết

Lớp mỡ dưới da

Chức năng cách nhiệt, bảo vệ

 b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da 

Lớp cấu tạo

Một số bộ phận

Lớp biểu bì

Thân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục

Lớp bì

Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi

Lớp mỡ dưới da

Tế bào mỡ

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

Lớp biểu bì

 

Có chức năng bảo vệ.

Lớp bì

Có chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.

Lớp mỡ dưới da

Có chức năng cách nhiệt và bảo vệ.

- Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

 Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

Tầng sừng.

- Đặc điểm:

+ Nằm ở ngoài cùng của da.

+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

Vì vậy, vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

 Lớp tế bào sống.

  - Đặc điểm:

+ Nằm dưới lớp sừng.

+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.

+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau.

b. Lớp bì

- Đặc điểm:

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

c. Lớp mỡ dưới da

- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Chức năng của da

Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau như:

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

Da có cấu tạo gồm mấy lớp?

- Da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da

Đặc điểm mỗi lớp?

Lớp biểu bì:

- Tầng sừng: Ở ngoài cùng, gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra 

- Tầng tế bào sống: gồm các tế bào sống. Có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da 

Lớp bì:

- Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt

- Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu

- Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác

Lớp mỡ dưới da:

- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt

Chức năng của da?

- Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường

- Nhận biết các kích thích của môi trường

- Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt 

30 tháng 3 2021

_Lớp mỡ dưới da có vai trò là: chống mất nhiệt, có tác dụng như là lớp đệm cho da

Những đặc điểm cấu tạo của da thực hiện chức năng đó là:

+ Bài tiết: tuyến mồ hôi

+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể: mạch máu, lớp mỡ

+ Cảm xúc/ cảm giác: tiếp nhận kích thích từ môi trường nhờ cơ quan thụ cảm

30 tháng 3 2021

– Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

10 tháng 3 2022

Tham khảo: Cấu trúc da. Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Cấu trúc da. Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì  mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang  các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

13 tháng 7 2019

Cấu tạo của da:

- Lớp biểu bì:

   + Tầng sừng

   + Tầng tế bào sống

- Lớp bì:

   + Thụ quan

   + Tuyến nhờn

   + Cơ co chân lông

   + Lông và bao lông

   + Tuyến mồ hôi

   + Dây thần kinh

   + Mạch máu

- Lớp mỡ dưới da

   + Lớp mỡ

 

15 tháng 4 2022

refer

1. Cấu tạo:

Da có cấu tạo gồm 3 lớp:

-Lớp biểu bì:

+Tầng sừng

+Tầng tế bào sống

+thụ quan

+Tuyến nhờn

-Lớp bì:

+Cơ co chân lông

+Lông và bao lông

+Tuyến mồ hôi

+Dây thần kinh

+Mạch máu

-Lớp mỡ dưới da:

+Lớp mỡ

2.Các hình thức rèn luyện da:

-Cơ thể là 1 khối thống nhất rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da

*Các hình thức rèn luyện da:

+Tấm nắng buổi sáng lúc 8 đến 9 giờ

+Tập chạy buổi sáng

+Tham gia chơi thể thao buổi chiều

+Xoa bóp da

+Lao động chân tay vừa sức

*Nguyên tắc rèn luyện;

+Phải rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng

+Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người

+Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương

C1: Bài tiết là gì ?C2: Nêu các thành phần cấu tạo của bài tiết nước tiểu ?C3: Nêu cấu tạo của da ?C4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?C5: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh ?C6: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việt bày tiết trú do cơ quan nào đảm nhận ? Nếu quá trình bày tiết bị trì trệ thì cơ thể sẽ như thế nào ?C7: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? Vì sao...
Đọc tiếp

C1: Bài tiết là gì ?

C2: Nêu các thành phần cấu tạo của bài tiết nước tiểu ?

C3: Nêu cấu tạo của da ?

C4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?

C5: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh ?

C6: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việt bày tiết trú do cơ quan nào đảm nhận ? Nếu quá trình bày tiết bị trì trệ thì cơ thể sẽ như thế nào ?

C7: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? Vì sao lại có phản ứng này ?

C8: Theo em sản phẩm phụ của da ( tóc và lông mày ) có tác dụng gì ?

C9: Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh dinh dưỡng ?

C10: Giải thích nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi thận ?

C11: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

C12: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

C13: Giải thích vì sao mùa đông da thường tái và sởn gai ốc ?

C14: Giải thích vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn ?

C15: Theo em có nên sử dụng kem phấn hoặc dùng bút chì kẻ đô, hay nhổ bỏ long mày không ?

C16: Tại sao khi bị tổn thương ở não trái thì các cơ quan bên phải bị ảnh hưởng và ngược lại ?

C17: Vì sao màu da ở người thường khác nhau ?

 

1
9 tháng 5 2023

C1: Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng các chất độc hại và một số chất dư thừa do đưa vào cơ thể quá liều lượng.

C2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.

- Thận có 2 quả, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

+ Cầu thận: thực chất là một búi mao mạch dày đặc;

+ Nang cầu thận: thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận;

+ Các ống thận.

C3 da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế.

C4: Cấu tạo nơron: gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục, trên sợi trục có bao miêlin, tận cùng sợi trục có cúc xinap.

- Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

C5: Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

 

 Đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng :

+ Da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ da da trước tác động cơ học và ánh sáng mặt trời

+ Da có cấu tọa gồm các cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích thích từ môi trường từ đó theo dây thần kinh hướng tâm về trung tâm phân tích ở hệ thần kinh trung ương

+ Da có tuyến mồ hôi ở lớp bì  và tuyến bã giúp da thực hiện chức năng bài tiết mồ hôi , chất bã

+ Da có mạch máu dưới da dầy đặc , lớp mỡ dưới da và tuyến mồ hôi nên da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ

* Phải thường xuyên giữ gìn da sạch tránh xây xát vì da có chứng năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn , tác động cơ học và ánh sáng , nếu da bọ xây sát các loài vi khuẩn sẽ theo vết thương xâm nhập vào cơ thể gây bệnh 

Tham khảo:

Da là một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng… Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.

 Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ. - Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết: + Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhậnCâu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thậnCâu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?

Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận

Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận

Câu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ phận nào?

Câu 5: Phân biệt bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và thần kinh sinh dưỡng

Câu 6: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị sốc nhiều?

Câu 7: Giải thích vì sao người say rượu lại có biểu hiện chân nam chân đá chiêu?

2

$Câu$ $1$

 Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

- Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

b. Lớp bì

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

c. Lớp mỡ dưới da

Chức năng 

- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

(Nội dung bài học của hoc24.vn) 

Da điều hòa thân nhiệt 

- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở các tầng lớp của da.

- Với mùa hè nóng mao mạch dưới da giãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi \(\Rightarrow\) Để hạ thân nhiệt.

- Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co \(\Rightarrow\) Giảm sự thoát mồ hôi giữ ấm cơ thể.

Tác dụng của lớp mỡ dưới da 

- Có vai trò cách nhiệt và là nơi bảo vệ xương khỏi sự va đập mạnh.

- Là nơi lưu thông mạch máu dưới da.

$Câu$ $2$

- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​ hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

(Nội dung bài học của hoc24.vn)

Sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận.

- Phổi thải khí \(CO_2\)

- Thận bài tiết nước tiểu.

- Da thì thải ra mồ hôi.