K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

c) Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh trai. -Đọc lướt phần văn bản từ đàu đến '' có vẻ vui lắm ''. Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh khi thấy anh gái thích vẽ. ... -Đọc lướt phần văn bản từ ''Nhưng mọi bí mật'' đến '' nhận giải''.Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh khi thấy tài năng của em gái được phát hiện và khẳng định: ... -...
Đọc tiếp

c) Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh trai.
-Đọc lướt phần văn bản từ đàu đến '' có vẻ vui lắm ''. Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh khi thấy anh gái thích vẽ.
...
-Đọc lướt phần văn bản từ ''Nhưng mọi bí mật'' đến '' nhận giải''.Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh khi thấy tài năng của em gái được phát hiện và khẳng định:
...

- vì sao người anh lại có sự thay đổi tâm trạng như trên? Em đã từng gặp tâm trạng như vậy ở gia đình hay ở lớp học của mình chưa? Hãy chia sẻ cùng bạn.

(2)Tâm trạng của người anh sau khi phát hiện ra bức tranh đoạt giải của em gái:

Bức tranh đoạt giải Nhất của cô em gái là bất ngờ lớn đối với người anh trai. Nhân vật ''tôi'' - người kể chuyện đứng trước bức tranh như đứng trước một tấm gương để nhận ra bản thân mình, phát hiện ra bao điều tốt đẹp của những người thân yêu mà từng có lúc vì tự ti, mặc cảm, ghen tị người anh đã không nhận thấy.

Cùng khám phá sự thay đổi tâm trạng đầy ý nghĩa ấy theo những gợi dẫn trong phiếu học tập sau:

Hướng dẫn hoàn thành sơ đồ:

- Ghi lại phần văn bản miêu tả về bức tranh '' Anh trai tôi''.

- Ghi lại vắn tắt tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh (hành động, cảm giác ban đầu, sau đó, lời tự hỏi mình, ánh mắt, suy nghĩ thầm trong đầu, điều muốn nói...)

- Ghi lại những điều em cho là nhân vật người anh tự nhận thấy về bản thân và về người em gái khi đứng trước bức tranh.

- Từ sự tự nhận thức của người anh em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống nếu em là một người có tài năng hoặc khi em chứng kiến tài năng của người khác? Ghi lại vắn tắt bài học đó.

Xem lại Phiếu học tập đã hoàn thành và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh

d) Hãy viết 3-5 dòng để tổng kết phần đọc hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi theo các gợi ý sau :

-Nhân vật nào trong truyện đã tự nhận ra phần hạn chế của bản thân ? Nhờ vào điều gì mà nhân vật biết tự nhìn lại chính mình như vậy ?

-Truyện đã lựa chọn ngôi kể thành công như thế nào để biểu đạt tâm trạng nhân vật ?

0
24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

*Hoàn cảnh sống:

- Là một họa sĩ nghèo.

- Bị bệnh sưng phổi nặng.

→ Cuộc sống nghèo túng, bệnh tật.

*Diễn biến tâm trạng của Giôn - xi.

- Lúc đầu:

+ Có ý nghĩ: khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân lìa cành thì cũng là lúc cô chết đi.

→ Tâm trạng: buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bất lực chờ cái chết.

- Sau đó:

+ Khi nhìn chiếc lá cuối cùng thì tâm trạng phấn chấn, khao khát trở lại với sự sống.

→  Giôn - xi đã chiến thắng bệnh tật, là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết.

→ Góp phần hoàn thiện bức tranh tình thương giữa con người với con người.


 

11 tháng 3 2020

Bài làm:

a,Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

Khi tài năng của em gái được phát hiện:

Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?

b,

 Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :

- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.

- Anh cảm thấy ghen tị với em.

Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em

c,

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.


Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

học tốt

a)

- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.

-  Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.

-  Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.

-  Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.

b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.

c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái:  "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.

Chúc bạn học tốt !

 

19 tháng 10 2018

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Tôi đi học" đã được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.Câu bị động: in đậm.
17 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

Phần I: Đọc- Hiểu (2,0 điểm)          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc- Hiểu (2,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

 - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

 Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

-       Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

 Câu 1:  Khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy đã làm gì?  (0, 25 điểm)

Câu 2:  Hãy chỉ ra một trạng ngữ  có trong văn bản trên ( 0, 25 điểm)

Câu 3: Hãy nêu nội dung chính của văn bản. ( 0, 5 điểm)

            Câu 4: Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? ( 1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ( 5- 7 câu) về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh, trong đó có dùng ít nhất một phép liệt kê. Hãy gạch dưới phép liệt kê đó.  ( 3,0 điểm).

Mình cần gấp giúp mình với

1
20 tháng 4 2022

Câu 1:Người thầy đã:

-Im lặng lắng nghe

-Đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ

câu 2:

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ

TN:Một lần

Câu 3:ND:Ai cũng có thể gặp phải  những có khăn trong cuộc sống "với  những  tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích."

Câu 4:

Bài học:Trong cuộc sống có rất nhiều những thử thách khó khăn,vất vả nhưng đừng vì thế mà chúng ta nản chí ,bỏ cuộc giữa chừng.Như thế là chúng ta sẽ tự biến cuộc sống của mình "trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích."

 
30 tháng 7 2019

Chọn a