K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.

Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

Thời trước người ta coi trọng bốn vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới thường được gọi là Bốn trấn (bốn trọng trấn), gồm có: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong thì che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài thì làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.

Do địa thế mà từ xa xưa lúc nào Sơn Tây cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây còn là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước.

Năm 1469, trấn sở Sơn Tây đóng ở làng La Phẩm tổng Thanh Lãng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên.

Đến thời Lê Cảnh Hưng, trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc Đường Lâm)

Năm 1822, vua Minh Mạng cho xây thành theo kiến trúc Vauban, nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâmHà Nội khoảng 42 km

Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 tháng 12 năm 1883.

Ngày 16 tháng 5 năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di tích thành Sơn Tây và giao trường Viễn Đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch sử trung ương Pháp) quản lý.

Ngày 26 tháng 5 năm 1946, sau khi thăm Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt và nói chuyện với đồng bào ở thành cổ Sơn Tây.

Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây.

Ngày 15 tháng 10 năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định 2757QĐ/BT công nhận đây là Di tích lịch sử và kiến trúc.

Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).

Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông. Vị trí thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08'11,11" - 21°08'28,76" vĩ bắc và 105°30'07,49" - 105°30'26,48" kinh đông.

Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32).

Cửa Hậu

Cửa Hậu là cửa phía Bắc lệch Đông, hướng ra Sông Hồng theo con đường của phố Lê Lợi. Trước đây các cây cầu bắc qua hào đều bố trí vào vị trí của tháp và lệch với vị trí cổng thành để có lợi cho việc phòng thủ. Năm 1883 khi quân Pháp tấn công thành Cửa Hậu bị hư hại nặng. được Charles Edouard Hocquard mô tả lại trong hồi ký như sau: ... Với bức trán tường có những vành bằng tre, những phiến đá đen rêu phủ bị những mảnh pháo và những viên đạn rạch nát, cái cửa này có dáng oai nghiêm và dễ sợ của một người lính gác già bị tùng xẻo đến chết ở đây.

Trước năm 1995, cổng này vẫn còn giữ được nguyên thủy như những năm 1883; 1884 và có một cây đa đẹp nhất khu thành cổ. Thật tiếc là sau đó đã bị chặt bỏ để xây một cổng thành mới không phù hợp với không gian cổ xưa.

Cửa Tiền

Cửa Tiền là cổng phía Nam của thành Sơn Tây, nó hơi lệch về phía tây, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay. Cây cầu bằng gạch bắc qua hào nước không được bố trí ngay trước cửa ra vào mà được xây dựng vào khoảng giữa tháp. Sau khi chiếm được thành, người Pháp đã cho mở một cửa mới ở ngay trước cầu để tiện đi lại, nhưng cổng cũ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Cửa Hữu

Cửa Hữu, là cửa phía Tây lệch bắc, hướng ra trường phổ thông trung học Sơn Tây, nhà thi đấu Sơn Tây, phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong trậnPháp đánh thành Sơn Tây (1883), Cửa Hữu đã bị đại bác của quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Sau khi chiếm được thành, người Pháp cho xây lại để ngăn cản quân Cờ Đen tấn công trở lại.

Cửa Tả Cửa Tả tháng 4 năm 1884 (người chụp đứng trên cầu) Cảnh bờ hào thành cổ, vị trí thời xưa từng là cửa Tả (cổng phía đông) của thành.

Cửa Tả, là cổng thành phía Đông lệch nam của thành cổ Sơn Tây, nhìn ra chợ Nghệ, bưu điện Sơn Tây, (phố Phùng Khắc Khoan). Cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước người ta chuyển chợ Nghệ vào họp tạm ở trong thành cổ, một chiếc cầu tạm được dựng lên. Có lẽ để tiện việc đi lại người ta đã phá hủy chiếc cổng này, nên hiện nay không còn.

Thành nội

Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai chái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.

24 tháng 2 2022

Bài 3:

\(\dfrac{a}{b}>\dfrac{c}{d}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{a}{b}.b>\dfrac{c}{d}.b\)

\(\Leftrightarrow a>\dfrac{bc}{d}\)

\(\Leftrightarrow ad>\dfrac{bc}{d}.d\)

\(\Leftrightarrow ad>bc\) (điều này đúng do giả thiết và \(b,d>0\))

24 tháng 2 2022

em cảm ơn anh ạ

 

30 tháng 11 2021

Tham Khảo :

Con người thông minh thì làm việc gì cũng dễ dàng vì họ nghĩ ra các phương pháp tốt và hiệu quả nhất để giải quyết những đề đó. Người thông minh nếu có nhân cách và đạo đức tốt thì sẽ trở thành những nhân tố giúp đất nước phát triển. Dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện nói về người thông minh nhưng câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là câu chuyện "Em bé thông minh" sau đây tôi xin kể lại câu chuyện.

Ngày ấy, đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, ở bên ngoài kia bọn giặc nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Nhà vua lo lắng cho đất nước cho muôn dân thiên hạ nên đã cử một viên quan đi khắp đất nước để tìm người tài. Viên quan ấy đã đi khắp nơi, đến nhiều chỗ, gặp qua rất nhiều người và ra những câu hỏi hóc búa nhưng ông vẫn không tìm được người nào cả.

Một hôm ông đi qua một cánh đồng thấy hai cha con nọ đang đi cày ruộng ông đứng lại hỏi "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" đây là một câu hỏi khó bởi nào có ai đếm lại xem mình đã cày bao nhiêu đường, người cha loay hoay không biết trả lời làm sao thì đứa con đã của người nông dân kia đã hỏi ngược lại: Con sẽ trả lời câu hỏi của ngài nếu ngài cho con biết chính xác một ngày đường ngựa của quan đi được bao nhiêu bước? Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì sửng sốt ông ngạc nhiên với tài năng của cậu bé ông nghĩ đây nhất định là thiên tài rồi và ông liền hỏi lại tên địa chỉ quê quán rồi về tâu lại với nhà vua.

Về đến cung ông đã kể lại chuyện này cho nhà vua nghe và ông khẳng định với nhà vua đây chính là nhân tài của đất nước. Nghe thấy viên quan khẳng định chắc nịch như thế vua mừng lắm, nhưng ông vẫn muốn thử tài năng của cậu bé nữa để xác minh lại. Vua liền hạ chỉ ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và yêu cầu dân làng phải dùng số gạo ấy để nuôi trâu, một năm sau ba con trâu ấy phải đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội". Thấy thế dân làng ai nấy đều lo lắng lắm vì trâu đực là sao mà đẻ được con, dân làng đã họp bàn rất nhiều lần nhưng vẫn không tìm được giải pháp. Cậu bé nghe được chuyện này liền thưa với cha: Cha ơi, đây chẳng phải lộc vua ban ư? cha hãy nói với dân làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người cùng ăn. Còn lại một trâu và thúng gạo cha xin làng bán để lấy lộ phí cho hai cha con ta vào cung. Nghe lời con nói người cha ra đình làng nói với làng cả làng sửng sốt nhưng không tìm được giải pháp nào nên đánh chấp nhận.

Ngày hôm sau, hai cha con bắt đầu lên đường để vào kinh, khi đã đến cổng vua, cậu bé bảo cha đứng ngoài đợi còn mình thì lẻn vào sân vua để khóc. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc nhà vua liền sai lính ra đưa cậu bé vào hỏi "Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?" Nghe thấy vua hỏi cậu bé liền nói: "Thưa đức vua, sự tình là như vậy, mẹ con mất từ sớm mà cha thì mãi không chịu đẻ thêm em bé để cùng chơi đùa với con. Dám mong nhà vua hạ lệnh để cha con đẻ em cho con chơi". Vua nghe xong liền bật cười và nói: " Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha chứ cha ngươi là đàn ông thì sao mà đẻ được" cậu bé nghe thấy thế liền đáp lại "Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!"

Trước cách ứng xử nhạy bén của cậu bé cả vua và chiều thần đều trầm trồ khen ngợi. Nhà vua chưa dừng ở đó ông vẫn muốn thử cậu bé thêm lần nữa. Hôm sau khi hai cha con đang ngồi ăn cơm thì sứ giả đến ông ta mang theo một con chim sẻ và bảo cậu làm ra ba mâm cỗ đầy. Em bé ngồi nghĩ một lúc và cậu đưa cho sứ giả một cây kim và bảo mang cây kim này đi rèn thành một con dao để sẻ chim.

Sứ giả về tâu với nhà vua và vua rất vui mừng vì đã tìm ra nhân tài liền ban thưởng cho hai cha con họ.

Nước láng giềng đang lăm le xâm lược nước ta nhưng chúng vẫn chưa hành động vì sợ nước ta có nhân tài nên chúng đã gửi sứ giả sang để thám thính. Sứ thần mang lên một vỏ ốc dài và một sợi dây đố dùng sợi dây xuyên qua ruột ốc. Câu hỏi của nước bạn của thật rất khó, các bá quan trong triều thử hết mọi cách nhưng không làm được. Không tìm được cách nhà vua liền sai sứ giả trở về quê cậu bé xem tìm được cách nào không đến nơi sứ giả trình bày câu chuyện cho cậu bé nghe và cậu bé bật cười và hát :

Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...

Và em bé bảo cứ làm theo cách đấy là được. Viên sứ giả vội về tâu với nhà vua cả triều đình vui sướng sứ giả nước láng giềng thán phục. Nhà vua đã phong cho em bé là trạng nguyên đưa vào cung để tiện hỏi han.

Nước ta từ xưa đến nay có rất nhiều người tài giỏi họ thông minh bẩm sinh nhưng cũng nhờ chăm chỉ học hỏi. Là thế hệ trẻ của tổ quốc chúng ta cần chăm chỉ học tập rèn luyện cố gắng trở thành người có ích cho đất nước.

30 tháng 11 2021

Bạn đoán sem :v

a: Khi x=2 thì (1) sẽ là:

4-2(m+2)+m+1=0

=>m+5-2m-4=0

=>1-m=0

=>m=1

x1+x2=m+1=3

=>x2=3-2=1

b: Δ=(m+2)^2-4(m+1)

=m^2+4m+4-4m-4=m^2>=0

=>Phương trình luôn có hai nghiệm

P=(x1+x2)^2-4x1x1+3x1x2

=(x1+x2)^2-x1x2

=(m+2)^2-m-1

=m^2+4m+4-m-1

=m^2+3m+3

=(m+3/2)^2+3/4>=3/4

Dấu = xảy ra khi m=-3/2

18 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đối với mỗi người dân Việt Nam thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

Yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

18 tháng 2 2022

tk:

undefined

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
14 tháng 12 2022

Em có thể viết đoạn văn dựa vào một vài gợi ý sau:

- Thiên nhiên là gì?

- Lợi ích của thiên nhiên: Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình...

- Vì sao phải bảo vệ thiên nhiên?

+ Chúng cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển về mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại.
+ Chúng tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

8.31:

a: Xét ΔABD có AM/AB=AQ/AD

nên MQ//BD và MQ=BD/2

Xét ΔCBD có CN/CB=CP/CD

nên NP//BD và NP=BD/2

=>MQ//NP và MQ=NP

XétΔBAC có BM/BA=BN/BC

nên MN//AC

=>MN vuông góc BD

=>MN vuông góc MQ

Xét tứ giác MNPQ có

MQ//NP

MQ=NP

góc NMQ=90 độ

=>MNPQ là hình chữ nhật

=>M,N,P,Q cùng nằm trên 1 đường tròn