K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.


Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.



12 tháng 1 2018

Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu:

"Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?"

Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình.

Đất Nước – hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình?

Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con mười với nơi “chôn nhau cắt rốn", với manh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự dao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc.

Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến.

Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt.

Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông – một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất tước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Mệt Nam:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
(Thu điếu)

Nếu chỉ thuần tuý là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phác được bức hoạ thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này:

Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ
Bầy sáo đen xà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Chiều xuân)

Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước – một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên.

Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỉ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc… Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền… Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác… Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước:

Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.
(Đất Nước- Nguyền Khoa Điềm)

Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống "Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân". Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lù xâm lãng hung hãn nhất.

Đất nước hoà bình, "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng… Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lí, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,,, các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.

Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia…

Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kì to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống.

Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.

Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: "Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay.

Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn – đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" – lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỉ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.



9 tháng 4 2020

1.

Quê hương em nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Chính bởi được tạo nên bởi phù sa bồi đắp nên thuận tiện cho tưới tiêu gieo trồng. Nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất cả nước.  Mỗi vụ lúa chín, cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái. Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.  Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

2.

Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.

3.

nh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

    Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

    Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

    Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 Đề bài 1: ''Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.

 Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.''

Câu ca dao trên nói về cảnh đẹp quê hương có đầm sen, và quê tôi cũng có... Quê tôi là một mảnh đất nông thôn giản dị, đầy tự nhiên như bao vùng quê khác. Nhưng với tôi, quê hương luôn quen thuộc và đầy thương nhớ. Một ngày nọ, trở về quê hương, niềm cảm xúc mong nhớ ấy lại rung động trong trái tim tôi. Tôi nhớ những đầm sen đầy nước , đầy hoa, nhớ những ngôi trường cùng tiếng trống vang xa, nhớ lại giọng nói quê mình, nhớ lại từng hình ảnh, từng con sông, nhớ cả tiếng hót trong trẻo, ấm áp của chú chim đầu ngõ, nhớ từng cánh đồng bao la bát ngát, nhớ lại mọi cảm xúc ngây thơ trong sáng hồn nhiên của mình thời còn trẻ, còn dại. Ánh mặt trời dìu dịu của buổi chiều tàn rọi vào tán lá. Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt tôi. Đôi chân tôi dính chặt vào đất, nó như không muốn trở về thành phố, muốn đắm chìm trong bầu không khí mát mẻ mà ấm áp này mãi mãi...  

Đề 2 và đề 3 ko làm.

13 tháng 1 2018

Từ xưa đến nay, mỗi khi những câu ca dao vang lên, mỗi chúng ta đều cảm thấy từng câu, từng chữ len lỏi, thổi hồn vào trái tim ta. Có thể nói, nhờ vào những câu ca dao, tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người được hình thành, bồi đắp và lớn lên theo từng năm tháng. Những câu ca dao quen thuộc mang đến cho ta bao cảm xúc, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa lắng đọng lại càng sâu sắc.

Tình yêu quê hương được khắc lại trên mọi nẻo đường khắp miền tổ quốc, từ những cái nghiên mực, cái cuốc cái cày, từ ruộng đồng bao la đến những danh lam thắng cảnh thiên nhiên, những di tích lịch sử văn hóa của đất nước. Các địa điểm lịch sử được đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc, tinh tế với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền quê hương. Bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây tình yêu ấy đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, bền chặt và hòa cũng sự trôi chảy của dòng thời gian.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Người ta nhắc đến từ “rủ nhau” chỉ khi giữa họ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, có chung mối quan tâm và có ý muốn cùng nhau làm việc gì đó. Bài ca là sự gợi nhắc đến các địa danh như Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút. Tất cả đã gợi rủ cho ta về một nơi – hồ Gươm, thắng cảnh thiên nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội, đồng thời đó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, biếu tượng của Hà Nội từ rất lâu đời trước cho đến tận bây giờ. Nhắc đến hồ Gươm ta lại nhớ đến truyền thuyết về Sự tích hồ Gươm, kết hợp cùng với thủ pháp “gợi” đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng, vừa thơ mộng của thiên nhiên vừa thiêng liêng nơi đền chùa. Địa danh đó không chỉ gợi niềm tự hào to lớn về truyền thống lịch sử của thủ đô mà còn là lời nhắc nhở khéo léo các thế hệ sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…

Cảnh đẹp xứ Huế trong bài ca dao thứ ba được khắc họa rõ nét qua những sắc màu tươi tắn, nên thơ như trong tranh vẽ “tranh họa đồ”-vẻ đẹp huyền diệu như chỉ có trong bức tranh hư ảo. Bức tranh xứ Huế hội tụ cả nét thoáng đạt, lại vừa gần gũi vừa thân quen. “Ai vô xứ Huế” là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, nhưng cũng là một lời mời chào niềm nở có hàm ý tự hào về cảnh đẹp nơi quê hương xứ Huế và ham muốn chia sẻ giới thiệu nó với tất cả mọi người trên mọi miền tổ quốc.

Cánh đồng là hình ảnh thân thuộc, đặc trưng và rất phổ biến trong các bài ca dao Việt Nam bởi nó là biểu tượng của đất nước, của con người khi nước ta đa phần làm nông nghiệp. Bài thơ thứ tư đã gợi ra hình ảnh cánh đồng lúa chín mênh mông, gợi cảm giác về không gian rộng lớn bát ngát và tràn đầy sức sống với một màu vàng óng. Xuất hiện hình ảnh người con gái nhỏ bé giữa cánh đồng nhưng không hề bị nhấn chìm trong cảnh quan rộng lớn ấy mà nổi bật và sáng rõ lên như một vẻ đẹp được kết tinh từ sắc trời hương đất.

Nếu có thể ví ca dao về tình yêu quê hương đất nước với thứ gì đó cụ thể, không hề trừu tượng, xin ví với người mẹ. Bởi lẽ chúng ta được sinh ra trong đất nước này, thứ đầu tiên ta nhìn thấy là ánh sáng trên đất quê hương. Từng câu ca dao ru ta vào giấc ngủ, bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn ta như bàn tay người mẹ. Khi ta chết đi, thân xác ta lại trở về với đất mẹ. Bởi vậy mà tình yêu quê hương đất nước luôn tồn tại trong mỗi con người. Chúng ta hãy trân trọng nó, nâng niu và phát huy hết mức có thể để tình yêu quê hương đất nước luôn đong đầy.

13 tháng 1 2018

Nếu ca dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,... Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau. Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp : Ở đâu có chín từng mây Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng? Chùa nào mủ lại ở hang Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?... Cô gái đáp : Trên trời có chín từng mây Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng Chùa Hương Tích thì lại ở hang Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không... Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo. Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau... Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng... mộng và... thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá. Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam. Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình... Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ : Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Hoặc : Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ: Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh, em đứng một mình cũng xinh. Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ: Một ngày hai buổi cơm đèn Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng. Hoặc : - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân em như hạt mưa sa... Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao "Đứng bên ni đồng..." theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ "thân em" nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị. Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình "Thân em như chẽn lúa đòng đòng...". Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì... khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ "thân em", "phất phơ" vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. "Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây"... Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa. Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...

17 tháng 5 2018

de cuong on tap a ?

18 tháng 5 2018

ko bạn ak chỉ là bài thu hoạch cuối năm thôi

24 tháng 11 2016

Tham khảo nhé!!!

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

26 tháng 11 2016

Câu 1:hãy viết 1 đoạn văn (8-10 câu) tả về tình cảm đối với cô, thầy giáo trong đo có 5 quan hệ từ

Câu 2:viết 1 đoạn văn (8-10) tả về tinh yêu quê hương trong đó có chứa 5 từ hán việt văn lớp

giúp mình vs, mk đang cần gấp

25 tháng 11 2021

tham khảo

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

25 tháng 11 2021

1 con chim non bay xa gặp 1 con gà

4 tháng 12 2021

BẠN tham khảo

 

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.