K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Các bạn biết đấy , trong cuộc sống của chúng ta , tất nhiên ai cũng 1 lần cảm thấy mình bị coi như tù nhân . Và tôi cũng vậy , ko chỉ 1 lần mà là rất nhiều lần rồi , nhưng tôi ko nản chí mà vẫn tiến về phía trước . Sâu đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe 1 vài câu chuyện . Tôi vốn sinh ra tại 1 gia đình có danh giá : ông bà tôi làm nhân viên cán bộ nhà nước đã về hưu , bố mẹ tôi là giáo viên , hiệu trưởng của trường cấp III , vì tek mà tôi lại càng phải tiếp thu lại cái danh giá ấy . Khi mới 5 tuổi , đ/v các bạn nhỏ thì là đk đi chơi , nhảy múa . Nhưng tôi thì khác , hằng ngày tôi phải tập đọc , tập viết , học tiếng anh ; đến tối ko đk nghỉ ngơi , tôi phải học đánh đàn piano . Áp lực đó cứ theo tôi đến hết năm cấp I . Và rồi khi bước chân vào năm cấp II , học và làm quen với những người bạn mới , tôi thấy ghen tị với họ vì ngày nghỉ họ đk đi chơi , đk làm những việc mk thik , tôi ao ước có 1 cuộc sống như họ . Rồi đến 1 ngày , tôi đánh bạo đến trước mặt mẹ xin phép đk nghỉ 1 ngày CN để đi chơi với bạn , nhưng rồi tôi nhận đk : 1 lời mắng . Hai hàng nước mắt rơi trên má , tôi bất lực chạy ào lên phòng . Đến tối , bạn bè tôi ráo riết gọi điện hỏi thăm tôi , tôi nhận đk rất nhiều lời động viên , và tôi quyết định sẽ xin lại 1 lần nữa . Sáng hôm CN , tôi chậm rãi lại gần bàn ăn , vừa ăn đk vài miếng thì tôi cất tiếng : '' Thưa ba , mẹ ! Con biết điều con sắp nói ra sẽ làm cho bố mẹ giận , nhưng con vẫn phải nói . Con muốn đk như các bạn cùng trang lứa , con muốn đk vui chơi . Con đã làm mất đi 6 năm tuổi thơ của con để vùi đầu vào học , con ko muốn nững năm tháng còn lại sẽ lại mất đi . Chẳng lẽ con sẽ ko bao giờ có 1 tuổi thơ vui vẻ như các bạn '' . Nói đến đây , tôi lại khóc . Bố mẹ tôi trầm ngâm hồi lâu , và rồi bố mẹ đã đồng ý , bố mẹ đã cắt hết buổi học đàn buổi học thêm của tôi . Tôi vui sướng ôm chầm lấy bố mẹ , lâu vội nước mắt tôi chạy lên phòng thay đồ và cùng đi chơi với các bạn .

Hàn Nhi vẫn nhớ cái quá khứ ác quỷ đó à , là mk thì mk quên từ lâu rồi . Nhưng chính tối hôm thứ 7 đó , mk là người an ủi Hàn Nhi đầu tiên

10 tháng 1 2019

Dường như có ai đã nói rằng cuộc sống chính là cuộc chơi cờ , bạn như một con cờ và phải chiến đấu , phải sống hết mình để không bị loại ra khỏi cuộc sống tranh đua khốc liệt này. Cuộc sống cho tôi nhiều niềm vui , niềm bài học quý giá nhưng nó cũng để lại cho tôi cảm giác ngột ngạt , tù túng , cảm giác cô đơn , khó lòng vượt qua giống như con hổ bị nhốt trong vườn bách thú vậy...

Tôi cũng như bạn , trong cuộc sống , có thành công thì tất sẽ óc ganh đua .Nó làm tôi mệt nhọc , cảm giác thật chán chường , vô cảm với mọi thứ xung quanh.Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng vậy , nó bị điêu khiển , bị áp chế tự do , phải làm những trò tiêu khiển mà nó không thích...Cảm giác được tự do , được đi dây đi đó làm những điều mà mình thích thật tuyệt.Cuộc sống là vậy, bạn phải biết cách vượt qua nó , đó cũng là thử thách của bạn . Bạn không cần phải quá áp lực vì một điều gì hay cái gì đó , sống là làm những điều bạn thích theo những cách bạn yêu . Đừng quá bó buộc và tự ti về bản thân , bạn cứ sống thật tự nhiên và thoải mái vì bạn là chính bạn . Hiện trạng một số người trẻ tuổi ở nhiều nước phát triển lớn như Nhât Bản , họ bị áp lực về cuộc sống mà dẫn đến một hiện trạng tàn nhẫn là tự kết liễu bản thân mình . ..

Bạn sống cho bạn chứ không phải cho người khác vì vậy hãy đừng cảm thấy cuộc sống này thật tù túng và ngột ngạt vì nó là một quãng đường rộng lớn và đầy rãy những điều thú vị mà bạn sẽ timg hiểu trong tương lai.Hãy tự tin là chính bạn.

2 tháng 2 2023

Linh cập nhật đưa 4 câu thơ đó lên luôn nhe.

21 tháng 3 2020

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.

Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".

Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.

5 tháng 5 2021

hơi dài vì đây là đoạn văn không phải bài văn

24 tháng 3 2020

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

15 tháng 4 2021

undefined

24 tháng 3 2020

* Giản dị là một điều gì đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích. Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.

*Ý nghĩa:Giản dị giúp con người hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Biết yêu thương con người hơn và biết quý trọng mọi người hơn.

Tham khảo

20 tháng 3 2023

Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức: “Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ. *Câu nghi vấn: Ôi! niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! *Câu cảm thán: Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay?

Bạn tham khảo nhé

3 tháng 5 2022

Cuộc sống của con người rất ngắn ngủi, chúng ta ai cũng chỉ có một vòng tuần hoàn của riêng mình. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng quãng thời gian đó và sống thật có ích. Hãy yêu thương và chia sẻ, ta sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc. Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Ngoài ra, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Nhưng chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này sẽ không có được tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ của người khác. Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, chúng ta hãy sống trọn vẹn yêu thương, hết mình với con đường mình đã chọn để sau này không có gì phải hối tiếc.

3 tháng 5 2022

cj viết hay quá chị ah! đúng là chị hgs chuyên văn =))))