K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mik ghi lun đáp án nhé

Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .

b/ Ý nghĩa:

Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .
Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm .
Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .
Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?

a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

a/ Yêu thương con người:

Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

b/ Biểu hiện:

Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
Biết tha thứ, có lòng vị tha.
Biết hi sinh.
c/ Ý nghĩa:

Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

a/ Tôn sư trọng đạo:

Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?

a/ Đoàn kết tương trợ:

Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.

Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?

a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?

a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

b/ Ý nghĩa:

Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định.
Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.

Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.

b. Chúng ta:

Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?

* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.

25 tháng 10 2019

Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .

b/ Ý nghĩa:

  • Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .
  • Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm .
  • Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .
  • Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
  • Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...

Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?

a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

  • Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
  • Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

a/ Yêu thương con người:

Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

b/ Biểu hiện:

  • Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
  • Biết tha thứ, có lòng vị tha.
  • Biết hi sinh.

c/ Ý nghĩa:

  • Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
  • Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

a/ Tôn sư trọng đạo:

  • Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
  • Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo

b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

  • Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
  • Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.

Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?

a/ Đoàn kết tương trợ:

  • Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
  • Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.

b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.

  • Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
  • Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...

Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?

a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?

a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

b/ Ý nghĩa:

  • Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
  • Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định.

Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.

Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.

b. Chúng ta:

  • Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
  • Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.

Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?

* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.

14 tháng 11 2016

p đã ôn kì 1 r sao Trần Thị Thanh Tâm

15 tháng 11 2016

cũng k hẳn là như zậy

 

6 tháng 5 2019

còn lâu

6 tháng 5 2019

Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?

Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí Liên hợp quốc và vào thời gian nào?

Nội dung của bản Liên hợp quốc? ( 4 nhóm quyền cơ bản)

Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập?

Ý nghĩa của việc học tập? ( tầm quan trọng)

Trách nhiệm của nhà nước, gia đình?

Công dân là gì? Quốc tịch là gì? Quyền và nghĩa vụ của công dân với đất nước? Nêu các trường hợp có quyền là công dân Việt Nam? Việt kiều là gì?

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Biện pháp tránh gây tai nạn giao thông? Các loại biển báo giao thông? Quy định về đường đi ( có trong SGK).

Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng...? Ý nghĩa (có trong SGK)

Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi nào là xâm phạm về chỗ ở? Tình huống: Khi bị người khác xâm phạm về chỗ ở, em sẽ làm gì?

Quyền đảm bảo an toàn thư tín... là gì? Ví dụ về hành vi vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín...?

Chúc bạn thi học kì II thật tốt nha! 

Nhanh lên nha ! Tớ đg cần gấp

3 tháng 1 2020

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất

1/ Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:

a. Sáng nào em cũng tập thể dục

b. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh

c. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ

d. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ

2/ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

a. Xem ti vi thường xuyên .

b. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

c. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

d. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

3/ Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là:

a. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi

b. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà

c. Gặp bài tập khó thì em không làm

d. Em không bao giờ trực nhật

4/ Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

a. Kiến tha lâu đầy tổ.

b. Con nhà lính tính nhà quan.

c. Cơm thừa, gạo thiếu.

d. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

5/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

a. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.

b. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.

c. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.

d. Hậu thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

6/ Câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm là:

a. Vung tay quá trán

b. Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ

c. Góp gió thành bão

d. Ăn cây nào rào cây ấy

7/ Hành vi thể hiện tính lễ độ là:

a. Nói trống không

b. Ngắt lời người khác

c. Đi xin phép, về chào hỏi

d. Nói leo trong giờ học

8/ Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

a. Thường xuyên rèn luyện.

b. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.

c. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

d. Nói leo, ngắt lời người khác .

9/ Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

a. Đi xe đạp hàng ba.

b. Đọc báo trong giờ học.

c. Đi học đúng giờ .

d. Đá bóng dưới lòng đường.

10/ Việc làm thể hiện sự biết ơn là:

a. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

b. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

c. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

d. Em thích bẻ cây xanh trong trường

11/ Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

a. Có công mài sắt có ngày nên kim.

b. Tôn sư trọng đạo.

c. Kính thầy yêu bạn.

d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

12/ Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

a. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

b. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

c. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

d. Không tham gia hoạt động của lớp

13/ Hành vi thể hiện tính lịch sự, tế nhị là:

a. Nói trống không/ Ăn nói thô tục

b. Quát mắng người khác

c. Nói năng nhẹ nhàng.

14/ Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

a. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

b. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

c. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.

d. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

15/ Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

a. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

b. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

c. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

d. Chăm chỉ học để tiến bộ.

16/ Hành vi không biểu hiện đức tính tiết kiệm:

a. Không tắt điện trong lớp học trước khi ra về.

b. Không ăn quà vặt, để dành tiền bỏ ống heo

c. Cắt giấy còn thừa, đóng tập làm vở nháp

d. Thu gom giấy vụn, nhôm nhựa để bán làm kế hoạch nhỏ.

17/ Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn:

a. Trên kính, dưới nhường

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Ăn cây nào rào cây ấy

d. Lá lành đùm lá rách

18/ Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây:

a. Thời gian

b. Công sức

c. Của cải vật chất

d. Lời nói

19/ Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ:

a. Cơ cực hơn vì không dám ăn.

b. Không mua sắm thêm được gì cho gia đình.

c. Tích lũy được của cải cho gia đình.

d. Trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.

20/ Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?

a. Luôn đi học muộn.

b. Xem tài liệu khi kiểm tra.

c. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.

d. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.

21/ Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?

a. Bạn Hùng chỉ thắt khăn quàng khi vào lớp còn khi ra khỏi lớp là cất ngay.

b. Cường thường xuyên làm bài tập và học bài trước khi lên lớp.

c. Hoa thường hay đọc truyện tranh trong giờ học.

d. Bạn Nam thường nghỉ học mà không viết đơn xin phép.

22/ Sống chan hòa là:

a. Sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng.

b. Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích.

c. Sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện.

d. Thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội.

23/ Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

a. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.

b. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc.

c. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.

d. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

24/ Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:

a. Tiết kiệm.

b. Tôn trọng kỉ luật.

c. Lễ độ.

d. Biết ơn.

25/ Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

a. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

b. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

c. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

d. Học để có bạn cùng chơi.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao học sinh phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

- Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn.

- Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.

- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui vẽ.

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao cần phải có tính siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

- Siêng năng kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Câu 3: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên đức tính siêng năng kiên trì?

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Cần cù bù thông minh.

- Miệng nói tay làm.

Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói lên đức tính Tiết Kiệm?

- Tích tiểu thành đại.

- Ăn phải dành có phải kiệm.

- Ăn chắc mặc bền.

- Ăn có chừng dừng có mực.

Câu 5: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Thực hành tiết kiệm :

+ Ăn mặc giản dị.

+ Tận dụng đồ củ để sử dụng.

+ Tắt điện, khoá nước khi không sử dụng.

+ Thu gom giấy vụn.

Câu 6: Lễ độ là gì? Vì sao cần phải Lễ độ?

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 7: Biểu hiện của lễ độ là gì?

- Biết cám ơn, xin lỗi.

- Chào hỏi, thưa gửi.

- Vâng lời.

- Đi thưa về trình.

- Đưa nhận bằng hai tay.

- Ăn nói nhẹ nhàng.

Câu 8: Tôn trọng Kỉ luật là gì?

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,…

- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.

- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.

Câu 9: Biểu hiện tính Tôn Trọng kỉ Luật của học sinh là gì?

- Tôn trọng nội quy của trường, lớp như đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ.

- Nơi công cộng: không đi trên cỏ, không chơi lửa, tôn trọng luật giao thông …

- Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình.

Câu 10: Biết ơn là gì? Biết ơn tạo ra mối quan hệ như thế nào đối với mọi người? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói lên lòng biết ơn? Ví dụ.

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đở mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

- Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Tục ngữ:

Uống nước nhớ nguồn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Ví dụ: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

Câu 11: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?

- Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật

- Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì:

+ Thiên nhiên rất cân thiết cho cuộc sống của con người.

+ Thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện, điều kiện để sinh sống.

+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe dọa (xảy ra lũ lụt, hạn hán…)

Câu 12: Những hành động nào biểu hiện sống chan hòa với mọi người?

- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích: Thể dục thể thao, văn nghệ, đố vui, vệ sinh trường, lớp.

- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Câu 13: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?

Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Câu 14: Mỗi học sinh cần có ước mơ gì và để đạt được ước mơ đó các em đã làm gì?

- Mỗi người cần có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.

Câu 15: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

- Mục đích học tập của học sinh: Là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra:

+ Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Đ

1 tháng 5 2022

Lớp mấy ạ ?

6 tháng 3 2022

5 Cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sét.

+ Tạm trú vào những nơi an toàn.

+ Không ra ngoài vào những ngày mưa dông , lốc , sét

+ Tắt hết tất cả các thiết bị điện khi gặp mưa dông , lốc , sét 

+ Không đụng vào nơi bị hở điện , sét sẽ đánh vào những nơi như vậy , lúc mà em không để ý, không may chạm vào thì sẽ bị thương hoặc tử vong .

+ Không đứng dưới gốc cây , cột điện ,... sẽ bị sét truyền điện và đánh

+........……
=> Chỉ là 5 cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sấm.Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những cách nữa thì chat riêng với mình nhé :))

 

6 tháng 3 2022

Tham khảo:
+ Ở trong nhà.

+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học 

+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.

+ Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau

+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa gắt điện

6 tháng 3 2022

1. Không bơi ở nơi cấm bơi hay chỗ nước sâu

2. Nên mặc phao bơi hoặc dụng cụ hỗ trợ khi bơi

3.1. Đối với trẻ em thì nên đi cùng với người lớn

3.2. Nên học bơi trước khi bơi ở những khu vực có nước

Đề nghị a ghi rõ Tham khảo ạ!

29 tháng 10 2017

....

30 tháng 10 2017

mk làm rồi , nhưng bọn mk làm luôn vào đề , cô giáo thu oy