K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

1 Dấu chấm:

-kí hiệu (.)

-Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài

2 Dấu chấm hỏi,

-kí hiệu ( ?)

-Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)

3 Dấu chấm lửng,

-kí hiệu (…) Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.

-Dấu chấm lửng dùng để :

+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.

+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.

+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.

+ Để chỉ rằng lời dẫn trự tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]

+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).

4 Dấu chấm phẩy, kí hiệu ( ;) Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới ( ;)

-dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu : + Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.

+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.

+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.

5 Dấu chấm than,

-kí hiệu ( !)

-Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.

6 Dấu gạch ngang,

-kí hiệu (-) Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-),

-dùng để: + Phân biệt phần chêm, xen.

+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.

+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.

+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.

+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.

+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối. 7 Dấu hai chấm,

-kí hiệu (:) Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia ( :)

-dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.

8 Dấu ngoặc đơn,

-kí hiệu ( )

-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

9 Dấu ngoặc kép,

-kí hiệu (‘’ ‘’)

-Dấu ngoặc kép dùng để : + Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.

10 Dấu phẩy,

-kí hiệu (,)

-Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau : + Tách các phần cùng loại của câu.

+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.

+Tách thành phần biệt lập của câu.

+Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi).

+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.

18 tháng 1 2019
STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi giữa những người lính chiến.

Hình ảnh giản dị, chân thực

Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Từ hình tượng những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa rõ nét hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng, tếu táo, dũng cảm.

Chất liệu hiện thực sinh động

Giọng khỏe khoắn, tươi vui.

3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Tự do Bức tranh rộng lớn về thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh người lao động hăng say đánh cá thể hiện niềm say mê, hứng khởi của tác giả trước thời đại mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, huyền ảo được sáng tạo liên tưởng, mang âm điệu khỏe khoắn, tươi vui
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tự do Những kỉ niệm cảm động về tình bà cháu qua hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.

- Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng.

- Ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm

5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Tự do Hình ảnh người mẹ Tà- ôi thương con, yêu nước. Tinh thần chiến đấu quật cường. - Âm hưởng khúc hát ru ngọt ngào, nghĩa tình
6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh vầng trăng, gợi nhắc người lính nhớ về quá khứ. Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình, thủy chung.

Hình ảnh có tính biểu tượng

- Ngôn ngữ chọn lọc, gợi hình gợi cảm

7 Viếng lăng bác Viễn Phương 191976 Tám chữ Niềm xúc động, biết ơn khi được tới lăng viếng Bác

Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng

- Giọng thiệu tha thiết, trầm buồn

8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Khát vọng được sống, cống hiến, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước Bài thơ giàu chất nhạc, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức biểu cảm, có tính ẩn dụ
9 Con cò Chế Lan Viên 1962 Tự do Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp được thể hiện qua hình tượng con cò Vận dụng sáng tạo hình ảnh của ca dao, điệu ru vào trong thơ
10 Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con người cha muốn con ghi nhớ cội nguồn sinh dưỡng của mình, và lấy quê hương làm điểm tựa tinh thần, sống kiên cường Lời thơ mộc mạc chân thực, hình ảnh có tính biểu tượng
11 Sang thu Hữu Thỉnh 1973 Năm chữ Khoảnh khắc giao mùa rõ rệt. Sự biến chuyển này được tác giả gợi lên bằng cảm nhận tinh tế. Hình ảnh thiên nhiên đất trời sang thu đẹp, ấn tượng, giàu sức biểu cảm.
12 Mây và sóng R. Ta-go 1909 Tự do Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
4 tháng 1 2019
STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung
1 Làng Kim Lân 1948 Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, tinh thần kháng chiến bất diệt
2 Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Truyện ngợi ca vẻ đẹp của người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le, cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà, ở khu căn cứ. Truyện ngợi ca tình cha con thắm thiết trong kháng chiến
4 Bến quê Nguyễn Minh Châu In trong tập Bến quê ( 1985) Qua những xúc cảm và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ lúc ở cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương
5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh nhiên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm của thế hệ thanh niên thời kì kháng chiến chống Mĩ
4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thành tựu

Nhận xét

Tư tưởng

Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc

Nho giáo đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì thịnh trị, nhưng cũng chính nho giáo kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật. 

Văn học, sử học

Đỉnh cao có thơ Đường, tiểu thuyết thời Minh-Thanh. 

Các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Tốn Sử, Minh Sử,...

Các thành tựu văn-sử học của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Để lại giá trị cao đến tận ngày nay. 

Nghệ thuật

Phong phú và đa dạng. Tiêu biểu như: Tử Cấm Thành, Vạn lí trường thành, tượng Phật, các tác phẩm thư pháp, tranh thủy mặc

Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều công trình, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. 

28 tháng 2 2022

Tham khảo đê

Mật độ (người/km2)Vùng phân bố chủ yếu

- Dưới 1

- Từ 1 – 10

- Từ 11 – 50

- Từ 51 – 100

- Trên 100

Bán đảo Alaxca và phía Bắc Canađa

Khu vực hệ thống Cooc-đi-e

Một dải hẹp ven Thái Bình Dương

Đông Nam, phía Nam và ven vịnh Caliphoocnia

Đông Bắc Hoa Kì

17 tháng 8 2018
STT Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1 Con Rồng cháu Tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ Tổ tiên của người Việt đùm bọc, đoàn kết dân tộc Việt.
2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu Người sáng tạo ra bánh chưng bánh giầy- đề cao thành tựu nông nghiệp, óc sáng tạo, giá trị của lao động.
3 Thánh Gióng Gióng Người anh hùng dẹp tan giặc Ân- ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh: tinh thần đoàn kết chống bão lũ của cộng đồng. Thủy Tinh: bão lũ, thiên tai.
5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Anh hùng giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhân nghĩa, khát vọng độc lập.
6 Sọ Dừa Sọ Dừa Phẩm chất, tài năng dưới vẻ ngoài dị dạng- giá trị chân chính của con người, tình thương với người bất hạnh.
7 Thạch Sanh Thạch Sanh Dũng sĩ diệt ác cứu người, ước mơ đạo đức, công lí, nhân văn.
8 Em bé thông minh Em bé thông minh Người thông minh, đề cao giá trị con người.
9 Cây bút thần Mã Lương Người vừa có tài vừa có đức- đề cao công bằng xã hội, đề cao nghệ thuật chân chính.
10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Ông lão đánh cá, mụ vợ Phê phán, chê trách những kẻ ác độc, tham lam. Chân lí ở hiền gặp lành.
11 Ếch ngồi đáy giếng ếch Ngu ngốc, tự mãn, thiếu hiểu biết- cần nâng cao hiểu biết.
12 Thầy bói xem voi Năm ông thầy bói Sự phiến diện, thiếu hiểu biết, nhìn nhận lệch lạc.
13 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Phê phán sự thiếu đoàn kết. Cá nhân không thể sống tách biệt với tập thể.
14 Treo biển Chủ cửa hàng Sự thiếu chính kiến, thiếu kinh nghiệm sống, không tự chủ được bản thân.
15 Con hổ có nghĩa Con hổ, bà đỡ Trần Loài vật có nghĩa- đề cao ân nghĩa, lòng biết ơn trong đạo làm người.
16 Mẹ hiền dạy con Mẹ Mạnh Tử Tình thương con của một người mẹ hiền, cách dạy con nghiêm khắc, đúng đắn. Cho con môi trường sống tốt, dạy con đạo làm người.
17 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Thầy Tuệ Tĩnh Thầy thuốc tận tâm, có nhân cách, trọng nghĩa tín.
18 Dế Mèn phiêu lưu kí Dế Mèn Nhân vật trẻ tuổi có vẻ đẹp ngoại hình nhưng kiêu căng, tự phụ.
19 Bức tranh của em Nhân vật tôi Nhân vật người anh đầy ghen tị, hạn chế về tính cách, nhưng biết hối lỗi .
20 Buổi học cuối cùng Phrang Người thầy yêu nước tha thiết qua việc yêu dân tộc.
8 tháng 10 2023

Tham khảo:

Điền số vào bảng: 446 92 69 227

Biểu đồ; 205 322 69 52 227

16 tháng 1 2017

a, Văn học dân gian:

- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm

- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh

- Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới

- Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng

- Ca dao- dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm

- Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội

- Sân khấu: Chèo- Quan Âm Thị Kính

b, Văn học trung đại

- Truyện, kí: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí

- Thơ Trung đại: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn; Sau phút chia li, Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà

- Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên

- Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học

c, Văn học hiện đại

- Truyện, kí:

   + Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà, Bến quê; Những ngôi sao xa xôi

   + Kí: Cô Tô, Lao xao

- Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi

- Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, con cò, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…

- Kịch: Thuế máu, tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới

- Văn nghị luận, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta

- Kịch: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới