K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Bỉ Ngạn hoa khai khai bỉ ngạn,

Vong Xuyên hà bạn diệc vong xuyên.

Nại Hà kiều đầu không nại hà,

Tam Sinh thạch thượng tả tam sinh.

*

Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện

Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông

Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết

Đá Tam Sinh, ghi chép hết ba đời

Nguồn: Nhật ký của Trọng Duy Lỵ.

Biên tập: Mây

Bỉ Ngạn hoa, vĩnh viễn ở bờ bên kia nở rộ, Thử Ngạn* tâm, chỉ có ở bờ bên này hãy còn bàng hoàng trước giới hạn của sự sống và cái chết, là mãi mãi cách xa, thời gian bất động không hề có ngày mai… Làm Bỉ Ngạn hoa, cũng như làm cây Cát Cánh (ý nghĩa của sự vĩnh cửu)… Phật nói ở bờ bên kia, vô sinh vô tử, vô khổ vô bi, vô dục vô cầu, là một thế giới cực lạc quên hết tất cả đau thương, nơi có loài hoa này vượt qua ngoài Tam giới, không nằm trong Ngũ hành, sinh trưởng ở miền cực lạc ít nước, không thân không lá, đỏ tươi rực rỡ, Phật nói, đó là Bỉ Ngạn hoa.

(*) Thử Ngạn: thử là bên này, trái với bỉ (bên kia). Thử ngạn là bờ bên này của biển khổ, là bờ sanh tử luân hồi. Người đứng nơi bờ bên nầy thì còn chịu trong vòng sanh tử luân hồi nơi cõi trần. Bỉ ngạn là bờ bên kia của biển khổ, là bờ giải thoát, dành cho những người đắc đạo. Người đứng nơi bờ bên kia thì thoát khỏi luân hồi, đi vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, nên bờ bên kia còn được gọi là: Giác ngạn, Đạo ngạn.

Tương truyền hoa này chỉ nở nơi Hoàng Tuyền, một số người lại cho rằng nó chỉ nở bên bờ sông Tam Đồ* của Âm phủ, là loài hoa tiếp đón của bên kia bờ Vong Xuyên. Hoa cũng như máu, rực rỡ đỏ tươi, thế nhưng có hoa mà không có lá, là loài hoa duy nhất nở dưới cõi âm. Nghe nói hương hoa Bỉ Ngạn rất có ma lực, có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống. Trên đường đến Hoàng Tuyền có rất nhiều loài hoa này, từ xa nhìn lại trông như một tấm thảm máu được trải dài vô tận, cũng bởi vì màu đỏ của nó còn giống như lửa nên có tên gọi khác là “Con đường rực lửa”, cũng là con đường dài duy nhất trên Hoàng Tuyền có phong cảnh và màu sắc đến nhường này. Một khi linh hồn vượt qua Vong Xuyên, liền quên đi hết mọi chuyện của kiếp trước, tất cả những gì đã qua đều để lại ở miền cực lạc, bước theo chỉ dẫn của con đường hoa này mà đi về phía ngục U Minh.

(*) Sông Tam Đồ (Tam Đồ xuyên): theo truyền thuyết, sông Tam Đồ là đường ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bởi vì dòng nước sẽ dựa vào hành vi của người chết lúc còn sống mà chia là ba cấp bậc: chậm rãi, bình thường và chảy siết, cho nên mới được gọi là Tam Đồ (đồ = đường đi). Theo tư liệu được tra, cũng giống như sống hay chết, chỉ có luân hồi mới có thể vượt qua được, phương pháp vượt qua sông Tam Đồ cũng chỉ có một, đó chính là đi đò trên sông Tam Đồ, ngoài cách đó ra không còn cách nào khác. Nhưng mà đi đò cũng cần có phí, linh hồn không có lộ phí thì không thể leo lên đò, cho dù có leo lên cũng sẽ bị người chèo thuyền ném xuống sông. Những linh hồn không được qua sông bởi vì dục vọng muốn được luân hồi của bản thân mà sẽ tự mình lội nước, thế nhưng nước sông Tam Đồ không chỉ không có sức nổi, lại còn có kịch độc có thể ăn mòn linh hồn. Những linh hồn một khi đã xuống nước sẽ vĩnh viễn không có cơ hội lên bờ nữa, chỉ có thể biến thành quỷ nước dưới sông Tam Đồ mà thôi. Những con quỷ nước vĩnh viễn không thể đầu thai này sẽ chịu sự thống khổ và băng lãnh của nước sông thấm vào xương, thậm chí còn sinh ra lòng đố kỵ đối với những linh hồn khác có hy vọng được luân hồi. Chỉ cần có linh hồn rơi xuống nước thôi, bọn họ sẽ ùa nhau nhào tới, kéo những người nọ xuống đáy sông để biến thành quỷ nước như bọn họ.

“Bỉ Ngạn hoa, nở ở miền cực lạc, chỉ thấy hoa, không thấy lá.”

Bỉ Ngạn hoa, hoa nở một ngàn năm, hoa tàn một ngàn năm, khi hoa nở thì lá đã tan mất, mà khi lá mọc dài thì hoa lại bắt đầu héo tàn, hoa và lá của Bỉ Ngạn hoa mặc dù là cùng chung một rễ, thế nhưng đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ. Hay cho một cái đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ, thật sự một loài hoa kỳ lạ.

Về Bỉ Ngạn hoa, có một vài truyền thuyết như thế này. Tương truyền trước đây có hai người tên khác nhau, gọi là Bỉ và Ngạn*, ông trời đã quy định hai người bọn họ vĩnh viễn không thể gặp lại, thế nhưng hai người họ lại cảm mến nhau, trong lòng lúc nào cũng luôn nhớ tới đối phương… Rốt cuộc có một ngày, bọn họ không thèm để ý tới quy định của ông trời nữa mà len lén gặp mặt nhau. Sau khi bọn họ gặp mặt, Bỉ phát hiện Ngạn là một người con gái xinh đẹp như hoa, mà Ngạn cũng đồng thời phát hiện Bỉ là một chàng thanh niên anh tuấn tiêu sái, bọn họ mới gặp đã thân, lòng yêu say đắm, liền hẹn ước cùng nhau gắn bó suốt đời, quyết định đời đời kiếp kiếp, mãi mãi ở cùng một chỗ.

Kết quả đã được định trước, bởi vì trái với giới luật của trời, đoạn cảm tình cuối cùng cũng bị vô tình bóp chết. Thiên đình hạ xuống nghiêm phạt, cho hai người họ một lời nguyền độc ác không gì sánh bằng, nếu bọn họ đã không để ý tới luật trời mà lén gặp mặt nhau, vậy để cho bọn họ biến thành hoa và lá của một gốc cây hoa, chỉ là loài hoa này cực kỳ kỳ lạ, có hoa thì không có lá, mà có lá thì không có hoa, đời đời kiếp kiếp, hoa và lá không cùng xuất hiện. Đời này đã định trước là không thể gặp nhau.

Sau khi truyền thuyết này được luân hồi vô số lần, có một ngày Phật đi ngang qua đây, thấy một gốc cây hoa trên mặt đất có khí độ phi phàm, đỏ rực như lửa, Phật liền đi tới trước mặt nó xem xét tỉ mỉ, chỉ vừa mới xem đã có thể nhìn thấu được huyền bí trong đó. Phật cũng không bi thương, không phẫn nộ, ông đột nhiên ngửa mặt lên trời cười dài ba tiếng, đưa tay rút hoa này ra khỏi mặt đất. Phật cầm hoa ở trong tay, cảm khái nói: “Kiếp trước các ngươi đã thề không thể gặp lại nhau, sau bao nhiêu lần luân hồi, yêu nhau lại không thể nào tay trong tay, cái gọi là phân phân hợp hợp bất quá chỉ là duyên sinh duyên tẫn mà thôi, trên người của ngươi đã có lời nguyền của thiên đình, khiến các ngươi dù duyên tẫn cũng không tán, duyên diệt cũng không phân, ta không thể giúp ngươi cởi bỏ lời nguyền này được, chỉ có thể mang ngươi đi tới miền cực lạc, cho ngươi tha hồ nở rộ ở đó a.”

Trên đường đi tới miền cực lạc, lúc đi ngang qua sông Vong Xuyên trong địa phủ, Phật không cẩn thận để nước sông làm ướt quần áo của mình, mà nơi bị ướt kia lại chính là chỗ Phật cất gốc cây hoa đỏ nọ, chờ tới khi Phật tới được bờ bên kia Vong Xuyên rồi, cởi gói đồ của mình ra nhìn lại, liền phát hiện đóa hoa đỏ rực ấy đã biến thành màu thuần trắng, Phật trầm tư chỉ trong chốc lát, liền cười to nói: “Đại hỉ không bằng đại bi, khắc ghi không bằng quên lãng, đúng đúng sai sai, sao có thể phân rõ được chứ, hoa tốt, hoa tốt nha.” Phật đem đóa hoa này trồng ở miền cực lạc, gọi nó là Mạn Đà La hoa, bởi vì nở ở miền cực lạc (bỉ ngạn), nên còn được gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Thế nhưng Phật không biết rằng, khi ông ở trên sông Vong Xuyên, hoa bị nước sông làm phai màu đã đem tất cả màu đỏ của nó để lại dưới nước, suốt ngày khóc thét không ngừng nghỉ, khiến kẻ khác nghe thấy mà bi thương. Bồ Tát Địa Tạng* thần thông phi thường, biết được hoa Mạn Đà La đã sinh trưởng, liền tới bên bờ Vong Xuyên, ném một hạt giống vào giữa lòng sông, chỉ trong chốc lát, một đóa hoa càng đỏ tươi hơn trước đã bay ra khỏi nước, Địa Tạng bắt lấy nó giữ trong tay, thở dài nói: “Ngươi thoát thân đi, còn được tự do tự tại, vì sao phải đem hận ý vô tận này để lại trong chốn địa ngục vốn đã khổ hải vô biên chứ? Để ta cho ngươi làm sứ giả tiếp đón, chỉ dẫn linh hồn đi về phía luân hồi, nhớ kỹ màu này của ngươi a, cực lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi, vậy ta gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy.”

(*) Bồ Tát Địa Tạng: Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Từ nay về sau, trong thiên hạ chỉ có hai loại Bỉ Ngạn hoa hoàn toàn bất đồng, một loại sinh trưởng ở miền cực lạc, một loại sinh trưởng ở ven bờ Vong Xuyên. (lưu ý: cả bờ Vong Xuyên và miền cực lạc đều nằm ở bờ bên kia = bỉ ngạn, nên đều là hoa Bỉ Ngạn)

Bỉ Ngạn hoa từ đó về sau nở ở bên bờ Vong Xuyên. Người chết thường bước theo con đường hoa này mà đi đến cầu Nại Hà, ngửi mùi hương hoa sẽ nhớ tới mình kiếp trước. Một mảnh đỏ thẫm này, như máu, mỹ lệ, yêu diễm. Ba ngày trước và sau xuân phân (khoảng 20, 21 tháng 3), và ba ngày trước và sau thu phân (22, 23, 24 tháng 9), chính là thời khắc hoa nở chuẩn nhất. Hoa nở, tại bờ bên kia của sự sống và cái chết. Mọi người tuy nhìn nó đến mê muội nhưng lại càng sợ hãi, vì vậy mới xem nó là loài hoa của tai họa, của cái chết và chia lìa.

Cái đẹp của Mạn Châu Sa Hoa, là vẻ đẹp chẳng lành của yêu dị, tai nạn, tử vong và chia lìa. Có lẽ bởi vì màu đỏ thẫm tươi đẹp của nó làm cho người ta liên tưởng đến máu, cũng có lẽ bởi vì thân của nó có chứa kịch độc, trong các tác phẩm văn học, hình tượng của nó thường liên hệ với các khái niệm như “điên cuồng, máu tanh” v…v… Trong bộ truyện Mirage of Blaze của tác giả Mizuna Kuwabara, cảnh máu tươi phun ra khi Kagetora tự sát được tác giả miêu tả tựa như một dàn hoa Bỉ Ngạn là vì vậy.

Bỉ Ngạn hoa nở, nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một thân một mình ở trên đường cực lạc. Cũng vì thế mà có người dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả. Thế nhưng Phật gia lại nói “Mặc dù ái tình không có kết quả, thế nhưng Bỉ Ngạn vẫn nở hoa rất rực rỡ đấy thôi.” Đã từng nghe được một đoạn radio trên internet nói thế này: “Một người được sống ý nghĩa ở chỗ, họ sống vì hy vọng, bất khuất và dũng khí của họ; nếu như bởi vì gặp phải trắc trở, thất bại cùng bất hạnh làm mất đi hy vọng được sống, cũng như tinh thần bất khuất và dũng khí của bản thân, cái đang chờ đợi họ ở phía trước cũng chỉ có thể là thống khổ, tuyệt vọng và chán chường mà thôi.” Kết quả không phải là kết thúc, chỉ cần có hy vọng và dũng khi như Bỉ Ngạn thì vẫn sẽ nở hoa một cách rực rỡ. Trong tình cảm cũng vậy, sự nghiệp cũng vậy, mà cuộc sống cũng vậy!

Mạn Châu Sa Hoa — Phật giáo gọi là vậy, cũng được xưng là Bỉ Ngạn hoa, hoa nở ở bờ bên kia sông Tam Đồ, giữa ranh giới của người, yêu và ma, một nơi mà mãi mãi không có cách nào đến đó được. Tương truyền hương hoa có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống, có người nói Mạn Châu Sa Hoa vốn mang màu trắng. Khi hấp thụ linh hồn người chết sẽ biến thành màu đỏ rực.

11 tháng 12 2017

Cảm nghĩ cơ

29 tháng 10 2017

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.



 

29 tháng 10 2017

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

16 tháng 11 2021

tham khảo

Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Tôi cũng thế, tôi cũng đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của thầy cô, bạn bè. Sự yêu thương ấy cao cả, mênh mông như biển rộng. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà tôi đang nói đến ấy chính là cô Oanh. Đó là một người cô luôn yêu thương học sinh cùa mình, có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho tôi và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Cô ơi! Cô có biết rằng chúng em thương cô nhiều lắm không!

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong một đời người, ai mà không có những thời cấp một, cấp hai, những thời đi học cùng bạn bè, những thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Ôi! Sao cứ mồi lần nhớ lại là tôi rất muốn dược quay lại thời gian ấy, sao mà thân thương quá! Nhân ngày 20/11, tôi quay lại trường xưa và thấy nhiều thứ thay đổi quá. Cái hồ cá bây giờ đã lớn hơn ngày trước, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là một thế giới to lớn đã được thu nhỏ lại. Tôi cồn nhớ cây bàng ngày nào vẫn chỉ bằng tôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành một cây bàng cao to, vĩ đại như cây cột đình. Tôi còn nhớ những giàn mướp được trồng trước ban công giờ lại được thay bằng những chậu hoa lan màu trắng. Căn – tin trường được sửa sang đẹp hơn. Tôi còn thấy những chỗ mà chúng tôi hay chơi đá cầu, đá bóng dưới gốc cây phượng vĩ. Những kỉ niệm chợt ùa về trong chốc lát. Mọi thứ giờ đây đã khác đi rất nhiều. Tuy giờ đã là một học sinh cấp hai nhưng tôi vẫn còn quý trọng những kỉ niệm đẹp về thầy cô, mái trường và bạn bè cùa mình. Những kỉ niệm này sẽ không bao giờ phai nhòa trong tôi.

4 tháng 11 2017

Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.   Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn.  tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.   Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, ..., giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn...Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.   Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.  

 

- 5 loại hoa tự thụ phấn: Hoa hồng, hoa đậu hà lan, hoa cải, hoa bưởi, hoa lan,...

- 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ: Hoa quỳnh, hoa dạ hương, hoa lúa, hoa lau, hoa bồ công anh,...

13 tháng 1 2021

hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh,...

15 tháng 12 2017

Mỗi mùa trong tôi đều là những màu sắc và thế giới êm đẹp. Theo dòng tuần hoàn của thời gian,  mùa xuân màu ngọc bích trong trẻo, mùa hè tràn đầy sức sống, mùa thu màu hổ phách ứa tràn những cảm xúc rồi cũng qua đi. Mùa đông đến, và mùa đông màu xám luôn là mùa dài nhất trong xứ sở của tôi. Đầu Đông, Bà chúa mùa Đông ban tặng riêng cho Đông một màu hoa sữa – loài hoa trắng trong, tinh khiết. Tôi gọi riêng mùa hoa sữa là mùa hoa đón đưa, màu trắng tinh khôi là màu của đến và đi, là màu của hạnh phúc và của nỗi buồn. Đông cũng vậy…

Có ai đã từng định nghĩa về mùa Đông?

Có lẽ với một số người, họ chỉ nghĩ rằng mùa Đông là mùa tiếp nối của mùa Thu; là mùa “khó ưa” nhất trong bốn mùa. Tôi lại nghĩ khác.  Mùa Đông – mùa của những bàn tay đôi bạn trẻ đan xen vào nhau khi cùng bước trên con phố vắng. Mùa Đông – mùa của từng cơn gió lạnh, thổi tung bay chiếc khăn choàng ấm áp và mái tóc dài của các cô gái. Còn gì thú vị hơn khi thong thả dạo quanh các ngõ nhỏ, lắng nghe gió hát bản tình ca mùa Đông, và ngước đôi mắt lên, đếm từng chiếc lá vàng cuối cùng của mùa Thu còn sót lại? Còn gì vui hơn khi được cầm chiếc bánh nóng, cắn từng miếng thật nhẹ để cảm nhận vị nóng thấm vào từ đầu lưỡi, làm ấm đi cái bụng đang “biểu tình” giữa cơn gió buốt? Tôi yêu mùa Đông, bởi cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau trong từng dòng cảm xúc mà chỉ Đông về mới có thể cảm nhận thật rõ rệt và sâu sắc.

Mùa  Đông là mùa của yêu thương. Nhìn mẹ giục con mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho ấm, nghe tiếng bố nhẹ nhàng hỏi xem con có lạnh không mà không khỏi nao lòng. Ngồi trong căn nhà ấm, nhìn ra ngoài đường, khi nghe thấy tiếng rao của một người bán hàng rong, ta thấy lòng dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Thương bác phải đi bán hàng giữa trời giá rét, không biết bác có lạnh lắm không, có đói lắm không? Và ta nghĩ đến bà ở quê, cũng phải lội ruộng để gieo từng nắm mạ. “Giờ này bà có rét không? Bà có đeo ủng và găng tay khi xuống ruộng không? Hàng trăm câu hỏi cứ cuộn tròn trong suy nghĩ của cháu, để đến lúc không thể chịu được nữa, cháu phải nhấc máy gọi cho bà, chỉ để ấp úng nói một vài câu nhắc bà mặc nhiều áo, và để nghe bà cười hiền dặn dò lại cháu nhiều điều hơn cả cháu nghĩ. Và khi cúp máy, cháu nghe thấy giọt nước mắt rơi trong tim! Cháu rất nhớ bà! Và cháu nghĩ: cháu “ghét” mùa Đông, vì nó làm bà lạnh, làm cóng đôi tay và đôi chân bà…”

Mùa Đông là mùa của sự ấm áp. Buổi tối giá lạnh, ngồi quây quần bên ấm nước chè xanh nghe bà kể chuyện ngày xưa thì còn gì vui bằng! Nhớ ngày nào mình còn bé xíu, nằm ngủ hay rúc vào lòng bà cho ấm, mà bây giờ đã lớn bổng lên rồi. Và khi nằm vào lòng bà như ngày còn nhỏ, vẫn cái cảm giác thân yêu đó ùa về, vẫn vòng tay ấm áp đó quàng ra sau lưng cháu, và kèm theo một giọng nói xen lẫn yêu thương và: “Cha bố cô, lớn rồi mà như con nít!” Cháu chợt thấy, mình còn bé nhỏ lắm! Ở bên bà, cháu vẫn luôn là con bé con như ngày nào. Cháu chợt yêu mùa Đông lạ, vì nó mà cháu thấy trân trọng hơn những giây phút được gần bên bà. Hơi thở của bà chính là ngọn lửa ấm áp, xua tan đi những lạnh giá mà không một loại quần áo, chăn mền nào ủ ấm cháu được….

Mùa Đông là mùa của những món ăn đặc biệt. Vui nhất là khi tay cầm một que kem mà nửa muốn ăn, nửa lại sợ lạnh. Chỉ cần cắn một miếng, vị ngọt đã thấm vào đầu lưỡi, lan nhanh xuống cuống họng và để lại một cái rùng mình! Ăn xong que kem, cả tay và người đều trở nên tê cóng, nhưng niềm vui thì được giữ mãi trong lòng, như một kỉ niệm đẹp. Và khi đêm xuống, dạo quanh phố cổ, bụng thì đói mà gió thổi vù vù bên tai thì còn gì vui hơn là một bát phở, một bát cháo sườn? Đôi mắt dõi theo tay bà bán phở làm phở, mũi hít hà mùi phở thơm, bụng thì đói cồn cào, cái cảm giác này vừa vui, vừa lâng lâng khó tả. Hẳn sau này lớn lên, đi xa quê hương Việt Nam yêu dấu, thứ ta nhớ da diết nhất chính là món phở ăn vào năm cùng tháng giá! Món phở gợi nhớ mùa Đông êm đẹp của quê hương. Ăn kem lạnh mùa Đông để cảm nhận giá trị của sự ấm áp, cũng như ăn phở mùa Đông để nhắc ta nhớ cơn gió lạnh làm ta xuýt xoa không ngớt…

Mùa đông làm ta cảm nhận rõ sự hiện diện của những miền băng giá trong tâm hồn. Có ai không mang những mặc cảm riêng, những giá buốt riêng? Tôi chưa từng thấy ai cả! Và tôi chỉ biết, tôi hay buồn – những nỗi buồn mênh mang vô hạn, những nỗi buồn bâng khuâng chẳng biết từ đâu đến. Hay chính cái lạnh đã thổi nỗi buồn ấy vào sâu trong trái tim tôi, để tôi hay suy tư về một nỗi niềm mỏng manh mà chỉ mùa Đông mới cảm nhận hết được? Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như đi chậm lại quãng đường, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm, chắc chắn hơn về cuộc sống này. Mùa Đông giúp ta cảm nhận rõ về từng ngóc ngách tâm hồn của mình mà bấy lâu nay ta bỏ quên…

Mùa Đông của những người nghèo là mùa Đông cơ cực! Cha đi làm về muộn hơn vì phải lo bán cho hết số bánh mì đã lấy. Nhưng cha ơi! Trời lạnh như thế này làm gì có ai ngoài đường mà mua bánh chứ? Mẹ trở về nhà với tấm áo nâu mỏng manh lấm tấm những bụi mưa lây rây. Mùa Đông, nước dưới ruộng cóng như nước đá, vậy mà mẹ vẫn phải lội xuống với vẻ mặt bình thản kẻo con gái đứng trên bờ sẽ lo. Lạnh là vậy, mệt là vậy, nhưng khi trở về đến nhà, cả mẹ và cha đều trút bỏ những tấm áo của công việc, để vui vầy cùng các con. Ngồi thu lu bên bếp lửa, vừa nấu cơm phụ mẹ, vừa nghe mẹ hỏi tình hình học tập ở lớp, con thấy vui sướng, êm đềm trong lòng. Cha đun phích nước nóng để con gái có nước tắm và lấy nước pha trà. Bên ngoài, gió lạnh thổi vù vù, gió luồn lách qua khe cửa sổ, nhưng trong nhà, không khí ấm cúng như một ngọn lửa rực rỡ trong trái tim con, xua tan cái lạnh lẽo, dần đẩy lùi mùa Đông giá rét.

Nhiều người sợ mùa Đông,  ghét mùa Đông. Họ nói: Mùa Đông lạnh lắm, mùa Đông làm khô hanh đôi bàn tay. Những cô cậu học trò không thích mùa Đông vì phải đi học trong cơn gió bấc lạnh lẽo. Người nông dân lo trận sương muối mùa Đông làm cây lúa, giàn trầu bị rét. Cả đôi khi, đứa con ghét mùa Đông vì cái lạnh làm bầm tím đôi chân mẹ mỗi khi mẹ từ ruộng trở về. Nhưng tôi không ghét mùa Đông. Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội. À phải rồi, lớn để còn yêu mùa Đông nữa chứ!

27 tháng 12 2015

Số có bốn chữ số tổng quát là  1000.a+b.100+c.10+d . Theo bài a+b+c+d=11 (1)
Cho a+c−b−d: 11=k (k  E Z) (2)
a;b;c;d ≤ 9 => k E {0;1;-1}. Sở dĩ như vậy vì nếu k=2 => (a+c)-(b+d)=22 vô lí ! 
TH1: k=0 => a+c-(b+d)=11.k. (3) 
​Công (1);(3) ta được 2.(a+c)=11.(1+k) => 2.(a+c)=11 => a+c=5,5 vô lí nên loại. 
TH2: k=-1 => 2.(a+c)=11.(1+k)=0 => a=c=0 vô lí nên loại. 
TH3: k=1 . Lấy (1) trừ đi (3) 
​2.(b+d)=11.(1-k) => b=d=0 => nếu a=2 thi c=9 
a=3 => c=8 
a=4 => c=7 
a=5 => c=6 
a=6 => c=5 
a=7 => c=4 
a=8 => c=3 
a=9 => c=2 
Vậy các số cần tìm là: 2090;3080;4070;5060;6050;7040;8030;9020

=> có 8 số có 4 chữ số chia hết cho 11 và tổng các chữ số của nó cũng chia hết cho 11.

2 tháng 1 2019

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:

Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.

Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.

Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.

Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước

14 tháng 11 2018

 - Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 
- Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. 
- Lê Hoàn (941-1005) Đánh quân Tống. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

14 tháng 11 2018

Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập  Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 
Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. 
Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.