K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

Lướt sóng là môn thể thao mạo hiểm đầy thách thức với những người trẻ tuổi. Austin, đang thử sức với môn thể thao này. Không may là hôm nay không thực sự là một ngày an toàn với môn thể thao mạo hiểm này, các con sóng đến cùng gió và dòng hải lưu mạnh, có thể gây ra những hỗn loạn dưới mặt nước. Austin bị vướng vào một đợt thuỷ triều mạnh, anh ta có sức nhưng thiếu kinh nghiệm để có thể thoát khỏi dòng chảy đó. Nó cứ kéo anh ra xa bờ hơn. Anh ta vùng vẫy nhưng không tài nào thoát được cho đến khi kiệt sức.

Cuộc sống cũng có thể tác động như vậy đối với chúng ta. Thật dễ để chúng ta bị mắc vào một dòng hải lưu và bị kéo ra xa. Càng tệ hơn khi chúng ta có thể thấy chính mình đang lao vào con đường nguy hiểm đó. Nhiều người khi bước vào tuổi 25, 30, nhìn ra xung quanh, và nhận thấy rằng họ đã bị kéo ra tận ngoài khơi. Có lẽ sức khỏe của họ đang suy giảm, hôn nhân của họ đã đổ vỡ, hay sự nghiệp trì trệ. Có thể họ đã đánh mất mối kết nối tinh thần, và cuộc sống mất đi ý nghĩa hay không còn trọn vẹn. Dù là gì thì họ cũng đã nhìn lên và thấy mình cách quá xa nơi họ nên ở vào thời điểm này của cuộc đời. quá chán nản Họ đã trở thành nạn nhân của sự phó mặc.

Sự phó mặc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ cho bạn, mà còn cho những người bạn yêu thương và những người tin tưởng vào bạn. Trong một số trường hợp, sự phó mặc có thể hết sức nguy hiểm. Điều quan trọng là hiểu được những hậu quả để có thể tránh và có những biện pháp để sửa chữa vào lúc này. Bạn có thể tránh một hay nhiều hơn những hậu quả đắt giá dưới đây:

1. Sự mơ hồ

Khi đang phó mặc, chúng ta mất phương hướng. Không thấy được một đích đến rõ ràng, những thách thức trên hành trình thật vô nghĩa. Không có một điều gì lớn lao để đem lại ý nghĩa cho những vở kịch nhỏ nhặt của đời sống. Khi gặp phải điều này, tức là chúng ta đã bị mất phương hướng. Giống như người đi bộ đường dài không có la bàn hay GPS, chúng ta đi theo vòng tròn, bị lạc trong một khu rừng những sự kiện và những hoạt động không liên quan. Cuối cùng, chúng ta thắc mắc liệu cuộc sống của mình có còn bất kỳ ý nghĩa nào không và cảm thấy tuyệt vọng trong việc tìm kiếm một mục đích.

2. Phí tổn

Cái giá của việc phó mặc trong cuộc sống có thể sẽ cực kỳ đắt đỏ, cả về tiền bạc lẫn điều quan trọng hơn, đó là thời gian. Điều này thường xảy đến khi chúng ta lang thang qua cuộc đời, không biết được đâu là đích đến và tiêu đi những nguồn tài nguyên quý giá và hữu hạn. Đôi khi điều sáng suốt nhất bạn có thể làm là dừng lại và tìm một chỗ dựa. Việc đó có vẻ như khiến hành trình chậm lại, nhưng rốt cuộc nó lại nhanh hơn và ít tốn kém hơn nếu xét về mặt đến được nơi bạn thật sự muốn đến.

3. Đánh mất cơ hội

Trừ phi chúng ta có sẵn một điểm đến trong đầu, nếu không sẽ thật khó để tách bạch giữa các cơ hội và những thứ gây sao nhãng. Chúng ta tự hỏi “Liệu việc này có đưa mình đến được gần hơn với mục tiêu hay sẽ đẩy mình ra xa hơn?” Không có một kế hoạch thì chúng ta không cách nào biết được. Không có một cảm giác thúc giục thật sự, không có lý do để nắm bắt lấy cơ hội, và không cảm giác có thể đánh mất nếu không nắm bắt lấy nó. Nên thật dễ để chần chừ. Và hầu hết các cơ hội đều có thời hạn. Nếu để lỡ mất thì chúng thường mất đi vĩnh viễn.

4. Nỗi đau

Trong khi một số nỗi đau trong cuộc sống là không thể tránh khỏi, chúng ta thường tự làm mình tệ hơn. Điều này chỉ đơn giản là vì chúng ta không biết lên kế hoạch. Ví dụ:

- Không có một kế hoạch cho sức khỏe (dù đó là sức khỏe thể chất, tinh thần hay tâm linh) thì chúng ta có thể bị mắc bệnh, không có sức sống, bị rơi vào trạng thái chán nản hoặc… qua đời!

- Không có một kế hoạch cho sự nghiệp, chúng ta có thể cảm thấy sự nghiệp không trọn vẹn, bị trì trệ hoặc thất nghiệp.

- Không có một kế hoạch cho hôn nhân, chúng ta có thể rơi vào cảnh khổ đau, chia cắt hoặc ly hôn.

- Không có một kế hoạch cho việc nuôi dạy con cái, chúng ta có thể bị xa cách tình cảm, con cái hư hỏng và sự hối tiếc thật sự.

Đây là những mối nguy của sự phó mặc. Nếu chúng ta trải qua cuộc sống mà không có một kế hoạch, chúng ta có thể nhanh chóng thấy mình đang gặp vấn đề – và có lẽ vấn đề đó rất lớn.

5. Hối tiếc

Có lẽ hậu quả đáng buồn nhất chính là vào lúc cuối đời cảm thấy hối tiếc sâu sắc. Chúng ta chìm trong những cái “giá mà”:

- Giá mà tôi có chế độ ăn lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn, và biết chăm sóc cơ thể của mình hơn.

- Giá mà tôi dành nhiều thời gian hơn để đọc, học một thứ ngôn ngữ khác, hay đi du lịch đến các quốc gia khác.

- Giá mà tôi dành nhiều thời gian hơn để kết nối với người bạn đời của mình, lắng nghe thay vì nói, và cố gắng để hiểu thay vì cầu mong được hiểu.

- Giá mà tôi dành nhiều thời gian hơn với con cái mình – đi xem các trận đấu thể thao hay các buổi biểu diễn độc tấu của chúng, đưa chúng đi cắm trại, câu cá, và dạy chúng cách sống.

- Giá mà tôi đủ can đảm để bắt tay vào gây dựng sự nghiệp của chính mình.

- Giá mà tôi rộng lượng hơn, cho đi thời gian, tài năng và tiền bạc của mình để giúp đỡ những người đang cần sự cứu giúp.

Chúng ta đều biết sự thật của câu châm ngôn “Cuộc đời không phải là một buổi diễn tập.” Nếu làm sai có thể dẫn đến những hậu quả thật sự. Nhiều người vẫn đang tìm cách để vượt qua các hậu quả đó. Không có đường vòng nào cả – chúng ta đang sống trong những hậu quả do những lựa chọn của mình. Nhưng tin tốt lành là, các quyết định của chúng ta là những điều chúng ta có thể làm chủ. Ngày hôm nay chính là ngày để đưa ra những lựa chọn thật sự có ý nghĩa.

7 tháng 12 2017

mk cx học Vnen

Cô bò Bessie đã tham gia khóa học đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính với niềm đam mê Tin học và ước mơ trở thành tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hàn lâm, Bessie đã xuất bản N bài nghiên cứu (1≤N≤105) và bài nghiên cứu thứ i đã được trích dẫn ci (0≤ci≤105)lần từ những bài nghiên cứu khác trong giới nghiên cứu.Bessie biết rằng sự thành công của một giảng viên được tính bằng chỉ số hcủa họ. Chỉ số h...
Đọc tiếp

Cô bò Bessie đã tham gia khóa học đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính với niềm đam mê Tin học và ước mơ trở thành tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hàn lâm, Bessie đã xuất bản N bài nghiên cứu (1≤N≤105) và bài nghiên cứu thứ i đã được trích dẫn ci (0≤ci≤105)

lần từ những bài nghiên cứu khác trong giới nghiên cứu.

Bessie biết rằng sự thành công của một giảng viên được tính bằng chỉ số h

của họ. Chỉ số h được định nghĩa là số h lớn nhất sao cho giảng viên đó có ít nhất h bài nghiên cứu, mỗi bài có ít nhất h lần trích dẫn. Ví dụ, một giảng viên có 4 bài nghiên cứu và lượng trích dẫn là (1,100,2,3) có chỉ số h là 2, còn nếu lượng trích dẫn là (1,100,3,3) thì chỉ số h của người đó là 3

.

Để tăng chỉ số h

của cô ấy, Bessie dự định sẽ viết một bài báo trích dẫn một số bài nghiên cứu của cô. Tuy nhiên, bởi vì số lượng trang có hạn, Bessie chỉ có thể trích dẫn tối đa L (0≤L≤105)

bài nghiên cứu trong bài báo này. Đương nhiên, bài báo này không thể trích dẫn một bài nghiên cứu nhiều lần.

Hãy giúp Bessie xác định chỉ số h

lớn nhất mà cô ấy có thể đạt được sau khi viết bài báo này.

Input

Dòng đầu tiên chứa 2

số nguyên N và L

.

Dòng thứ hai chứa N

số nguyên c1,c2,…,cN

cách nhau bởi một dấu cách.

Output

In ra chỉ số h

cao nhất Bessie có thể đạt được.

Sample Input 1

4 0 1 100 2 3

Sample Output 1

2

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp đứa điệu hò Nam Bộ dến gần với giới trẻ

30 tháng 12 2020

Bài 2(SGK trang 108): Chọn câu đúng trong các câu sau

a) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

b) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

c) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

d) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất trong cơ thể sống.

30 tháng 12 2020

chọn C

7 tháng 5 2023

- Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu.

- Khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cụ thể, cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp với kết quả mình nghiên cứu được.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu.

- Bài học: khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp

1. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.

2. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng hoc, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.

4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.

5. Nguyễn Đình Diệm dịch (1971), Kim Vân Kiều truyện, Phủ Quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.

23 tháng 8 2022

Đáp án là:B

14 tháng 12 2021

B

14 tháng 12 2021

B