K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

nó đưa cho tôi ba dồng và bảo rằng nó biếu tôi ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay nó ở nhà mãi cũng chẳng nuôi tôi được bữa nào,thì nó đi cũng chẳng phải to;tôi bòn vườn đất với làm thuê làm mướn cho người ta thế nào cũng đủ ăn;nó đi chuyến này có trí làm ăn;bao giờ có bạc trăm nó mới về;không có tiền,sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm.

20 tháng 12 2017

thanks nha

23 tháng 5 2017

Chú ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, phải bỏ dấu ngoặc kép, có thể thêm từ “rằng” hoặc “là” và cần thay các từ xưng hô cho phù hợp.

“Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo rằng nó biếu tôi ba đồng để thỉnh thoảng tôi ăn quà; xưa nay nó ở nhà mãi cũng chẳng nuôi tôi được bữa nào, thì nó đi cũng chẳng phải lo; tôi bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; nó đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm nó mới về; không có tiền sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...”. (Lão Hạc - Nam Cao)

 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

26 tháng 3 2016

ba ông thầy=bố của ông thầy 

ba con quỉ=bố của con quỉ

vậy chỉ việc chở cả hai đi qua là xong

Ba ông thầy chùa = Bố ông thầy chùa

Ba con quỷ = bố con quỷ

Như vậy sẽ ko được ăn sống 

Nhớ k mik nha !

5 tháng 1 2018

Chọn đáp án: D

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...- Ông giáo hút trước đi.Lão đưa đóm cho tôi...- Tôi xin cụ...Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo...
Đọc tiếp

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...

- Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi...

- Tôi xin cụ...

Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế...

Lão hút xong, đặt xe điếu cuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi...

Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì? Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công-ta. Lão Hạc, đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa... Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó, lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy:

- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt...

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão, thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng. Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để rồi gắng lại ít lâu, xem có đám nào khác mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?... Lạy trời lạy đất! Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì nó thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin nữa. Nhưng nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn theo đuổi con kia mãi. Lão thương con lắm. Nhưng biết làm sao được?... Tháng mười năm ấy, con kia đi lấy chồng; nó lấy con trai một ông phó lý, nhà có của. Thằng con lão sinh phẫn chí. Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su...

Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi:

- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ! Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...”. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?...

*

* *

Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa:

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố!

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:

- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...

Lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống. Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Đấy là lão tính tiền bòn vườn của con...

Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc...

Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi:

- Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ! Hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn... Ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền vào đấy?...

Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đảnh phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào, họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa mầu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tí gì bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt...

- Thì ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gày đi, bán hụt tiền, có phải hoài không? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích...

Lão ngắt lại một chút, rồi tắc lưỡi:

- Thôi thì bán phắt đi! Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu?

*

* *

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Mặt lão nghiêm trang lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Tôi bật cười bảo lão:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Đã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:

- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:

- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

*

* *

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Thực hiện các yêu cầu sau:
a)Tóm tắt gia cảnh của lão hạc.Theo em, câu vàng có ý nghĩa như nào với lão hạc?Chi tiết nào cho em biết đc điều đó?
b)Phân tích diễn biến tâm trạng của lão hạc xung quanh việc bán chó và sắp xeepscho cuộc đời mình.Qua cách ,iêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão hạc,em thấy nv này là ng như thế nào?
c)Hoàn thành phiếu học tập sau để thấy cách nhìn nhận,đánh giá của nhân vật "tôi" về lão hạc.Qua đó,em thấy thái độ tình cảm của nv "tôi"đối với lão hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận,đánh giá của nv "tôi" về lão hạc   Thái độ,tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão hạc
  
  

 

0
1 tháng 2 2018

Những câu có từ ngữ phủ định:

    + Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. → phủ định nhận định trước đó con voi "sun sun như con đỉa".

    + Đâu có! → phủ định nhận định con voi chần chẫn như cái đòn càn.

  - Mấy ông thầy bói có những câu có từ ngữ phủ định để phản bác một ý kiến của người đối thoại.

Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội...
Đọc tiếp

Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…

Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội thằng A Lủ bị chấp hành gia pháp, một trận đòn đoản côn đến bầm hết người, cấm không cho ra khỏi căn nhà khi chưa được cho phép.

Đến cả tôi cũng bị vạ lây, vì biết nó hút thuốc phiện mà che dấu ông ấy. Cha nó cũng không có đánh tôi gậy nào, chỉ nói như ra lệnh rằng mày phải giúp nó cai nghiện, trông trừng nó thật kỹ trong thời gian này mà thôi.

Tôi gọi ông ấy là thầy, vì không quen kiểu xưng hô sự phụ theo kiểu người Hoa như nhà nó. Và tôi coi ông ấy như cha mình vậy, vì ông nuôi dạy tôi đã gần tròn mười năm nay. Từ ngày bà nội tôi mất lúc 12 tuổi. Không cha me, sống với bà nội từ bé, tôi cũng chưa từng biết hay muốn tìm hiểu về thân thế của mình. Vì lúc đó còn quá nhỏ, đến khi muốn tìm hiểu thì cũng chẳng còn người thân nào để mà hỏi cho ra…Sau khi bà mất, vì tôi và nhà nó là hàng xóm thân thiết, cộng thêm ân tình bà tôi cũng giúp đỡ thầy nhiều từ ngày về đây lập nghiệp, ông nuôi và xem tôi cũng như thằng Lủ con ông. Còn tôi và nó cũng xêm xêm tuổi, chơi với nhau từ bé, thân hơn anh em. Mà ngoài nó ra tôi còn có anh em nào đâu chứ.

Ngày thường tôi và A Lủ theo ông vào thành phố, nơi ông có 1 tiệm bốc thuốc gia truyền, xem bệnh, tuy tiệm nhỏ mà lại rất đông khách. Cho nên cuộc sống của cả nhà cũng khá dễ chịu trong thời buổi bấy giờ. Tuy vậy ông vẫn thích sống ở ngoại ô, trong căn nhà lá lụp sụp cho mát mẻ, hàng ngày đạp xe vào phố. Tối về, thầy dạy hai thằng chúng tôi đọc, viết, cả tiếng Quốc ngữ và tiếng Hoa. Rồi ông cũng dạy chúng tôi học Vịnh Xuân Quyền, thầy quan niệm rằng nam nhi phải văn võ song toàn. Nhưng thằng Lủ thì lười học chữ, võ vẽ thì nó học rồi đánh lộn ngoài thành phố suốt ngày. Tôi thì không dám, vì nể và sợ thầy, nên cũng chăm chỉ hơn. Vì vậy nên thầy thường dạy tôi nhiều thứ lặt vặt, bốc thuốc xem bệnh…, ông còn hay kể cho tôi nghe nhiều tích xưa, từ truyện Hán Sở, Tam Quốc…, hay những câu chuyện lặt nhặt trong suốt cuộc đời ông ấy khi di dân từ Triều Châu đến vùng Chợ Lớn này.

Đang miên man trong suy tư thì bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô chạy đến. Ngoài thành phố thì không hiếm, đa phần thời này dân tài chủ có tiền, người Pháp, binh lính Pháp cũng thường diễu những chiếc Mercedes lớn trên phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng ô tô chạy đến nhà chắc hẳn có việc gì quan trọng. Nghĩ đoạn tôi vội chạy vào nhà, lôi cổ thằng Lủ dậy, nó uể oải đứng lên khỏi phản ra sau rửa mặt. Lúc này chiếc xe cũng dừng ngay sát cửa nhà, ba người cùng khiêng một người trung niên xuống xe trong tình trạng mê man không biết gì nữa. Thầy cũng ngừng xắt thảo dược, đứng lên chắp tay phía sau ra xem có chuyện gì. Tôi đứng cạnh chờ xem có gì sai bảo.

Trong ba người thì có một người là người Pháp làm tài xế, tôi đoán. Vì người đàn ông trung niên là người Việt, và cô gái trẻ trạc tuổi tôi đi cùng nhóm hình như là lai Tây. Vì cô có nước da trắng, đôi mắt thì to tròn, có màu xanh như bầu trời ngày hạ.

– Xin hỏi đây có phải nhà của lương y Gia Long?

Cô gái hỏi. Tôi đang còn mải ngắm nhìn, thì thầy đã lên tiếng:

– Phải, Thiên, còn không mau giúp đưa người bệnh vào nhà?

Đoạn quay qua hỏi ngắn gọn:

– Bị rắn cắn a?

Cô gái trẻ vôi trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ:

– Dạ vâng.

Người đàn ông bất tỉnh đã được cột garo ngay bắp đùi, lúc này tôi phụ gã tài xế đưa ông ấy vào chiếc phản mà thằng Lủ vừa nằm ngủ. Căn nhà vách lá nhỏ lúc này dường như trở nên chật hẹp. Thầy tôi lấy kéo cắn ngắn chiếc quần âu, lộ ra vết cắn của rắn độc. Đoạn bắt mạch và trầm ngâm 1 lúc rồi nói:

– Cũng may là chuyển đến kịp thời.

Đoạn quay qua nhìn tôi, vì ở cùng thấy, cũng đã gặp nhiều trường hợp cấp cứu rắn độc cắn nên tôi hiểu ý. Chạy vào kệ thuốc lấy một viên đá nhỏ dẹp như bánh xà phòng, đem ra phía sau múc 1 chén nhỏ nước mưa trữ trong lu nước rồi ngồi mài viên đá vào đó. Thằng Lủ vẫn chưa tỉnh hẳn, nó lười biếng nhìn tôi. Bà mẹ nó chứ, thằng này chắc vừa nhúng mặt vào lu nước, vì trong chén nước còn nổi váng dầu mồ hôi của nó lềnh bềnh. Tôi cũng không là gì nó, đang vội cứu người như cứu hỏa nên cũng chả nói gì mà tập trung mài cho đến khi nước trong chén ngả màu đen thì đem vào nhà.

Thầy bảo tôi đỡ người đàn ông dậy, cho uống thứ nước đen đen đó. Vì ông ta đang hôn mê, nên phải nhờ cô gái đỡ dậy, tôi mới banh miếng và đổ nước vào. Rồi thầy tôi cầm viên đá từ tay tôi đặt nhẹ lên vết rắn cắn và lấy vải cột nhẹ lại. Xong đâu đó mới quay qua hỏi chuyện:

– Làm sao lại bị rắn hổ chúa cắn a?

Cô gái trả lời nhỏ nhẹ:

Dạ ba con đang lội ruộng lấy một số mẫu vật ven ngoại ô thì bị cắn. Đưa vào thành phố thì có người chỉ đến tiệm thuốc của bác. Mà hôm nay bác không mở cửa nên phải chuyển vội về đây. Tình hình ba con có nguy hiểm không thưa bác?

– Cũng không nguy hiểm gì a, vì may mắn là đưa tới kịp thời, chỉ nửa giờ nữa thôi thì cũng hết cách. Ông ấy cần nghỉ ngơi khoảng ba ngày. Tạm thời cứ để nằm đây a. Không tiện di chuyển mà.

Rồi ông đứng lên, tiếp tục vào sắt thảo dược mà không nói gì thêm. Tích cách thầy tôi lúc nào cũng kiệm lời như thế. Cô gái lúng túng không biết nên làm gì, bèn quay qua nói với gã tài xế bằng tiếng Pháp xì xồ. Tôi không hiểu gì, mà cũng không để ý vì đang mải ngắm người đẹp. Chỉ thấy lúc sau gã tài xế lại nổ máy ô tô và chạy đi. Cô gái quay qua nói với tôi:

– Anh cho em ở lại để chăm sóc ba em.

Có phải nhà tôi đâu sao tôi quyết định đc cơ chứ, quay qua nhìn thầy thì ông cũng chẳng nói gì. Đúng lúc thằng Lủ mò lên, hai mắt nó sáng rực, chẳng ai nhận ra nó là thằng cai thuốc phiện cả, vội vã đáp lời:

– Ôi cô bé thích ở bao nhiêu ngày mà chả đc, ở luôn đây đi nha, hô hô.

Cái giọng cười hô hố của nó làm cô gái ngượng đỏ mặt. Thầy mới quay qua gắt:

– Hai thằng mày đi dọn bữa ăn đi, giữa trưa rồi. Cô cũng xuống ăn với tụi nó mà lấy sức chăm người bệnh đó mà.

Tôi dạ vâng rồi cùng thằng Lủ dọn cơm. Xong xuôi thì lên mời thầy và cô gái xuống. Thầy đang suy nghĩ gì đó nên chưa muốn ăn. Ông nói cô gái xuống ăn trước với hai thằng tôi. Không biết vì đói hay dường như sợ uy của thầy, cô gái răm rắp nghe theo ngay lập tức. Vì thói quen không nói chuyện trong bữa cơm, nên cả ba ngồi cúi mặt ăn cho xong. Không biết thằng Lủ nghĩ gì, nó quay qua nháy mắt với tôi, cười đểu.

Xong bữa, cô gái tiếp tục ngồi trông chừng bệnh nhân. Hai thằng tôi cũng ra ngoài ngồi cho mát, gần đây mới đc ở nhà mấy ngày. Cũng phải cảm ơn thằng Lủ, tất cả là nhờ nó thôi. Mà cũng tội, từ ngày ở nhà cai, nó gầy đi trông thấy. Trước hơn tám mười cân thì giờ cũng phát sút mất gần chục. Ấy là so với người thường thôi, chứ nó vẫn còn to lắm. Vậy nên tôi gọi nó thân thiện là thằng Mập.

– Ê Mập, mày thấy lão bị rắn cắn có gì lạ không?

– Lạ cái gì, ông già bảo bị hổ chúa cắn mà? Chưa chết là may còn lạ con mẹ gì.

Thằng này ít chịu để ý, tôi mới bảo nó:

– Vết rắn cắn không bình thường mày ơi, dấu nanh có tận bốn cái…mà không phải hai cái như bình thường.

– Vậy à, chắc con rắn này nó tợp hai phát, hô hô. – Nó đáp tỉnh khô.

Tôi vẫn đang còn thắc mắc, thì thầy đã đứng sau từ bao giờ. Ông thong thả nói:

– Thiên à, là con tinh ý. Đây không phải rắn hổ chúa đâu, là rắn giữ mả. Độc tính nó không phát tác nhanh, nhưng rất khó trị. Làm cho cơ thể người bị cắn rữa nát dần dần. Mà loài này thường tấn công những người mang hoặc nhiễm hàn khí âm lãnh mà thôi a. Thật khó hiểu mà…

Đoạn ông lại chìm vào suy tư, dường như đang nhớ về điều gì đó. Cả ba chúng tôi cùng lặng im, một lúc lâu sau ông thở dài và bắt đầu kể với giọng điệu mà ông thường kể chuyện tôi nghe, nhưng câu chuyện lần này tôi cảm thấy nó có gì u oán lắm:

– Năm đó di dân, trên đường qua Quảng Tây. Thầy cũng đã gặp loại rắn kỳ quái này rồi…

0
23 tháng 6 2015

mình thích. **** cho mình nhá

22 tháng 6 2015

tớ thấy nó cũng bình thường chẳng có gì là hay cả

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:   “Một buổi tối, thầy lặn lội đến nhà tôi và thầy xin ba mẹ cho tôi theo học lớp bồi dưỡng tiếng Anh đặc biệt cho một số học sinh có năng khiếu. Trước khi ba mẹ tôi kịp lo lắng về học phí, thầy nói rằng chúng tôi không phải đóng bất kì một khoản tiền nào cả.     Thế rồi tôi trở thành một trong những học sinh may mắn được sự kèm cặp của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

   “Một buổi tối, thầy lặn lội đến nhà tôi và thầy xin ba mẹ cho tôi theo học lớp bồi dưỡng tiếng Anh đặc biệt cho một số học sinh có năng khiếu. Trước khi ba mẹ tôi kịp lo lắng về học phí, thầy nói rằng chúng tôi không phải đóng bất kì một khoản tiền nào cả.

     Thế rồi tôi trở thành một trong những học sinh may mắn được sự kèm cặp của thầy. Công lao của thầy đã được đền đáp: nhiều học sinh của thầy đoạt giải môn tiếng Anh toàn quốc và có được công việc tốt nhờ vốn ngoại ngữ thầy đã truyền dạy. Tôi đã đến và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới và được học nhiều giáo sư danh tiếng nhưng người tôi tôn trọng nhất vẫn là người thầy giản dị của tôi: người đã dạy cho tôi những từ tiếng Anh đầu tiên, đã thổi bùng trong tôi những ước mơ thay đổi số phận và giúp tôi hiểu giá trị của lòng nhân nghĩa ở đời”

                        (Theo Nguyễn Thị Quế, Chaongaymoi.com, ngày 6/11/2008)

a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

     b.(0,5 điểm) Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích.

     c.(1,0 điểm) Tìm trong đoạn trích một câu ghép và xác định cấu trúc câu đó.

     d. (2,0 điểm) Đoạn trích đã gợi lên trong em những suy nghĩ gì về tình thầy trò trong cuộc sống hiện nay.

0