K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2021

1.Nước tác dụng với natri

- Cách tiến hành : Cho một mẩu Natri nhỏ bằng hạt đậu cho vào nước

- Hiện tượng : Natri tan dần, chạy tròn trên mặt nước, có khí không màu không mùi thoát ra.

- Giải thích : Kim loại kiềm tan trong nước

- PTHH : \(2Na + 2H_2O \to 2NaOH + H_2\)

2.Nước tác dụng với vôi sống CaO

- Cách tiến hành : Cho một nhúm CaO vào cốc chứa nước, khuấy đều.

- Hiện tượng : CaO tan dần, tỏa nhiều nhiệt.

- Giải thích : Một số oxit bazo tan trong nước.

- PTHH : \(CaO + H_2O \to Ca(OH)_2\)

3.Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit 

- Cách tiến hành : Cho một mẩu P2O5 vào cốc nước.

- Hiện tượng : P2O5 tan dần tạo thành dung dịch không màu.

- Giải thích : Oxit axit tan trong nước thành dung dịch axit.

- PTHH : \(P_2O_5 + 3H_2O \to 2H_3PO_4\)

15 tháng 2 2019

mình cũng đang học hóa nè

15 tháng 2 2019

mee,too!

20 tháng 11 2021

Tham khảo:

a. Dụng cụ, hóa chất:

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.Hóa chất: dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3.

- Cách tiến hành:

+ Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3.

+ Lắc nhẹ ống nghiệm.

- Hiện tượng – giải thích: Ta thấy kết tủa nâu đỏ xuất hiện, kết tủa đó là \(Fe\left(OH\right)_3\)

\(PTHH:3NaOH+FeCl_3\rightarrow Fe\left(OH\right)_3\downarrow+3NaCl\)

- Kết luận: Bazơ tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

b. Dụng cụ, hóa chất:

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.Hóa chất: dung dịch BaCl2, dung dịch H2SO4 loãng.

- Cách tiến hành:

+Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4 loãng.

- Hiện tượng – giải thích: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng, là BaSO4.

\(PTHH:BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)

- Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

30 tháng 10 2021

Câu 1 : 

+))Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và các điện tử (electron)quay xung quanh nó ở vị trí khá xa nên có thể nói rằng nguyên tử có cấu tạo chỉ toàn là khoảng trống.

+) Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.

+) viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố:

natri Na p=e=11

magie: Mg p=e=12

sắt: Fe p=e=26

clo Cl:p=e=17

4 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Khi nhỏ vài giọt dung dịch acetic acid lên mẩu giấy quỳ tím, mẩu quỳ tím hóa đỏ vì acetic acid có tính acid.
- Khi cho vào ống nghiệm thứ nhất chứa dung dịch acetic acid vài mẩu magnesium, mẩu magnesium tan và xuất hiện bọt khí.
→ Giải thích: Acetic acid phản ứng với magnesium, làm magnesium tan và tạo khí hydrogen.
2CH3COOH + Mg → 2(CH3COO)2Mg + H2
- Khi cho vào ống nghiệm thứ hai chứa acetic acid 1 thìa sodium carbonate, sodium carbonate tan và xuất hiện bọt khí.
→ Giải thích: Acetic acid phản ứng với sodium carbonate, sinh ra khí carbon dioxide.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

4 tháng 8 2023

Hiện tượng:  Cả 2 ống nghiệm  đều xuất hiện kết tủa xanh lam nhạt (Cu(OH)2)

PTHH: CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2↓(xanh) + Na2SO4 (PTHH ở bước 2)

- Khi cho gylycerol vào ống 1: Kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối copper(II) glycerate

PTHH: 2 C3H5(OH)3 + Cu(OH)2→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2 H2O

- Khi cho ethanol vào ống 2: không có hiện tượng, kết tủa không tan.

Hiện tượng

-Khi cho vào hai ống nghiệm dung dịch CuSO4 thì sẽ xuất hiện kết tủa màu xanh lam

-Khi cho vào ống 1 glyxerol thì sẽ làm cho kết tủa tan dần tạo dần thành dung dịch màu xanh lam

-Khi cho etanol vào ống 2 thì kết tủa sẽ ko tan

PTHH:
\(CuSO_4+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

6 tháng 10 2021

Cho 3 chất tác dụng với BaCl2. Lọ nào ko có phản ứng thì lọ đó là HCl.

Tiếp theo dùng quỳ tím thử 2 lọ còn lại. Quỳ tím hóa đỏ --> H2SO4 loãng.

Quỳ tím ko đổi màu --> Na2SO4

Pthh: Na2SO4 + BaCl2 --> 2NaCl + BaSO4

H2SO4 + BaCl2--> 2HCl + BaSO4