K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2017

Gia đình được mệnh danh là một tế bào của xã hội. Nếu một gia đình cuộc sống yên ấm, có đầy đủ cha mẹ, con cái được nhận nhiều tình thương yêu thì gia đình đó sẽ tạo ra những chiếc nôi đầu tiên, êm ấm cho con cái khi trưởng thành.

Một gia đình đoàn kết yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực, những thành viên sống trong gia đình đó sẽ biết đoàn kết, nâng nui, chia sẻ những buồn vui với nhau, giúp đỡ cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Nguồn gốc, nền tảng gia đình đối với mỗi con người chúng ta là vô cùng quan trọng bởi gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người, những thói quen nếp sinh hoạt, đều là do gia đình tạo cho mỗi cá nhân con người
Một gia đình có nề nếp, sinh hoạt tốt sẽ tạo cho con cái những thói quen suy nghĩ, học tập, sinh hoạt tốt

Khi những người con trưởng thành ra ngoài xã hội, cuộc sống có nhiều khó khăn, chông gai, nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì người con đó sẽ nỗ lực gấp trăm lần, nếu chẳng may vấp ngã họ cũng đứng lên được vì sau lưng họ đã có gia đình luôn thương yêu, che chở

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Tiền tài, sự nghiệp có thể nỗ lực cố gắng thì mua được nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá.

Mái ấm gia đình

Mái ấm gia đình

Chỉ có cha mẹ mới không quản ngại nắng mưa, gian sinh thành nuôi lớn chúng ta, hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu tuổi xuân, sức khỏe của họ để đổi lấy niềm vui cho ta. Sự hy sinh của cha mẹ là vô bờ bến, mái ấm gia đình mà cha mẹ dành cho chúng ta là món quà vô giá

Có một mái ấm gia đình bình yên, ấm áp, hạnh phúc được ăn những bữa cơm do chính bàn tay hiền hậu của mẹ nấu mỗi ngày, được mẹ nâng niu chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, chính niềm hạnh phúc của mỗi người con. Những bữa cơm gia đình là những giờ phút vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc hạnh phúc mà không giá trị vật chất nào có thể mua được

Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc không chỉ có sự cố gắng của những người lớn mà còn có sự đóng góp của những người con, những thiên thần bé nhỏ. Mỗi thành viên phải tự biết rèn luyện mình sống đúng vai trò, bổn phận

Cùng nhau cố gắng để xây dựng một mái ấm gia đình mà trong đó bố mẹ làm gương cho con cái, còn con cái thì phải vâng lời, lễ phép với cha mẹ như thế mới tạo nên một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc có văn hóa.

Trong xã hội hiện nay có nhiều mảnh đời bất hạnh, những trẻ em lang thang cơ nhỡ luôn mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị, nhưng không thể có được. Những mảnh đời bất hạnh này thật sự rất thiệt thòi các em cần phải có sự giúp đỡ của toàn xã hội cùng nhau chung ta cứu giúp những mảnh đời bất hạnh này, cho các em một mái ấm gia đình mới.

Bên cạnh những gia đình hạnh phúc, yên ấm thì cũng có những gia đình cha mẹ luôn bất hòa, thường xuyên tranh chấp cãi vã hoặc gia đình mà người cha tối ngày say xỉn, rồi về nhà bạo hành vợ con tạo nên những thảm kịch đen tối cho trí óc trẻ thơ non nớt.

Có những gia đình cha mẹ sống không đúng đạo đức làm những công việc phi pháp khiến con cái cũng hư hỏng, đua đòi theo cha mẹ. Những gia đình như vậy thật sự không thể nào là một mái ấm gia đình của trẻ thơ. Gia đình đó không thể nào là một chiếc nôi êm đềm hình thành những nhân cách tốt cho con trẻ.

Gia đình là món quà thiêng liêng, là tình cảm gắn bó không thể tách rời để có một gia đình là nơi sẽ luôn che chở yêu thương chúng ta, nơi tạo ra những tiếng cười thì mỗi thành viên trong gia đình phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Chỉ cần làm tốt các vai trò trách nhiệm của mình thì bạn sẽ tạo ra một gia đình đúng nghĩa.

4 tháng 11 2017

văn ngắn mà bạn

24 tháng 7 2018

Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến từng đầu dây thần kinh trong người đọc.

24 tháng 7 2018

Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

hok tốt

13 tháng 11 2016

Hai anh em Thành và Thủy là hai nhân vật chính, là hai người cùng cảnh ngộ cùng chịu nỗi đau nỗi bất hạnh với nhau→ tình cảm anh em đẹp đáng trân trọng.

(*) Các cuộc chia tay :

* Hai anh em chia nhau đồ chơi :


- Hai anh em đau khô buồn bã tủi cực khi nghe tin phải chia tay nhau vì bố mẹ li hôn

→ Sự hồn nhiên vô tội và nỗi bất hạnh của những em nhỏ


-Khi Thành mang hai con búp bê chia ra thì Thuỷ tru tréo lên giận dữ vì em không muốn hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ phải rời xa nhau

- Hai con búp bê luôn ở cạnh nhau không bao giờ xa cách là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt không bao giờ xa nhau của Thành &Thủy
→ Búp bê là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em, là kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu, là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành-Thủy

* Hai anh em chia tay nhau :
- Hai anh em đau đớn tột cùng khi phải chia tay nhau
- Trước khi đi em đã để lại con Vệ Sĩ bên cạnh con Em Nhỏ để cho chúng không bao giờ phải cách xa tượng trưng cho tình cảm gắn bó giữa hai anh em Thanh và Thủy. Em để hai con búp bê cạnh nhau và để cho con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ
→ một người em hết mực yêu thương anh trai hi sinh niềm vui của mình vì anh.
→ đáng trân trọng đáng tự hào.

15 tháng 11 2016

bn làm lạc đề rồi!!đoạn văn cơ mà chứ đâu phải phân tích bài đâubucminh

20 tháng 3 2020

Bài Mẫu Số 1: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

Bài Mẫu Số 2: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác

Vượt thác văn bản nằm trong chương XI truyện Quê nội (1974) -của nhà văn Võ Quảng. Đoạn trích nằm trong chương trình SGK Văn 6 đã cho thấy được khung cảnh sông nước hùng vĩ, nhưng hung dữ trên sông Thu Bồn trong hành trình vượt thác đầy vất vả và gian nan của những con người lao động nơi đây.

Vượt thác chính là bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn, trong một hành trình đầy hiểm nguy và vất vả, tác giả khéo léo chọn vị trí quan sát trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan rõ nét, con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã cho thấy những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng nơi khi mà con thuyền đi qua từ từ đồng bằng cho đến những đoạn sông nước chảy cuồn cuộn, thác dữ.

Thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy mà không có con người thì thật vô vị, chính khung cảnh thiên nhiên đã làm nền cho con người, trung tâm đó là chú Hai và dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác dữ. Dượng Hương Thư trông như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Tác giả dùng biện pháp so sánh nhiều lần trong một đoạn ngắn đã khắc hoạ vẻ đẹp con người rắn chắc, thể hiện sức mạnh, sự cố gắng để chiến đấu với dòng thác dữ. Nghệ thuật so sánh nhà văn làm nổi bật con người trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Trong đoạn "Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" cho thấy được những sự đối lập của con người, trong mọi hoàn cảnh khác nhau thì tư thế, sức mạnh cũng khác nhau. Đó là những hình ảnh đối lập thể hiện sự khiêm tốn, giản dị của những người lao động.

Với những hình ảnh thiên nhiên hung dữ trong cảnh vượt thác, nổi bật lên là hình ảnh con người kiên cường chống chọi vượt qua thiên nhiên, đồng thời nhà văn cũng ca ngợi con người lao động khiêm nhường, giản dị.

 Bài Mẫu Số 3: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác

Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.

Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.

Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.

Có thể coi bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn này là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sống lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh Đềvề cho kịp.

Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi,

dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.

Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.

ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.

Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trân đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cấm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lẩn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lùa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư

khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà Đềcàng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật.

Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như Đềchào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.

 Bài Mẫu Số 4: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác

Có lẽ, đọc tác phẩm Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động hơn với vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.

Vượt thác là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được "những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít". Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò chở giây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây. Dọc bờ sông "những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" Những chòm cổ thụ được tác giả nói ở đầu và cuối đoạn văn đều mang một dụng ý riêng. Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy " dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước" cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .

Ở tác phẩm " Vượt Thác" Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.

Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. " Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước" . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ - nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.

Đọc xong tác phẩm " Vượt thác" của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.

20 tháng 3 2020

‘Ngọc không giũa không thành ngọc sáng – Người không học không biết lẽ phải’. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.

Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.

Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.

Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.

Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.

Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.

Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.

Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.

Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.

Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!

Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.

Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:

‘Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao’

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.

24 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

3 tháng 8 2016

xl nhé

mk viết văn dở lắm

 

3 tháng 8 2016

Thế là một năm học nữa đã kết thúc với bao niềm vui xen vào đó một chút bâng khuâng xa mái trường mới, thầy cô và bạn bè.

Mặc dù mọi thứ thật xa lạ khi mới bước vào ngôi trường nhưng cuối năm lại là một chút nhớ, một chút hoài niệm và một chút nhớ  với những thầy cô và bạn bè. Một năm chưa đủ để chúng ta hiểu nhau nhưng một năm ấy có thể tạo ra những kỉ niệm mới về ngôi trường THCS. Một năm bắt đầu rất nhanh và kết thúc cũng vậy nó luôn để lại những gì đẹp nhất. Khi vất ngã có bạn bè, thầy cô nâng đỡ hay những lúc giận hờn vu vơ ấy để gắn tình bạn vào với nhau lâu hơn. Kết thúc một năm học mới ta sẽ được gặp lại họ với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của mỗi người bạn , thầy cô đặc biệt là mái trường THCS.