K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ

Tượng voi bằng đá tại Lam Kinh - Thanh Hóa

đây nha cậu ;-;

22 tháng 2 2021

thank you nha

 

 

5 tháng 12 2017

Thời phong kien

14 tháng 12 2016

Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phù quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
Về quân sự, tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
Trên lĩnh vực y học, người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể. Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu

 

28 tháng 12 2018

Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phù quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
Về quân sự, tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
Trên lĩnh vực y học, người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể. Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

8 tháng 10 2016

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện một tâm hồn yêu tự do, yêu thiên nhiên. Những hình ảnh trong thơ ông luôn khiến người đọc cảm nhận được sự trong lành và kì vĩ. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là một bài thơ đẹp như vậy, nói lên tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch đồng thời ca ngợi sự kì vĩ của thiên nhiên.

Bài thơ đã thể hiện được sự cảm nhận tinh tế và đầy táo bạo về hình ảnh thác núi Lư.

Về phiên âm:

Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trục há tam thiên xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

Về phần dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dài Ngân hà tuột khỏi mây.

Phần nhan đề của bài thơ đã nói lên không gian, tầm ngắm của tác giả bằng từ ‘xa” và “ngắm”. Tác giả đứng từ xa và ngắm nhìn vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao của dòng thác núi Lư kì vĩ, mênh mông. Chính nhan đề bài thơ đã nói lên sự tinh tế và đầy tài hoa của Lí Bạch.

Đứng ở phía xa không thể nhìn một cách tỉ mỉ từng cảnh, từng vật nhưng lại có cái nhìn bao quát và tổng thể nhất. Ông đã lấy lợi thể có điểm nhìn này để vẽ lên một bức tranh toàn cảnh tuyệt vời nhất.

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Một câu thơ cất lên đầy chất thơ, đầy chất thi vị, ánh nắng như đan cài, hòa vào dòng thác kì vĩ , lớn lao như vậy. Dưới ngòi bút của Lí Bạch, thiên nhiên hiện lên sống động và thật lớn lao. Ông đã miêu tả vẻ đẹp của dòng thác trước ánh nắng mặt trời, sự phản quang của nắng đã khiến cho dòng nước chuyển thành màu tía lung linh huyền ảo. Đây thực sự là điểm mới trong cách đánh giá thiên nhiên của Lí bạch.

Xa trông dòng thác trước sông này.

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây

Nhưng hình thơ thơ táo bạo và đầy sức hút, giống như một bức tranh đẹp đứng chênh vênh một một vách núi hiểm trở. Hình ảnh thác nước hiện lên kì vĩ và vô cùng lớn lao.

Ở câu thơ thứ hai, phần dịch thơ đã đánh mất chữ “quải”: so với phần dịch thơ nên sự gợi hình, gợi tượng của câu thơ không còn cuốn hút nữa. Như thế mới có thể thấy được trí tưởng tưởng của nhà thơ thật tuyệt vời mà tinh tế.

Người đọc có thể hình dung được trong bức tranh này có núi cao hiểm trở, có sườn dốc chênh vênh, và có cảnh thác nước “bay thẳng xuống”.

Một hình ảnh thơ quá đẹp, quá tuyệt vời khi Lí bạch cảm chừng như “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”. Với động từ mạnh “bay thẳng” đã khẳng định được vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao, hùng vĩ và có phần hiểm trở của thiên nhiên nơi đây.

Tác giả đã lấy một con số cụ thể để ước lệ tượng trưng cho chiều dài của dòng thác. Con số ấy còn gợi lên một vẻ đẹp kì vĩ, hiểm trở, tạo cảm giác ớn lạnh cho người đọc. Và chính người đọc như cảm nhận được dòng thác như đang đổ xuống ngay trước mặt mình.

Câu thơ cuối có thể nói là câu thơ đầy ấn tượng đối với người đọc. Sự tinh tế và sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ đã tạo nên một hình ảnh cực kì “độc” và “lạ”. Không phải nhà thơ nào cũng có vốn từ phong phú như vậy để tạo nên hình ảnh thơ mới mẻ như thế.

Tưởng dài Ngân Hà tuột khỏi mây

Câu thơ lấp lánh một vẻ đẹp huyền ảo, hư hư thực thực cứ đan cài, quyện chặt lấy nhau tạo nên một bức tranh đậm chất thơ. Tác giả ví thác nước như dải Ngân Hà. Một so dánh kì lạ và đầy mới mẻ. Từ ‘tuột” được Lí Bạch sử dụng rất đắc điệu và làm tốt vai trò của mình trong việc chuyển thể nội dung của bài thơ. Câu thơ cuối được coi là điểm nhấn, mà “mắt nhãn” của cả bài thơ vì đã nói lên được cái hồn, cái thần thái của cả bài thơ. Hình ảnh này khiến người đọc thán phục trước tài năng thơ, tài năng ngôn ngữ và tài năng liên tưởng của Lí Bạch.

Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” thực sự là một bài thơ có hình ảnh đep, kì vĩ và lớn lao. Thiên nhiên trong thơ Lí bạch luôn phóng khoáng và kì vĩ như chính con người của ông.

8 tháng 10 2016

 Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

 

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

 


 

13 tháng 12 2021

TK

1. Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Đó là dương lịch.

2. Thần thoại Hi Lạp: Các vị thần như thần Dớt của Hy Lạp trở thành Giupite của La Mã. – Thần Nêva – vợ thần Dớt của Hy Lạp thành thần Giumông – vợ của Giupite của La Mã...

3. Kịch: Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch, có những nhà soạn kịch nổi tiếng như: Etsin, Xôphốc, Ơripit.

4. Kiến trúc: đền Páctênông, đền Dớt ở Ơlempi, các đền thờ ở mốt số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin; các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtêông, rạp hát, các khải hoàn môn.

5. Điêu khắc: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo, nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra…

28 tháng 3 2018

Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

23 tháng 10 2017

Chịu bó tay.kom

 Nói về văn hóa thới cổ đại thì rất rộng lớn vì có rất nhiều nền văn minh cũng như những thành tựu đặc sắc cho mỗi thời kỳ và mỗi nên văn minh đó: 
-------------->>>>>>>>>>Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
Phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma. 
<<<<<<<<<<<<<<<<----------------------... 
+Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v... 
+Về chữ viết, chữ số: 
CHỮ TƯỢNG HÌNH AI CẬP 
BẢNG CHỮ CÁI LATINH 
Chữ số Ai Cập 
=16 
=143 
1 2 3 
10 
100 
1000 
+Về chữ viết, chữ số: Chữ tượng hình, chữ theo mẫu a,b,c, chữ số. 
Về các khoa học: toán học, vật lí, lịch sử. 
Về các công trình nghệ thuật: 
KIM TỰ THÁP 
VƯỜN TREO BA-BI-LON 
Đền Pac-tê-nông 
Đấu trường Cô-li-dê 
+các nhà khoa học 
Ac-si-met 
Pi-ta-go 
Hê-rô-đốt 
Hô-me

30 tháng 9 2019

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

– Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng

– Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

b. Chữ viết

– Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành

– Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý

c. Toán học

– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… mà toán học ra đời.

– Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ

d. Kiến trúc

 Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,…là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma

a. Lịch và chữ viết

– Lịch:

+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

– Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

– Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

c. Văn học

– Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,…

– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

d. Nghệ thuật

– Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông

– Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,…