K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2017

- Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng thẫm -> đỏ như pha máu. Tảo sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng

- Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày được gợi là thủy triều đen

26 tháng 10 2017
Hiện tượng thủy triều đỏ có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí - thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Thủy triều đỏ. H

ầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật.

Tảo chết và chìm xuống đáy thủy vực và bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là vi khuẩn.

Kết quả gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong các tầng nước làm chết các loài thủy sản. Quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gây tăng các khí độc. Đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng trên 300 loài vi tảo đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con
người (nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động vật thân mềm sò, ốc hay cá… và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm. Do vậy cả ngư dân cũng như người tiêu dùng khó có thể xác định được các thực phẩm biển bị nhiễm độc do tảo gây ra. Hiện nay, có 5 loại triệu chứng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc tố tảo xảy ra với con người. Trong đó, đặc biệt dạng ngộ độc gây tê liệt cơ (PSP) có thể gây tử vong và
dạng ngộ độc Ciguatera rất phổ biến trong vùng nhiệt đới. Theo các nhà khoa học, trong vài thập kỷ qua, hiện tượng Thủy triều đỏ và nở hoa nước đang gia tăng ở cả 2 khía cạnh tần số/cường độ xuất hiện và phân bố địa lý.
Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều đen”

Phân tích các mẫu nước hồ lấy từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen” thường xảy trong hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăng nồng độ các gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ôxy trong nước và lây lan hợp chất sunfua biến nước hồ có màu đen và mùi hôi. Trong quá trình thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều đen” Chúc bạn học tốt!
26 tháng 12 2021

d

26 tháng 12 2021

A

12 tháng 11 2021

Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng gì?

A. Triều kém

B. Triều cường

C. Thủy triều đỏ

D. Thủy triều đen

12 tháng 11 2021

d nhaaaaaaaaaaa

Câu 1. Phân biệt bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. (tác nhân gây bệnh, con đường truyền bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh)Câu 2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng “thủy triều đỏ”Câu 3. Kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Nêu con đường lây nhiễm và biểu hiện của bệnh.Câu 4. Kể tên những loài nấm chủ yếu dùng làm dược liệu.Câu 5. So sánh Rêu với Dương xỉ.Câu 6. Phân biệt cơ quan sinh sản của cây Hạt...
Đọc tiếp

Câu 1. Phân biệt bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. (tác nhân gây bệnh, con đường truyền bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh)

Câu 2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng “thủy triều đỏ”

Câu 3. Kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Nêu con đường lây nhiễm và biểu hiện của bệnh.

Câu 4. Kể tên những loài nấm chủ yếu dùng làm dược liệu.

Câu 5. So sánh Rêu với Dương xỉ.

Câu 6. Phân biệt cơ quan sinh sản của cây Hạt trần với cây Hạt kín.

Câu 7. Nhờ quá trình nào mà thực vật góp phần cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong khí quyển.

Câu 8. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở những khía cạnh nào.

Câu 9. Nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống.

Câu 10. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật.

Câu 11. Kể tên một số động vật gây hại trong cuộc sống hàng ngày mà em biết.

Câu 12. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh do giun sán. 

Câu 13. Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở khía cạnh nào.

Câu 14. Nguyên nhân gây suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

15
18 tháng 3 2022

tham khảo

1. 

1. Đường lây truyn:

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức lây truyền:

-  Do muỗi truyền: đây là phương thức chủ yếu.

-  Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

- Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).
-  Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

2. Triệu chứng của bệnh sốt rét:

Biểu hiện ban đầu của bệnh đó là rét run - sốt nóng - sau đó vã mồ hôi. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

Sốt rét được chia làm hai loại: Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng và Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.

3. Tác hại của bệnh sốt rét

- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

- Gan to, lách to.

- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nỡ dễ mắc phải những tai biến.

4. Biện pháp phòng chống dịch:

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

3. Điều trị bệnh sốt rét:

Chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt nguồn bệnh và cắt đường lan truyền ký sinh trùng. Nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.

Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan (diệt giao bào); điều trị chống tái phát và điều trị sốt rét biến chứng phải theo đúng y lệnh của bác sỹ.

Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly nhưng cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.

2.Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ hay tảo nở hoa là vì ô nhiễm nguồn nước do lượng nước thải. Chủ yếu từ các khu dân cư, các trang trại nông nghiệp có chứa nhiều chất hữu cơ. Lượng nước thải ra sông, biển với hàm lượng lớn. Khi đó sẽ giúp cho tảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

3.undefined

4.

...
Dưới đây  6 loại nấm dược liệu phổ biến, cung cấp cái nhìn sơ lược về một số lợi ích tiềm năng của chúng.

Nấm chaga. ...

Nấm vân chi. ...

Nấm linh chi. ...

Nấm hầu thủ ...

Nấm khiêu vũ ...

Đông trùng hạ thảo

5.Cả rêu và dương xỉ đều là những cây không ra hoa, không hạt. Dương xỉ là thực vật phát triển hơn rêuCác Sự khác biệt chính giữa rêu và dương xỉ là thế rêu là thực vật không có mạch trong khi dương xỉ là thực vật có mạch. Hơn nữa, cơ thể thực vật của dương xỉ được phân biệt thành lá, thân và rễ thật.

7.

Thực vật hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển trong quá trình quang hợp. Carbon dioxide được thực vật (với năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời) sử dụng để sản xuất ra các chất hữu cơ bằng tổ hợp nó với nước. Các phản ứng này giải phóng ra oxy tự do.Tên khác: khí cacbonic; thán khí; carbonic Oxi...Tỷ trọng và pha: 1,98 kg/m³ ở 298 K; 1,6 g/cm³ ... 8.số lượng loài và số lượng sống9.Có xương sống.10.a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển  phản ứng nhanh11.Động vật - KHTN 6 Chân trời sáng tạo12.- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.13.Đa dạng sinh học14.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp  gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các ...
18 tháng 3 2022

Tham khảo

 câu 2 :  Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ hay tảo nở hoa là vì ô nhiễm nguồn nước do lượng nước thải. Chủ yếu từ các khu dân cư, các trang trại nông nghiệp có chứa nhiều chất hữu cơ. Lượng nước thải ra sông, biển với hàm lượng lớn. Khi đó sẽ giúp cho tảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

 

15 tháng 12 2022

Hiện tượng

Sóng biển

Thủy triều

Dòng biển

Biểu hiện

Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng

Nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

Dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa

Nguyên nhân

Chủ yếu do gió;

Còn sóng thần là do sự động đất ngầm dưới đáy biển

Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.

Do sự thay đổi của các hướng gió trên Trái đất và sự chênh lệch của độ muối, nhiệt độ giữa các vùng biển.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

+ Thủy triều đỏ là một thuật ngữ đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis. Hiện tượng thủy triều đỏ hoàn toàn không liên quan đến hoạt động lên xuống của dòng nước.

+ Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển. Hiện tượng này cũng không liên quan gì đến thủy triều.

27 tháng 11 2016

Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.

Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể "nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.

Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.

Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Nước sông San Diego, California, Mỹ chuyển màu đỏ rực do tác động của hiện tượng thủy triều đỏ.
Nước sông San Diego, California, Mỹ chuyển màu đỏ rực do tác động của hiện tượng thủy triều đỏ. (Ảnh: Kai Schumann/OceanService.gov)

Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định 6 triệu chứng ngộ độc ở người do ăn phải những loài có tích lũy độc tố tảo.

Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển. Vì vậy, người sử dụng, kể cả ngư dân, cũng không phát hiện ra độc tố tảo trong thức ăn. Ở nước ta, Trung tâm An toàn thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản (thuộc Bộ Thủy sản) có trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm biển (chủ yếu là thân mềm hai mảnh vỏ) xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, nhiều địa phương nuôi vẹm xanh và các loài thân mềm hai mảnh vỏ khác lại chưa chú trọng vấn đề này.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy triều đỏ" gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, đặc điểm kinh tế - xã hội... Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục trong ngư dân là khi phát hiện dấu hiệu "thủy triều đỏ" cần báo ngay cho cơ quan chức năng, để từ đó có những giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng nuôi tôm, cá đến nơi khác, thay nước trong hồ nuôi...

Việc giám sát tảo gây hại ở một khu vực nhỏ (ví dụ như vịnh Florida) của Mỹ tốn cả triệu USD mỗi năm. Hằng năm, Trung Quốc cũng bỏ ra một ngân sách lớn để nghiên cứu và giám sát tảo gây hại. Ở nước ta, đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.

  • Thủy triều đỏ và những tác hại đối với sản xuất thủy sản
  • Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương
27 tháng 11 2016

bn copy trên mạng nhưng bài này ko đúng rồi