K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2019

Chọn đáp án: B

20 tháng 7 2021

c

 

1) Văn bản trên thuộc thể loại : Ca dao.

2) Nội dung : Miêu tả tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

3) Những từ diễn tả tâm trạng trong văn bản : buồn, trông .... lặn, trông ... mờ, chờ, hỡi ... mờ.

4) Cảm nhận tâm trạng cô gái :

Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao. Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò". Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh. Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt - liệu có là ám chỉ tình yêu? Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng. Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai. Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng. Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi. Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái. Cô lẻ loi quá! Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái. Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp của ca dao - một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được ...

20 tháng 7 2019

4)Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam"..Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp của ca dao - một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được ...

20 tháng 11 2016

Sau phút chia ly” trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Có người cho rằng đoạn trích này là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhưng có người lại nói của Phan Huy Ích. Tuy nhiên của nhà thơ nào thì nó vẫn là những áng thơ phản ánh chân thực, sâu sắc nhất tình cảnh lẻ loi, đơn độc của người phụ nữ khi có chồng ra trận. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt.

Thời kì phong kiến, có nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra đã lôi kéo rất nhiều người vào vòng xoáy này. Cuộc sống cơ cực, nỗi chia ly, tan tác cứ triền miên không có lối thoát. Khúc ngâm này chính là tiếng khóc ai oán của người chinh phụ khi có chồng ra trận mà không hẹn ngày về. Với những đặc trưng của thể ngâm cũng như của thơ Nôm, tác giả đã lột tả được diễn biến tâm lí một cách sâu sắc nhất.

 

Ngay từ những câu thơ đầu đã nói lên tình cảnh chia ly đầy đau đớn và xót xa của đôi vợ chồng trẻ. Tác giả đã diễn tả một cách chân thực, sâu sắc tâm trạng u sầu này:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Chỉ với 4 câu thơ nhưng đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người vợ trẻ sau khi tiễn chân chồng ra trận. Một tình cảnh đối lập, khắc nghiệt đến tái tê được gợi lên trong không gian dài và rộng, sâu và xa. Chàng và thiếp, mỗi người một ngả, mỗi người một nơi. Biện pháp tương phản được tác giả sử dụng một cách khéo léo. Là vợ chồng trẻ, gắn bó mặn nồng với nhau nhưng lại chia ly đau lòng nhưng chỉ biết câm nín.

Cụm từ “cõi xa mưa gió” giàu sức gợi tả, không chỉ là mưa gió của thiên nhiên khắc nghiệt mà có lẽ còn để diễn tả sự khốc liệt của chiến trang ngoài kia. Đối lập với “cõi xa mưa gió” là “buồng cũ chiếu chăn” người vợ trở về. Một bên khốc liệt, một bên cô đơn, lẻ bóng đến tái tê lòng. Tình cảnh đối lập, không gian đối lập đó cứa vào lòng người nỗi thương xót tộ cùng.

 
11 tháng 2 2017

Đã là người Việt Nam thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người.Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lện một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi.Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có...mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả 1 cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao.tooi nhớ có một bài ca dao thế này:

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":
Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đó chính là " buồn trông"- 1 điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao.Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái.Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Ngoại cảnh mà như tâm cảnh.Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.Bởi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao.Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh.Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu?Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng.Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai.Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào.Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.
Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau.Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

22 tháng 10 2021

Tham khảo

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

 

bài học

Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng lớn của mình: Ở đời không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiên ta phải ân hận suốt đời.10 thg 9, 2021

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

Bài học rút ra là chúng ta:

Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình

Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ

Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân

Không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình