K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2017

Giai đoạn:

Từ 14 - 7 - 1789 đến 10-8-1792: Cách mạng bùng nổ và phàt triển Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Tháng 8 - 1789 thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. cách mạng lan rộng khắp cả nước

Từ 10 - 8 - 1792 đến 2-6 -1793: Cách mạng tiếp tục phát triển Khởi nghĩa của nhân dân Pari: Nền quân chủ lập hiến bị lật đổ, thiết lập nền cộng hoà. Vua Lui XVI bị tử hình. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cách mạng

Từ 2-6-1793 đến 27-7-1794: Đỉnh cao của cách mạng Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh; xoá bỏ mọi đặc quyền của phong kiến đẩy lùi được nạn ngọai xâm.

Từ 27- 7 -1994 đến 9- 11- 1799: Thoái trào cách mạng Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ
Đảo chính Của Napôlêông, chế độ độc tài quân sự thiết lập

12 tháng 12 2018

bạn trả lời thiếu ý 2 kìa

cách mạng nào phát triển nhất vậy

25 tháng 11 2021

Năm 1793, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới và lên nắm chính quyền-> Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Chọn: D

25 tháng 11 2021

Câu 19. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?

A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.

B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.

C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.

D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền

19 tháng 4 2016

a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.

* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)

- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.

- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).

* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)

- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.

- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.

* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)

- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.

- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.

b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:

- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:

+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,

+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.

+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.

+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.

- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.

19 tháng 4 2016

Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:

- Điển hình:

+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.

- Triệt để:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.

- Dân chủ:

+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. 

- Tiến bộ:

+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

12 tháng 4 2017

Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn : dựa vào mục II, phần Kiến thức cơ bản, lập niên biểu theo mẫu sau

Giai đoạn

Thời gian

Sự kiện

Ý nghĩa

1. Thời kì cầm quyền của phái đại tư sản tài chính

2. Thời kì cầm quyền của tư sản công thương

3. Nền chuyên chính Giacôbanh

- Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao cách mạng vì :

+ Dưới thời kì chuyên chính Giacôbanh, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ như : đạo luật ngày 3 tháng 6, quyết định chia ruộng đất của bọn di cư thành nhiều mảnh nhỏ và bán theo phương thức trà dần trong 10 năm, tạo điều kiện cho dân nghèo có thể mua được đất; sắc lệnh ngày 10 tháng 6 cho phép chia đều đất công cho nông dân ; đạo luật ngày 17 tháng 7 quy định thủ tiêu hoàn toàn các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng. Các đạo luật về ruộng đất là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản. Nó đã phá huỷ tận gốc chế độ phong kiến dưới góc độ kinh tế, biến giai cấp nông dân phụ thuộc phong kiến trước kia thành những người tiểu tư hữu tự do, giải phóng họ khỏi ách nô lệ kéo dài hàng thế kỉ.

+ Tháng 6-1793, chính quyền Giacôbanh đã thông qua Hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đắng cấp bị xoá bỏ. Ngày 23-8-1793, Quốc hội đã thông qua sắc lệnh "tổng động viên toàn quốc" để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống "thù trong, giặc ngoài", ban hành luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối da của công nhân. Nhờ những chính sách tích cực đó, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia đội quân cách mạng. Phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp dưới thời kì Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao.


18 tháng 4 2017

Giai đoạn

Thời gian

Sự kiện

Ý nghĩa

1. Thời kì cầm quyền của phái đại tư sản tài chính

2. Thời kì cầm quyền của tư sản công thương

3. Nền chuyên chính Giacôbanh

- Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao cách mạng vì :

+ Dưới thời kì chuyên chính Giacôbanh, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ như : đạo luật ngày 3 tháng 6, quyết định chia ruộng đất của bọn di cư thành nhiều mảnh nhỏ và bán theo phương thức trà dần trong 10 năm, tạo điều kiện cho dân nghèo có thể mua được đất; sắc lệnh ngày 10 tháng 6 cho phép chia đều đất công cho nông dân ; đạo luật ngày 17 tháng 7 quy định thủ tiêu hoàn toàn các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng. Các đạo luật về ruộng đất là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản. Nó đã phá huỷ tận gốc chế độ phong kiến dưới góc độ kinh tế, biến giai cấp nông dân phụ thuộc phong kiến trước kia thành những người tiểu tư hữu tự do, giải phóng họ khỏi ách nô lệ kéo dài hàng thế kỉ.

+ Tháng 6-1793, chính quyền Giacôbanh đã thông qua Hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đắng cấp bị xoá bỏ. Ngày 23-8-1793, Quốc hội đã thông qua sắc lệnh "tổng động viên toàn quốc" để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống "thù trong, giặc ngoài", ban hành luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối da của công nhân. Nhờ những chính sách tích cực đó, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia đội quân cách mạng. Phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp dưới thời kì Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao.


22 tháng 7 2017

a) Diễn biến của cách mạng Pháp

Các giai đoạn Những sự kiện quan trọng

14/7/1789 đến 10/8/1792

(Chế độ quân chủ lập hiến)

- Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti

- 8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

- 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

10/8/1792 đến 2/6/1793

(Bước đầu của nền cộng hòa)

-Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ Cộng hòa

- Vua Lu-i XVI bị tử hình

2/6/1793 đến 27/7/1794

(Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-co-bin- Đỉnh cao của cách mạng)

- Phái Giacobin thực hiến nhiều chính sách tiến bộ

+ Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân

+ Ban hành tổng động viên.

- Đẩy lùi nạn ngoại xâm

27/7/1794 đến 9/11/1799

(Thoái trào cách mạng)

- Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ

- Đảo chính của Na-pô-lê-ông, chế độ độc tài quân sự được thiết lập

 

b) Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng. Vì

- 6.1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị bãi bỏ.

- Phái Giacobanh đã quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất đòi hỏi cơ bản của nông dân.

- 8/1793, Quốc hội thống qua sắc lệnh “ Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân trong cả nước chống “thù trong giặc ngoài” ban hành luật giá tối đa với lương thực đển hạn chế nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành mức lương tối đa của công nhân.

- Nhờ các chính sách của mình, phái Giacobanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bài 1:

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

12 tháng 6 2021

Tham khảo:

Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

12 tháng 6 2021

tham khảo:

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

 



 

2 tháng 7 2019

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện : Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti; tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa) : Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa; ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 - 6 - 1793. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

25 tháng 10 2018

Đáp án: A

13 tháng 9 2021

Cau 1:

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

Câu 2: 

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

* Đối với thế giới:

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

* Hạn chế:

- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

tham khảo: ^^

1-

Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

2-

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kl XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.