K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2017

Có ai làm được câu này ko z?

18 tháng 9 2017

bọn này tuổi lone đấy bác ạ :D

15 tháng 3 2021

Gọi bán kính trái đất là R

Ta có: \(\Delta V=4\pi\left(R+0,003\right)^2-4\pi R^2=4\pi\left(2R.0,003+0,003^2\right)\)

Từ đó thay R là bán kính trái đất tìm được thể tích ozon và tìm mol rồi tìm số phân tử 

13 tháng 9 2018

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰

27 tháng 10 2021

Ta có: \(F_{hd}=G\cdot\dfrac{M\cdot m}{R^2}=6,67\cdot10^{-11}\cdot\dfrac{M\cdot m}{\left(6400\cdot10^3\right)^2}=36\)

\(\Rightarrow M\cdot m=2,21\cdot10^{25}\)

Để vật đạt trọng lượng 9N:

\(\Rightarrow F'_{hd}=G\cdot\dfrac{M\cdot m}{R'^2}=6,67\cdot10^{-11}\cdot\dfrac{2,21\cdot10^{25}}{R'^2}=9\)

\(\Rightarrow R'=12797km\)

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ? Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng. Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng...
Đọc tiếp

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.

Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1mm, màu nâu hoặc nâu đen.

Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm trên, thì có thể khẳng định nó là thiên thạch.

Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên Trái Đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kĩ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1 - 3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.

Thành phần chử yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4 - 8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái Đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.

Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

0
LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên...
Đọc tiếp

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.

Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1mm, màu nâu hoặc nâu đen.

Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm trên, thì có thể khẳng định nó là thiên thạch.

Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên Trái Đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kĩ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1 - 3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.

Thành phần chử yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4 - 8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái Đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.

Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

0
15 tháng 9 2019

21 tháng 5 2021

Sinh vật tồn tại ở A.Trên bề mặt trái đất B.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá C.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyểnD.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển 

 

Sinh vật tồn tại ở

A.Trên bề mặt trái đất

B.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá

C.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển

D.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển

 

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng taJ.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNHLUẬNDưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất Bạn...
Đọc tiếp

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng ta

J.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNH
LUẬN

Dưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?

Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã

Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết dưới lòng đất có cả một "vương quốc động vật" như thế này

Dưới đáy biển có những ngọn núi lửa khổng lồ - điều này thì ai cũng biết rồi. Nhưng còn trong lòng đất thì có gì?

Câu trả lời là các lớp phủ manti (mantle), nằm giữa vỏ và lõi của Trái đất, được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau. Có điều, cụ thể cấu tạo của chúng như thế nào thì giới khoa học không thể nghiên cứu trực tiếp được, mà phải nhờ đến các máy đo rung động địa chấn.

Và mới đây nhờ vào một trận động đất, các nhà khoa học đã xác định được thứ gì ở giữa các lớp manti trong lòng đất. Đáp án là những ngon núi khổng lồ.

📷

Các dãy núi khổng lồ tại vùng chuyển tiếp gồ ghề

Nói chính xác hơn, các lớp manti này không hề bằng phẳng mà mấp mô, với biên độ lớn tựa như những ngọn núi trên bề mặt Trái đất.

Như đã nêu, việc nghiên cứu thế giới trong lòng đất phải dựa vào các rung động địa chất. Giới khoa học sẽ sử dụng những cỗ máy để thu nhận những tín hiệu phản xạ trong lòng đất, và rồi định hình được thứ gì đang ở bên dưới - giống như cách các nhà thiên văn dùng sóng radio và sóng ánh sáng để quan sát các thiên thể cách Trái đất hàng ngàn năm ánh sáng.

"Để có được kết quả, bạn cần một trận động đất khổng lồ bên dưới, đủ để khiến cả địa cầu rung chuyển," - tác giả nghiên cứu - tiến sĩ Jessica Irving từ ĐH Princeton cho biết.

Năm 1994, một cơn địa chấn mạnh 8,2 độ đã xảy ra trong lòng đất tại Bolivia đã khiến giới chuyên gia nảy ra ý tưởng nêu trên. Trận động đất xuất hiện ở độ sâu 647km, và xảy ra tại một khu vực thưa dân cư nên thương vong gần như không có. Đổi lại, giới khoa học thu được rất nhiều thông tin thú vị.

25 năm sau, Irving đã phân tích biểu đồ địa chấn thế giới và nhận ra có sự tương phản rõ rệt khi sóng động đất cắt ngang các lớp phủ trong lòng Trái đất. Chẳng hạn như ở độ sâu 410km có một vùng chuyển tiếp, cho thấy khu vực này có bề mặt bằng phẳng như những cao nguyên trên mặt đất.

📷

Giống như dãy Andes trong lòng đất vậy

Nhưng ở độ sâu 660km lại có một vòng chuyển tiếp khác. Tại đây, bề mặt của lớp phủ lồi lõm và gồ ghề với biên độ lớn, giống như những ngọn núi khổng lồ vậy. Nói dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng trong lòng đất ở độ sâu ấy có những dãy núi cỡ Andes mọc ngược vào trong lõi Trái đất.

Về thành phần của các lớp vỏ, các chuyên gia không có sự thống nhất. Theo Irving, lớp vỏ gồ ghề và lớp bằng phẳng sẽ có thành phần hóa học khác nhau, với nhiều độ nóng chảy cũng khác biệt.

Và nói tóm lại thì đây là một nghiên cứu quan trọng, vì nó giúp giới khoa học xác định được tung tích của những lục địa cổ đã bị Trái đất nuốt chửng trong quá khứ.

Tham khảo: IFL Science

5
19 tháng 2 2019

Gì vậy em!

19 tháng 2 2019

gì mà nỏ biết, nhìn vào là biết nội dung. hay hề!!! 😉