K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2017

-Có cần Phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi pần vì Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng.Nếu không phân biệt rõ ràng sẽ tạo nên sự lộn xộn trong văn bản.

-Cách nói trên chưa chính xác vì:

Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài. Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.

23 tháng 8 2017

-Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần. Vì Mở bài, Thân bài, Kết bài đã làm cho văn bản rành mạch và hợp lý, tuy nhiên chúng lại có nhiệm vụ khác nhau cho nên ta cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản.

-Cách nói trên chưa chính xác. Vì:

+)Mở bài không chỉ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.

+)Kết bài cũng không chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết.

Chúc bạn học tốt:))vuivui

29 tháng 8 2016

Cách nói trên chưa chính xác vì:

- Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.

- Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.

29 tháng 8 2016

cảm ơn rất nhiều

2 tháng 9 2016

Nói về văn bản là chúng ta đề cập đến sự thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Mở bài, Thân bài, Kết bài đã làm cho văn bản rành mạch và hợp lý, tuy nhiên chúng lại có nhiệm vụ khác nhau cho nên ta cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản.

2 tháng 9 2016

 Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì như vậy bố cục 3 phần sẽ giúp văn bản trở nên rành mạch, hợp lí, có sự thống nhất và liên kết.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

8 tháng 9 2019

Vì :

- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu

- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn

13 tháng 5 2018

Đáp án: A

→ Thường phần mở bài của văn tự sự để giới thiệu về sự việc (thời gian, không gian)

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

Tuy bạn nói chỉ cần mở và kết nhưng mk là cả thân luôn đấy

Là một đứa con, có ai không mơ ước được mẹ yêu thương và chăm sóc chứ? Nhưng có những đứa trẻ bất hạnh khi phải sống xa mẹ và luôn khao khát tình yêu thương ấy. Cậu bé Hồng sống gần nhà tôi là một đứa bé rất đáng thương. Tình cờ một ngày tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa cậu bé và bà cô của mình mà càng thêm thương xót cho cậu.

Chú bé Hồng bằng tuổi tôi nhưng có hoàn cảnh bất hạnh. Thầy mất, người mẹ vì nghèo túng nên cũng bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng sống với nhà bà cô nhưng luôn bị họ hàng ghẻ lạnh cay nghiệt. Tôi càng thương cậu hơn.

Một hôm, khi đi qua ngõ, tôi thấy Hồng bỏ cái khăn tang bằng vải màn trên đầu đi. Mới đấy mà cũng sắp đến giỗ đầu thầy của cậu bé. Tôi đứng nép bên cánh cửa trước cổng nhà và nghe thấy tiếng bà cô của Hồng cười rất mỉa mai, rồi lên tiếng:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Tôi thấy nét mặt cậu bé Hồng như chùng lại, cậu rơi nước mắt và hình như định cất tiếng trả lời, có lẽ cậu nhớ mẹ mình nhiều lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, Hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn trong làng nói, bà cô của Hồng rất ghét mẹ cậu. Bà ta luôn muốn gieo rắc vào đầu Hồng những hoài nghi để cậu bé ghét mẹ. Mẹ Hồng là người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ mình, làm sao những lời nói cay độc kia có thể xâm phạm đến tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của cậu.

Đang mải mê suy nghĩ, tôi thấy Hồng lên tiếng trả lời:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Bà cô của Hồng vẫn dùng giọng ngọt ngào hỏi luôn cậu:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Tôi thương cậu quá, những lời nó của bà cô như vết dao cứa vào trái tim của cậu. Mắt tôi dường như nhòe đi, mẹ Hồng cũng phải chịu bao đắng cay

Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào. Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:

– Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô không hề để ý đến giọt nước mắt mặn chát đang lăn dài trên má cậu mà vẫn tươi cười kể các chuyện cho cậu bé Hồng nghe. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống như nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:

- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia mà bà cô Hồng vừa nhắc tới. Rồi với vẻ mặt ngậm ngùi thương xót, bà cô chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.

Nghe đến đây, tôi rời bước đi. Lòng tôi bỗng buồn và thấy thương cho Hồng. Cậu chỉ bằng tuổi tôi mà phải sống cuộc sống thiếu thốn tình thương, không có cha mẹ lại chịu những lời mỉa mai, dằn vặt của bà cô. Câu chuyện của hai cô cháu Hồng cứ văng vảng bên tai, ám ảnh tôi về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ bất hạnh.

20 tháng 9 2021

dàn ý :

a. Những lời nói cay độc của bà cô

Bà cô gợi ý cho Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ: thoạt nghe hoặc không hiểu đầu đuôi câu chuyện thì thấy câu nói này bình thường nhưng tôi hiểu câu chuyện nên thấy rất khó chịu vì là người thân ruột thịt của bé, chứng kiến những đau khổ, thiệt thòi của bé mà nỡ lòng nói những lời đó.
Bà cô châm biếm rằng mẹ Hồng ở trong Thanh Hóa đang làm ăn phát tài, lại có thêm em bé với đứa cháu nhỏ của mình: là người xấu xa, cay độc.
Giả vờ thương xót rồi bảo chạy tiền tàu xe cho Hồng vào đó để mẹ may quần áo nhưng thực tế chỉ xoáy sâu vào nỗi đau buồn của em vì thiếu vắng sự quan tâm của người mẹ và khiến em ghét bỏ, ruồng rẫy mẹ mình.
Tiếp theo đó cô ta kể chuyện mẹ bé ở Thanh Hóa đi bán bóng đèn đầy khổ sở, một tay bế con cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy gò, thấy người quen hỏi han thì xấu hổ quay người đi. Để tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện bà ta bịa ra, bà ta xúi Hồng đi hỏi người họ hàng xa về sự thật câu chuyện đó.
Kết thúc câu chuyện bà ta khơi gợi lại nỗi đau mất cha của Hồng bằng câu hỏi không biết mẹ bé có về dịp giỗ đầu của cha hay không.

 
→ Một người cô có tâm địa độc ác, xấu xa. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ của chính người cháu ruột của mình mà bà ta không những không thương xót mà lại gieo rắc vào đầu chúng những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người mẹ để chúng căm ghét mẹ mình và tự làm tổn thương chính bản thân chúng.

b. Tâm trạng bé Hồng khi đối thoại với bà cô

Ngay khi bà cô cất tiếng hỏi để bắt đầu cuộc đối thoại mặt bé đã biến sắc, chùng xuống buồn rầu nhưng vẫn cúi đầu không đáp.
Bé cất tiếng đáp sau khi lấy lại bình tĩnh rằng không muốn vào thăm mẹ với hi vọng bà cô kết thúc cuộc trò chuyện.
Khi bà cô tiếp tục những lời nói cay độc, khóe mắt em bắt đầu cay cay và những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống - giọt nước mắt của một đứa trẻ tội nghiệp, thiếu thốn tình yêu thương và bị tổn thương bởi chính người thân ruột thịt của mình.
Tuy bé không nói gì thêm, chỉ im lặng nghe bà cô kể lể nhưng qua ánh mắt, hành động của bé tôi hiểu ra rằng trong lòng em đang chịu tổn thương sâu sắc và cũng đầy sự căm hờn.
c. Tổng quát lại câu chuyện

Cuộc trò chuyện kết thúc trong sự hả hê của bà cô khi kể xong câu chuyện về mẹ Hồng và sự im lặng, chịu đựng của em. Tuy chỉ là hàng xóm và vô tình chứng kiến cuộc đối thoại này nhưng tôi cảm thấy thương cảm với em hơn bao giờ hết, đau xót khi một đứa trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương từ chính người thân của mình.

25 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

12 tháng 4 2017
STT Các phần Tự sự Miêu tả
1 Mở bài Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả.
2 Thân bài Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại).
3 Kết bài Kết quả, suy nghĩ. Nhận xét, cảm nghĩ