K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"

Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu, của khổ thơ.
Câu thơ so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...

10 tháng 8 2017

Giọt nắng tìm kim
Giọt nắng quét nhà
Hai câu thơ trên thật sáng tạo. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hóa dể biến những giọt nắng vô tri vô giác thành một con người biết hoạt động, biết suy nghĩ. Động từ"tìm" làm cho câu thơ " giọt anwngs tìm kim" lại càng trở nên sinh động và hay hơn..." quét nhà" vốn là một công việc quen thuộc của con người, nhưng giờ đây, nắng-lại là thứ làm việc đó.
Ngoài nhân hóa, tác giả còn sử dụng phép ẩn dụ. " giọt" là từ đo đại lượng của một chất lỏng nao đó, nhưng từ giọt lại được dùng kèm với từ "nắng", đâyquả là một câu thơ rất hay, rất sinh động , rất sáng tạo, nó đã thổi hồn cho nắng, cho thiên nhiên muôn màu muôn vẻ.

~ Chúc bn học tốt!~

22 tháng 3 2022

ai giúp mình với ạ xíu nữa mình thi rồi :((

22 tháng 3 2022

1) Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.

Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. Thể hiện sự xúc động, luyến tiếc giữa cho mối quan hệ sắp phải chia xa khi người ở lại tiễn biệt người đi xa.

2) em tự làm

3 tháng 3 2019

                                                         Bài làm :

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, nhữngngười dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

3 tháng 3 2019

lên mạng đây fphair không

3 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh, ẩn dụ. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. 

 

28 tháng 12 2021

hưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”

Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.