K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2017

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
Nguồn : Mạng

7 tháng 10 2016

Hai câu thơ trong bài " Qua Đèo ngang " của Bà Huyện Thanh Quan:

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

     Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Qua đây, em thấy Bà Huyện Thanh Quan là một người rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ. Từ " lom khom " , " lác đác " là 2 từ láy. Để cho bài thơ thêm sinh động, rõ nét hơn trc mắt người đọc, bầ còn sử dụng số từ " vài " và " mấy " để làm tăng lên sự vắng vẻ, leo lắt. Thiên nhiên thật rộng lớn và hùng vĩ, còn con người thì có phần nhỏ bé trước thiên nhiên.

Bài này trên lớp mình chưa học nhưng học đội tuyển từ hồi cuối lp 6 nên có nhớ chút, có thiếu j thông cảm nha, nhưng đây cụ thể và đầy đủ rồi nha hihi

7 tháng 10 2016

thì cậu chép  ra đi

 

16 tháng 5 2021

Đây là hai câu thơ mở đầu bài thơ Bếp lửa, khơi nguồn cho kí ức của Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm".

Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Từ láy tượng hình "chờn vờn" gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy, nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng tỏa ra không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Từ láy tượng hình "ấp iu" trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chi chút của người bà. Đồng thời, từ "ấp iu" còn gợi tấm lòng yêu thương, tình bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa cứ nồng đượm mãi. Sự góp mặt của hai từ "chờn vờn", "ấp iu" khiến cho câu thơ mang nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng.

17 tháng 5 2021

           

Đây là hai câu thơ mở đầu bài thơ Bếp lửa, khơi nguồn cho kí ức của Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:

                                                      "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

                                                       Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm".

Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Từ láy tượng hình "chờn vờn" gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy, nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng tỏa ra không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" . Từ láy tượng hình "ấp iu" trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chi chút của người bà. Đồng thời, từ "ấp iu" còn gợi tấm lòng yêu thương, tình bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ấp iu  nồng đượm mãi. Sự góp mặt của hai từ "chờn vờn", "ấp iu" khiến cho câu thơ mang nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng.

31 tháng 5 2020

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả 

                                  nhớ cho mình nha

18 tháng 7 2019

bạn vào link này xem nhé:

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-9/cam-thu-doan-tho-rung-mo-om-lay-nui-huong-bay-gan-bay-xa-faq370202.html

19 tháng 7 2019

Biện pháp nhân hóa: rừng  mơ ôm núi làm cho thiên nhiên rừng núi có quan hệ gắn bó, thân thiết, yêu thương như con người

So sánh: Mây trắng đọng thành hoa -> làm cho những đám mây trên trời cao trở nên gần gũi, sinh động hơn

18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều

31 tháng 3 2021

a, ptbđ chính là biểu cảm

b,Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng: các từ láy góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm xinh xắn, đáng yêu, nhanh nhẹn.

c.Các yếu tố nghệ thuật được thể hiện là các biện pháp tu từ như các từ láy gợi hình, so sánh (câu như con chim chích), so sánh ngầm( câu Nhảy trên đường vàng ở đây chỉ con đường được nắng vàng soi xuống và có lúa vàng chín)