K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2017

Mình không phụ thuộc vào dàn ý của bạn nhiều lắm, hầu như là cách làm riêng nhưng đủ. Bạn phải sử dụng thêm từ nối để chúng thành 1 bài văn.

- Đoạn trích " Trong lòng mẹ " cho ta thấy một nét riêng độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng : giọng văn giàu trữ tình, dồi dào cảm xúc. Chất chữ tình được thể hiện chủ yếu qua những phương tiện sau:

- Tình huống và nội dung câu truyện : Hoàn cảnh chú bé Hồng rất éo le và đáng thương ( mồ côi cha, sống xa mẹ, bị người cô gièm pha ác ý,...). Chú bị đặt lên vai " nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại, gan góc " ; chính trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, chú bé hiện lên với những phẩm chất đáng quý.

- Câu truyện được kể lại thông qua sự hồi tưởng - dòng cảm xúc của nhà văn với nhiều cung bậc tình cảm đan xen : đau đớn, tủi hờn, phẫn uất , sung sướng cực độ , hạnh phúc dâng trào,..Đặc biệt xuyên suốt là tình yêu thương mãnh liệt , sâu sắc của nhân vật chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình.

- Ngoài ra, chất trữ tình còn được thể hiện ở cách xây dựng hình ảnh thể hiện tâm trạng " giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đàu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy à cắn, mà nhau , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. " ; cách so sánh gây ấn tượng giàu sức gợi ( nếu lỡ phận lầm mẹ thì " khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt cuả người bộ hành ngã gục giữa sa mạc " ; lời văn nhiều khi mê say, dào dạt khác thường " Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng ".

- Đoạn trích " TRong lòng mẹ " tiêu biểu cho những đặc sắn của ngòi bút Nguyên Hồng : giàu chất trữ tình, dạt dào cảm xúc và rất ,mực chân thành. Đó là lời văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm với mỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ em

18 tháng 7 2017

Làm theo dàn ý trên hộ mik nhé

23 tháng 12 2017

Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

- Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:

   + Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng

   + người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ

   + sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô

- Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:

   + Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn

   + Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử

   + Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ

- Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm

- Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật

-Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

6 tháng 10 2017

1.Bà cô là con người lạnh lùng, vô cảm và độc ác

2.Niềm vui sướng của bé Hồng đã thể hiện qua những hành động:

    -Vội vã, luống cuống, lập cập

    -Khóc, giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

=>tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp biết bao

11 tháng 9 2016

MB: Đoạn vãn Trong lòng mẹ nói lên nỗi đau xót, tủi cực của bé Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến mà mẹ tha phương cầu thực vẫn chưa về; đồng thời ghi lại niềm hạnh phúc sung sướng của em sau gần một năm xa cách được gặp lại mẹ, được dụi đầu vào cánh tay mẹ thương yêu.

Thân bài                                                                                                           s

  1. Cảnh ngộ đầy bi kịch đáng thương
  • Sau khi bố mất, mẹ đi bước nữa “chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Mẹ vào Thanh Hóa “Tha phương cầu thực”.
  • Bé Hồng và em Quế đã mồ côi bô’ lại phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn, ân chực nàm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt cùa những người họ hàng bên nội giàu có. Hình ảnh bà cô rất ghê tởm, tìm đủ mọi điều xấu xa để nói về người mẹ bé Hồng, “cổ ý gieo rắc” vào đầu óc non nớt đứa cháu “những hoài nqhi” để li gián tình mẹ con, làm cho đứa con “khinh miệt và ruồng rẫy ” mẹ mình.

Bé Hổng đã trải qua nhiều đau đớn, tủi cực. Lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bôn mép rồi chan hòa đầm đìa ơ cằm và ở cổ”. Có khi trước những lời xúc xiểm của bà cô nanh ác, cổ họng bé Mồng “nghẹn ứ khóc không ra liếng”. Tuy vậy, bé Hồng vãn thương mẹ, em “ghê sợ” bà cô, em căm thù những cổ tục, “những thành kiến ràn ác”, em muốn “vồ ngay lấy mà cán. mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Tác giả đã tự thuật bi kịch và cảnh ngộ mình, thân phận mình rất chân thực và cảm động. Nổi đau khổ cùa đứa bé mò côi phải “sống nhờ” ià bất hạnh lắm. Đó là giá trị nhân đạo cùa những dòng hổi kí, tự thuật này.

2Người mẹ có một êm dịu vỏ cùng

  • Đến naày giỗ đầu của bố, bé Hổng khỏng phài gửi thư cho mẹ, mẹ cũng về. Mẹ đem về cho bé Hóng và em Quế rất nhiều quà. Tan học về, em gặp mẹ, hơi bất ngờ, ngạc nhiên, niềm vui sướng không kế xiết !
  • Như “linh cảm thiêng liêng”, chợt thoáng thấy một bóng người ngói trên xe. mà em dã nhặn ra mẹ, chạy đuổi theo, cất liếng gọi rối rít: “Mợ ơi / Mợ ơi ! Mợ ơi / ”Đó là tiếng gọi mừng vui của tuổi thơ gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Có trài qua cành ngộ mổ côi bố, sống cô đơn mới có cảm xúc ấy.
  • Phút đầu gặp lại mẹ được kể lai rất “sống”, rất cảm động.’ Mẹ cầm nón vẫy… mẹ kéo tay con, xoa đầu. Mẹ vẫn “tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn” gò má “màu hồng”. Con vô cùng sung sướng “được ôm ấp cái hình hài máu mủ của minh”. Mẹ thân yêu đâu có “rách rưới… xanh bùng… gãy rạc…” như người cô nói, trái lại “mẹ vẩn tươi đẹp như thuở còn sung túc”.
  • Được sống Trong lòng mẹ là hạnh phúc tột dộ của bé Hồng. Em sung sướng “(láu ngả vào cánh tay mẹ”, bao “cảm giác ấm áp” dã mất đi, nay lại “mơn man khắp da thịt”. Mùi “thơm tho” từ miệng xinh xắn nhai trầu cùa mẹ làm cho bé vô cùng hãnh diện. Phút giãy gặp lại mẹ, được bé Hồng nói là những phút “rạo rực”, và em khẳng định ngợi ca: “người mẹ có một ém dịu vô cùng”.

Kết bài

  1. Tiêu chí để bình giá hổi kí là sự chân thực. Chương Trong lòng mẹ rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương. Lòng yêu kính mẹ, niềm sung sướng và tự hào được gặp lại mẹ, giọt nước mắt, cảm giác ém dịu… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo, là giá trị nhân văn.
  2. Nguyên Hổng là nhà vãn rất có tài, do hoàn cảnh mà học vấn không cao. Ông viết truyện này năm 22 tuổi, điều đó để cắt nghĩa những đoạn “quá lời, sa đà… ” trong một vài chỗ. Cái đáng quỷ nhất, đẹp nhât là lấm lòng đứa con đổi với mẹ. Chúng ta cám phục và kính yêu ông.
16 tháng 8 2023

 Tham khảo:

26 tháng 6 2019

Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau :

- Tình huống truyện: bà cô với ý đồ thâm độc, dùng những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt muốn Hồng sẽ oán ghét mẹ mình nhưng ngược lại, Hồng càng thương mẹ mình hơn. Tình cảm của người con vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi hủ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng được miêu tả qua những chi tiết rất cảm động, sự xót xa túi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, cũng như tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.

- Cách thể hiện tâm trạng nhân vật của tác giả thông qua việc kết hợp giữa cách kể và biểu lộ cảm xúc, những hình ảnh gợi cảm và giàu tính nhân văn trong dòng cảm xúc dạt dạo tình yêu thương.

2 tháng 10 2016

2) 

 

Thảo luận 1

 

Diễn biến tâm trạng bé Hồng được miêu tả theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với lời nói, cử chỉ của bà cô và lúc gặp mẹ.

a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:

- Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...

Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi”

Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

b. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.

Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.

Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́

-Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.

-Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện : niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng me.

=> Hồng là một chú be mồ côi cha, rất́ nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ… tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.

2 tháng 5 2018

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

   + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

   + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp

   + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng

   + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng