K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2022

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

6 tháng 3 2022

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

15 tháng 5 2022

Tham Khảo: 

I. Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích

- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…

b. Thực trạng

- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.

=> Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.

d. Tác hại

- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
+ Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.

- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Đối với xã hội

+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người
1. Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người, mẫu số 1 (Chuẩn)

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

 

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:A/Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Trích đề (nếu có)B/Thân bài:- Bước 1: Giải thích+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó- Bước 2: Phân...
Đọc tiếp

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)

*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:

A/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích đề (nếu có)

B/Thân bài:

- Bước 1: Giải thích

+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)

+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó

- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)

+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó

- Bước 3: Bàn luận, mở rộng

+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt

+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn

- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

C/Kết bài:

- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận

- Lời nhắn nhủ với mọi người

0
3 tháng 9 2019

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

3 tháng 9 2019

 

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến, nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác.

Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắt nghẽn.

Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặt giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?

Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?

Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông, cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực. Mọi người đến để thư giãn, hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ, nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống, bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm, mất mĩ quan cả dòng sông.

Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su, khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu. Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng? Bạn thấy đó, chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.

Ngày nay, đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông. Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa.

Như đã kể ở trên, xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi. Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua.

Tệ hại hơn, đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ, ao. Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao, hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gia đình.

Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng. Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước. Chúng khiến cho cống không thoát được nước. Vào những ngày mưa lớn, do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả, nước tràn khắp đường phố, cản trở giao thông. Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà. Nhìn cảnh tượng ấy, em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất.

Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều. Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao!

Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến.

Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông. Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện. Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng? Hay đó là một cách nhìn khác, cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam.

Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài. Khi đi ngang qua một ngôi trường, nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường, họ lắc đầu và đi về phía khác. Vừa đi, những người khách vừa trò chuyện. Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ: "Người Việt Nam là thế sao?" Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề, thật xấu hổ. Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi, cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy.

Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi.

Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt ... đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu.

"Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn"

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.

Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống.

Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp.

Mặt khác, nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi, nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng.

Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt. Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển, một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát, làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội.

Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người. Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình, những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai, tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân.

Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên. Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao. Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài.

Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào, người thân không ốm đau, láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp, giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu, trong nhà hay ngoài ngõ, trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người, để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước.

Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương. Thiết nghĩ, cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước. Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người, đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người. Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp: "Mình vì mọi người, mọi người vì mình"

Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn.

Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

17 tháng 5 2022

TK
https://hoatieu.vn/cach-lam-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-208112

17 tháng 5 2022

thêm chi tiết nữa : cấm chép mạng ạ.-.

21 tháng 8 2019

- Phép phân tích
- Phép tổng hợp 
- Kết hợp cả hai luận điểm ,phân tích và tổng hợp trong bài văn

21 tháng 8 2019

1/ Thao tác lập luận giải thích, 

2/ Thao tác lập luận phân tích, 

3/ Thao tác lập luận chứng minh, 

4/ Thao tác lập luận so sánh, 

5/ Thao tác lập luận bình luận, 

6/ Thao tác lập luận bác bỏ

30 tháng 7 2023

viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về lòng biết ơn thầy cô

23 tháng 5 2022

Tham khảo

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

23 tháng 5 2022

refer

BÀI NGHỊ LUẬN 1

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.