K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đáp án đề thi vòng 2: Bài 1: a, Ta có: \(2\left|x-3\right|\ge0\) \(\Rightarrow-2\left|x-3\right|\le0\) \(\Rightarrow A=9-2\left|x-3\right|\le9\) Dấu " = " xảy ra khi \(2\left|x-3\right|=0\Rightarrow x=3\) Vậy \(MAX_A=9\) khi \(x=3\) b, Ta có: \(B=\left|x-2\right|+\left|x-8\right|=\left|x-2\right|+\left|8-x\right|\) Áp dụng bất đẳng thức \(\left|a\right|+\left|b\right|\ge\left|a+b\right|\) ta...
Đọc tiếp

Đáp án đề thi vòng 2:

Bài 1:
a, Ta có: \(2\left|x-3\right|\ge0\)

\(\Rightarrow-2\left|x-3\right|\le0\)

\(\Rightarrow A=9-2\left|x-3\right|\le9\)

Dấu " = " xảy ra khi \(2\left|x-3\right|=0\Rightarrow x=3\)

Vậy \(MAX_A=9\) khi \(x=3\)

b, Ta có: \(B=\left|x-2\right|+\left|x-8\right|=\left|x-2\right|+\left|8-x\right|\)

Áp dụng bất đẳng thức \(\left|a\right|+\left|b\right|\ge\left|a+b\right|\) ta có:
\(B=\left|x-2\right|+\left|8-x\right|\ge\left|x-2+8-x\right|=\left|6\right|=6\)

Dấu " = " xảy ra khi \(\left\{{}\begin{matrix}x-2\ge0\\8-x\ge0\end{matrix}\right.\Rightarrow2\le x\le8\)

Vậy \(MIN_B=6\) khi \(2\le x\le8\)

Bài 2:
a, Ta có: \(a^3+b^3+c^3=0\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}b^3+c^3=-a^3\\a^3+b^3=-c^3\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow a^3b^3+2b^3c^3+3c^3a^3=a^3b^3+c^3a^3+2c^3a^3+2b^3c^3\)

\(=a^3\left(b^3+c^3\right)+2c^3\left(a^3+b^3\right)\)

\(=a^3\left(-a^3\right)+2c^3\left(-c^3\right)=-a^6-2c^6\le0\)

\(\Rightarrowđpcm\)

b, Ta có: \(\sqrt{8}+\sqrt{15}< \sqrt{9}+\sqrt{16}=3+4=8-1=\sqrt{61-1}< \sqrt{65}-1\)

Vậy \(\sqrt{8}+\sqrt{15}< \sqrt{65}-1\)

Bài 3:

a, Giải:

Gọi 3 cạnh của tam giác tỉ lệ với 2, 3, 4 là a, b, c và 3 chiều cao tương ứng là x, y, z \(\left(a,b,c,x,y,z>0\right)\)

Ta có: \(2S=ax=by=cz\)

\(\Rightarrow\dfrac{a}{2}x.2=\dfrac{b}{3}y.3=\dfrac{c}{4}z.4\)

\(\Rightarrow2x=3y=4z\)

\(\Rightarrow\dfrac{2x}{12}=\dfrac{3y}{12}=\dfrac{4z}{12}\)

\(\Rightarrow\dfrac{x}{6}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{3}\)

Vậy 3 chiều cao tương ứng của 3 cạnh đó tỉ lệ với 6, 4, 3

b, Giải:

Gọi hai số cần tìm là \(x,y\left(x,y\ne0;x>y\right)\)

Ta có: \(\dfrac{x+y}{4}=\dfrac{x-y}{1}=\dfrac{xy}{45}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\dfrac{x+y}{4}=\dfrac{x-y}{1}=\dfrac{x+y-x+y}{4-1}=\dfrac{2y}{3}=\dfrac{xy}{45}\)

Tương tự \(\Rightarrow\dfrac{2x}{5}=\dfrac{2y}{3}=\dfrac{xy}{45}\)

\(\Rightarrow18x=30y=xy\)

\(\Rightarrow x=30,y=18\)

Vậy x = 30, y = 18

Bài 4:

A B C K H E M D

Giải:

Gọi H là trung điểm của cạnh AC. K là giao điểm của BE và DH

Ta có: DH // AB, \(DH=\dfrac{AB}{2}=\dfrac{AC}{2}\)

Xét \(\Delta EDK,\Delta EBA\) có:

\(\widehat{DEK}=\widehat{AEB}\) ( đối đỉnh )

ED = EA ( gt )

\(\widehat{EDK}=\widehat{EAB}\) ( so le trong do DH // AB )

\(\Rightarrow\Delta EDK=\Delta EAB\left(g-c-g\right)\)

\(\Rightarrow DK=AB\) ( cạnh tương ứng )

\(\Rightarrow DH=\dfrac{DK}{2}\)

\(\Rightarrow\)H là trung điểm của DK

\(\Delta MDK\) vuông tại M, MH là trung tuyến \(\Rightarrow MH=\dfrac{DK}{2}\)

\(\Rightarrow MH=\dfrac{AC}{2}\)

\(\Delta MAC\) có MH là đường trung tuyến và \(MH=\dfrac{AC}{2}\)

\(\Rightarrow\Delta MAC\) vuông tại M

\(\Rightarrow AM\perp MC\left(đpcm\right)\)

Bài 5:

a, Giải:
p, q là các số nguyên tố lớn hơn 2

\(\Rightarrow p,q\) là số lẻ

Đặt \(p+q=2a\left(a\in N^{\circledast}\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{p+q}{2}=a\)

Vì p < q \(\Rightarrow p+p< p+q< q+q\)

\(\Rightarrow2p< 2a< 2q\)

\(\Rightarrow p< a< q\)

Mà p, q là hai số nguyên tố liên tiếp

\(\Rightarrow\)a là hợp số

Vậy \(\dfrac{p+q}{2}\) là hợp số

b, Vì \(x,y\in N^{\circledast}\Rightarrow100x+43\le100x+100y\)

\(\Rightarrow\left(x+y\right)^5\le100\left(x+y\right)\)

\(\Rightarrow\left(x+y\right)^4\le100< 4^4\)

\(\Rightarrow x+y< 4\)

\(x+y\ge2\left(x,y\in N^{\circledast}\right)\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x+y=2\\x+y=3\end{matrix}\right.\)

+) \(x+y=2\Rightarrow x=y=1\) ( thỏa mãn )

+) \(x+y=3\)

\(\Rightarrow x=2,y=1\) ( thỏa mãn )

\(\Rightarrow x=1,y=2\) ( không thỏa mãn )

Vậy \(x=y=1\) hoặc \(x=2,y=1\)

11
2 tháng 6 2017

Cho tui hỏi này nhé: Câu b bài cuối có phải trog đề thi vào chuyên quốc hx huế ko? Tui chỉ mới thấy qua chứ ko bk có đúng ko thôi? hjhj

2 tháng 6 2017

hihi

Tìm các giá trị nguyên x,y thõa mãn : \(y^2=x\left(x+1\right)\left(x+2\right)\left(x+3\right)\)Giải :Do \(y^2\ge0\) =>  \(x\left(x+1\right)\left(x+2\right)\left(x+3\right)\ge0\)                       <=> \(\left(x^2+3x\right)\left(x^2+3x+2\right)\ge0\)Xảy ra hai trường hợp \(\left(I\right)\hept{\begin{cases}x^2+3x\ge0\\x^2+3x+2\ge0\end{cases}}\Rightarrow\hept{\begin{cases}x\left(x+3\right)\ge0\\x\left(x+3\right)\ge-2\end{cases}}\Rightarrow...
Đọc tiếp

Tìm các giá trị nguyên x,y thõa mãn : \(y^2=x\left(x+1\right)\left(x+2\right)\left(x+3\right)\)

Giải :

Do \(y^2\ge0\) =>  \(x\left(x+1\right)\left(x+2\right)\left(x+3\right)\ge0\)

                       <=> \(\left(x^2+3x\right)\left(x^2+3x+2\right)\ge0\)

Xảy ra hai trường hợp 

\(\left(I\right)\hept{\begin{cases}x^2+3x\ge0\\x^2+3x+2\ge0\end{cases}}\Rightarrow\hept{\begin{cases}x\left(x+3\right)\ge0\\x\left(x+3\right)\ge-2\end{cases}}\Rightarrow x\left(x+3\right)\ge0\) 

\(\left(II\right)\hept{\begin{cases}x^2+3x\le0\\x^2+3x+2\le0\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}x\left(x+3\right)\le0\\x\left(x+3\right)\le-2\end{cases}}}\Rightarrow x\left(x+3\right)\le-2\)

\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x\left(x+3\right)\ge0\\x\left(x+3\right)\le-2\end{cases}}\)

+)  Với \(x\left(x+3\right)\ge0\)

=> \(\hept{\begin{cases}x\ge0\\x\ge-3\end{cases}}\)           hoặc                 \(\hept{\begin{cases}x\le0\\x\le-3\end{cases}}\)

=>  \(\orbr{\begin{cases}x\ge0\\x\le-3\end{cases}}\)

+)  Với  \(x\left(x+3\right)\le-2\)=> \(x^2+3x+2\le0\)  =>  \(\left(x+1\right)\left(x+2\right)\le0\)

=> \(\hept{\begin{cases}x+1\ge0\\x+2\le0\end{cases}}\)                          hoặc                \(\hept{\begin{cases}x+1\le0\\x+2\ge0\end{cases}}\)

=>  \(\hept{\begin{cases}x\ge-1\\x\le-2\end{cases}}\left(removed\right)\)     hoặc                \(\hept{\begin{cases}x\le-1\\x\ge-2\end{cases}}\Rightarrow-2\le x\le-1\Rightarrow x\in\left\{-2;-1\right\}\)

Vậy với \(y^2\ge0\) thì  \(\orbr{\begin{cases}x\ge0\\x\le-3\end{cases}}\) hoặc  \(\orbr{\begin{cases}x=-2\\x=-1\end{cases}}\)

Đẳng thức xảy ra <=> dấu bằng của các trường hợp được xét trên xảy ra    hay   

\(\hept{\begin{cases}y=0\\x\in\left\{0;-1;-2;-3\right\}\end{cases}}\)

 

P/s : Mấy pác xem hộ em :) , sai chỗ nào chỉ em với :V 

0
8 tháng 9 2017

Cách 1 sai cách 2 mới đúng

8 tháng 9 2017

cách 1 bị sai á

18 tháng 7 2019

Sai  bất đẳng thức giữa của  (1) rồi\(x+1>0\Leftrightarrow x>-1.\)

Suy ra phải sửa luôn mấy phần bên dưới. Và kết luận : \(-1< x\le3\)

Giải phương trình nghiệm nguyên \(2^x+3^y=z^2\)Nếu y=0 thì \(2^x=\left(z-1\right)\left(z+1\right)\)           Nếu \(x=0\Rightarrow\left(z-1\right)\left(z+1\right)=1\Rightarrow pt\) vô nghiệm.           Nếu \(x\ne0\Rightarrow\left(z-1\right)\left(z+1\right)\) chẵn           Đặt \(z-1=2m\Rightarrow z+1=2m+2\Rightarrow2^x=\left(z-1\right)\left(z+1\right)=4m\left(m+1\right)\)           Bên trái là lũy thừa cơ số 2,vế phải là tích của 4 cho tích của 2 số...
Đọc tiếp

Giải phương trình nghiệm nguyên \(2^x+3^y=z^2\)

Nếu y=0 thì \(2^x=\left(z-1\right)\left(z+1\right)\)

           Nếu \(x=0\Rightarrow\left(z-1\right)\left(z+1\right)=1\Rightarrow pt\) vô nghiệm.

           Nếu \(x\ne0\Rightarrow\left(z-1\right)\left(z+1\right)\) chẵn

           Đặt \(z-1=2m\Rightarrow z+1=2m+2\Rightarrow2^x=\left(z-1\right)\left(z+1\right)=4m\left(m+1\right)\)

           Bên trái là lũy thừa cơ số 2,vế phải là tích của 4 cho tích của 2 số tự nhiên liên tiếp nên dễ dàng suy ra m=1 suy ra x=3;z=3

Nếu \(y\ne0\)

           Nếu x lẻ ta có:\(2^x\equiv2\left(mod3\right)\Rightarrow2^x+3^y\equiv2\left(mod3\right)\Rightarrow z^2\equiv2\left(mod3\right)\) ( vô lý )

           Nếu x=0 ta có:\(3^y=\left(z-1\right)\left(z+1\right)\Rightarrow z=2\Rightarrow y=1\)

           Nếu x khác 0 ta có x là số chẵn nên \(2^x\equiv0\left(mod4\right);z^2\equiv0;1\left(mod4\right)\Rightarrow3^y\equiv1\left(mod4\right)\Rightarrow y=2k\)

           Ta có:\(2^x=z^2-\left(3^k\right)^2=\left(z-3^k\right)\left(z+3^k\right)\)

           Khi đó \(\left(z-3^k\right)\left(z+3^k\right)=2^u\cdot2^v\Rightarrow\hept{\begin{cases}z-3^k=2^u\\z+3^k=2v\end{cases}}\Rightarrow2\cdot3^k=2^u\left(2^{u-v}-1\right)\Rightarrow u=1\)

            \(\Rightarrow z-3^k=2\Rightarrow2^{v-1}-3^k=1\)

            \(3^k\equiv0\left(mod3\right)\Rightarrow2^{v-1}\equiv1\left(mod3\right)\Rightarrow v-1=2t\)

             \(pt\Leftrightarrow2^{2t}-3^k=1\Rightarrow3^k=\left(2^t-1\right)\left(2^t+1\right)\Rightarrow\hept{\begin{cases}2^t-1=3^{k_1}\\2^t+1=3^{k_2}\end{cases}}\)

             \(\Rightarrow3^{k_2}-3^{k_1}=2\Rightarrow3^{k_1}+2=3^{k_2}\Rightarrow k_1=0;k_2=1\Rightarrow z=5\Rightarrow x=4;y=2;z=5\)

Vậy bộ ba nghiệm (x,y,z) thỏa mãn là \(\left(3;0;3\right);\left(0;1;2\right);\left(4;2;5\right)\)

P/S:Bài giải phần đầu có sự trợ giúp của anh Nguyễn Nhất Huy ( giải nhất thi HSG Cấp Thành Phố vòng 1;được lên báo Toán học tuổi trẻ số 509  ),thanks a nhìu.Key đây nha ! Nhầm chỗ nào tự sửa nốt.

 

 

       

 

0