K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Lịch sử vùng đất Đồng Nai từ thế kỷ XVI là vùng đất hoang sơ. Đến năm 1698, chưởng cơ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược xứ Nam bộ lúc này kinh tế Đồng Nai phát triển khá trù phú, nên văn hóa học hiệu càng được chú trọng hơn. Vì thế 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ...

Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu. Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước. Với hai lần trùng tu ấy Văn Miếu Trấn Biên đã được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp: “Phía Nam hướng đến sông Phước, Phía Bắc dựa vào núi rừng núi sông thanh tú là một cảnh tuyệt đẹp nhất ở Văn Miếu Trấn Biên..”

Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam kì đánh chiếm Biên Hòa cho tàn phá văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài. Với ý chí kiên cường bất khuất nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền.Vào ngày 9/12/1998 , Đảng Ủy và nhân dân tỉnhĐồng Nai đã khởi công xây dựng lại Văn miếu Trấn Biên tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cách trung tâm thành phố khoảng 3 km,và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng.Công trìnhđược khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002) với tổng diện tích gần 15 ha, trong đó khu trung tâm rộng khoảng 2 ha.

Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là "Văn Miếu Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Với các công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.

Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà Bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn.

Văn Miếu Môn (Cổng Văn miếu): Với kết cấu lầu gác, đây là lối đi chính dẫn vào khu thờ tự bên trong.

Nhà Bia: Bài văn bia do giáo sư - anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, gồm 8 phần, mỗi phần gồm 10 câu, được khắc trên hai mặt bia đá. Khái quát truyền thống văn hóa, giáo dục của dân tộc và của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, thể hiện khát vọng của nhân dân Đồng Nai trong kỷ nguyên mới.

Khuê Văn Các: gác vẻ đẹp ngôi sao Khuê ngôi sao chủ đạo trong bầu trời văn học.

Thiên Quang Tỉnh (Giếng ánh sáng mặt trời) được xây dựng theo kết cấu hình vuông.

Đại Thành Môn: Lớp cổng của sự thành đạt lớn lao. Các nho sĩ ngày xưa khi đi thi đạt được trình độ học vấn uyên thâm thì sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này vào khu thờ tự bên trong.

Nhà thờ Đức Khổng Tử: Khổng Tử là người khai sáng ra Nho giáo và Nho học. Ngày nay, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cũng đưa vào thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng từ ngoài vào nhằm thể hiện hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, tôn trọng tri thức.

Bái Đường (Nhà thờ chính): xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối.

Gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969): anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.

Gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Lê Quí Đôn..Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu.

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.

Phía trước hai bên nhà thờ chính: Là Nhà văn Vật Khố ( nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm. Đăng đối hài hòa với Nhà Văn vật khố là Nhà Thư khố - nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo ... viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay.

Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống không những là nơi tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm giới thiệu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai và các hoạt động sinh hoạt văn hóa khác mà còn là nơi trưng bày triển lãm tranh ảnh, tư liệu về Văn Miếu Trấn Biên.

Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xếp hạng cấp Quốc gia di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa, khẳng định vị thế của Văn miếu Trấn Biên trong đời sống tinh thần của người dân Đồng Nai và vùng đất Nam bộ.

Với chức năng là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm. Không chỉ chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, Văn Miếu Trấn Biên còn là một công trình đặc sắc về nghệ thuật, kiến trúc với phong cảnh thoáng mát, vừa cổ kính vừa trang nhã nên thu hút động đảo nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế ghé thăm. Hằng năm, Văn Miếu Trấn Biên đã đón tiếp gần 300,000 lượt khách.

Với vị thế và tầm quan trọng nhất định trong sinh hoạt văn hóa của tỉnh Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên đang nỗ lực không ngừng để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ở Đồng Nai. Hoạt động của Văn Miếu Trấn Biên hướng đến việc gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong định hướng phát triển văn hóa – du lịch trong tương lai.

vậy bn có ma nào trả lời ko vậy ???

Mà đã sang nói Tiểu Thư Họ Phạm

4 tháng 11 2016

đug là bn tốt eoeo

26 tháng 2 2021

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

bn tham khảo nha

26 tháng 2 2021

bạn nào giúp mik với

 

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
11 tháng 10 2016

Phòng truyền thống là nơi tôn nghiêm. Là nơi mà chắc hẳn ai cũng muốn vô một lần cho biết. Phòng truyền thống trưng bày nhiêu di vật cổ xưa, hay là tranh ảnh các vị anh hùng và phòng còn dùng là nơi sinh hoạt đội.. Nếu ai chưa từng vô phòng truyền thống mong rằng bạn sẽ vô đó một lần. Bạn sẽ tìm hiểu được nhiều kiến thức, khám phá được nhiều điều mà bạn chưa ngờ đến.

11 tháng 10 2016

Tuy chưa được vào phòng truyền thống của trường nhưng nhìn từ ngoài vào,mình cảm thhấy tuy nó nhỏ nhưng rất trang nghiêm