K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 3 : '' Ngày mai , trên đất nước này , sắt , thép có thể nhiều hơn trẻ , nứa . Những , trên đường trường ta dấn bước , tre xanh vẫn là bóng mát . Trẻ vẫn mang khúc nhạc tâm tình . Trẻ sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi . Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng . Tiếng sáo diều tre cao vút mãi ". *Câu 1 : Nội dung chính của đoạn văn trên là gì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 3 :

'' Ngày mai , trên đất nước này , sắt , thép có thể nhiều hơn trẻ , nứa . Những , trên đường trường ta dấn bước , tre xanh vẫn là bóng mát . Trẻ vẫn mang khúc nhạc tâm tình . Trẻ sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi . Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng . Tiếng sáo diều tre cao vút mãi ".

*Câu 1 : Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?

*Câu 2 : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 1/3 trang giấy thi ) , trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre qua đoạn trích trên .

*Câu 3 : Trong bài thơ Lượm ( Ngữ văn 6 , tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam , 2015 ) , nhà thơ Tố Hữu đã gọi Lượm bằng các từ ngữ sau : cháu , Lượm , chú đồng chí nhỏ , chú bé . Em hãy giải thíh ý nghĩa của mỗi cách gọi trên .

1
13 tháng 5 2017

Câu 1 nói về sự quan trọng và trường tồn của tre

Câu 2 :

Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.

Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre:

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.

(Tre Việt Nam)

Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.

Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Cánh tay là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việu Nam:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh răm.

Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: Cối xay tre / nặng nề quay từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc.

Tre được nhân hoá: Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà,... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như "khít chặt" những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đạm đà, lí thú.

Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình què cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:

Lạt này gói bánh chưng xanh

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Chiếc điếu cày tre làm niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.

Tre là bạn thân, là người nhà là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. Tre mọc thẳng, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng là dáng đứng không chịu khuất của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép nối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chồng tre. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang. Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng clúển đấu!.

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng rung lên man mác trong nồm nam con gió thổi, là diều lá tre là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời..

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng

nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

Phần thứ ba của bài tuỳ bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: Tre già măng mọc. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa sẽ còn mãi... còn ựiãi... còn mãi... với dân tộc ta, "chia bùi sẻ ngọt" với nhân dân ta trong hạnh phúc, hoà bình.

Đất nước sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ có nhiều sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cùng đất nước và nhân dân ta trên dặm đường trường của những ngày mai tươi hát...

Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.
mink cứ viết nhận xét cả bài cho bạn

còn câu 3 thì mink ko bít . Dù sao thì cũng tick cho mink nha . Cảm ơn bạn hihi

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 đ) Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: (5,0 đ) "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.

0
Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                  thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                                  (SGK Ngữ văn 6, tập 2)Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?-         Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng“  Câu 2.Đoạn...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                 

thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                                  (SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?

-         Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng“  

Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?

Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?

Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

1
21 tháng 1 2022

Câu 2.  Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
Câu 3. Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên là: Sứ giả, tráng sĩ 
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là: 
- Hình ảnh so sánh " giặc chết như rạ " thể hiện sức mạnh to lớn của Gióng đánh bại làm cho quân thù đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) làm cho đổ xuống. 
Câu 5:
- Phẩm chất cao quý 
 + Biểu hiện sức mạnh tinh thần đánh giặc nhiệt huyết,dũng cảm,quết chiến quyết thắng.
- Em thấy mình cần phải làm để góp phần xây dựng quê hương, đất nước là: 
+ Học tập thật tốt để mai sau góp phần xây dựng quê hương đất nước 
+ Chúng ta phải biết sống và hi sinh vì mọi người , không nên tham lam,ích kỉ,cầu danh lợi cho cá nhân mình.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết“Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” là: 
Thể hiện sự nhiệt huyết , sôi nổi của thánh Gióng khi quyết tân đánh đuổi giặc Ân tới nỗi khi dụng cụ , vũ khí đánh giặc bị gãy , thì tinh thần chiến đấu , tình yêu đất nước là vũ khí chiến đấu mạnh nhất giúp đánh tan quân giặc .

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. II.Tạo lập văn bản: Câu 1: Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.ai help mik với mik đang cần gấp!!

0
 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc đoạn thơ sau: Trăng ơi... từ đâu đến? Haу từ ᴄánh rừng хa Trăng hồng như quả ᴄhín Lửng lơ lên trướᴄ nhà   Trăng ơi... từ đâu đến? Haу biển хanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt ᴄá Chẳng bao giờ ᴄhớp mi   Trăng ơi... từ đâu đến? Haу từ một ѕân ᴄhơi Trăng baу như quả bóng Bạn nào đá lên trời           (Trích “Trăng ơi từ đâu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc đoạn thơ sau:

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ ᴄánh rừng хa

Trăng hồng như quả ᴄhín

Lửng lơ lên trướᴄ nhà

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу biển хanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt ᴄá

Chẳng bao giờ ᴄhớp mi

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ một ѕân ᴄhơi

Trăng baу như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

          (Trích “Trăng ơi từ đâu đến” Thơ Trần Đăng Khoa – NXB Thanh Hoa)   Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 :Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3:Tìm các tính từ có trong đoạn thơ.

Câu 4.: Em hiểu gì về ý nghĩa của từ “lửng lơ” trong câu thơ 

                                      “Trăng hồng như quả ᴄhín

                                         Lửng lơ lên trướᴄ nhà”

Câu 5 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:              

                                    Trăng baу như quả bóng

                                       Bạn nào đá lên trời

Câu 6 : Xác định về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ ᴄánh rừng хa

Trăng hồng như quả ᴄhín

Lửng lơ lên trướᴄ nhà

Câu 7:Qua đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp một đêm trăng ở quê hương em.

0
Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 (Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)

Câu 1. (2,0 điểm)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận

b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào

 “Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.

Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?

Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.

 


0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:Có đất nước nào kì diệu đến thế không?Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọcCơn hồng thủy làm miền Trung phải khócTriệu trái tim cả dân tộc hướng vềTừ thị thành đến khắp các vùng quêĐã cùng nhau nhường cơm sẻ áoNhững chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạoĐang gửi về vùng mưa bão miền Trung( Lưu Hương Quế -...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 0,5đ
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 1,5đ
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm? 1đ
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. (2,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

0