K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2017

Hoàn cảnh ra đời : Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiều này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La ( tức Hà Nội ngày nay). Văn bản bài Chiếu dời đo ở đây là do Nguyễn Đức Vân dịch.

Thể loại : Chiếu.

12 tháng 5 2017

Chiếu dời đô được viết trong hoàn cảnh đất nước thái bình, nhà Lí muốn dời kinh đô từ thành Hoa Lư nhỏ hẹp ra nơi Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước.

9 tháng 3 2021

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.

- Thể loại: Chiếu.

+ Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân. 

+ Mục đích, chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. 

+ Về hình thức, chiếu có thể được làm bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

9 tháng 3 2021

Tham khảo:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

2. Bố cục

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

PTBD: nghị luận

9 tháng 3 2023

Thể loại

Văn bản văn học

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

Thơ

Truyện

Nhan đề văn bản

Bình Ngô đại cáo;

Bảo kính cảnh giới, bài 43;

Dục Thúy sơn;

Con đường không chọn.

Người cầm quyền khôi phục uy quyền;

Dưới bóng hoàng lan;

Một truyện đùa nho nhỏ.

Về chính chúng ta;

Một đời như kẻ tìm đường.

Sự sống và cái chết;

Nghệ thuật truyền thống của người Việt;

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

  • Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

2 tháng 9 2021

Tham khảo
a) trả lời:

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

b) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Lượm của tác giả Tố Hữu

c) các từ láy : loắt choắt, xinh xinh,thoăn thoắt, nghênh nghênh

  tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi

d)Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

2 tháng 9 2021

Tham khảo
c. Lượm là 1 chú bé rất hồn nhiên, dũng cảm, ngây thơ và yêu đời. Chú đã không sợ nguy hiểm, khó khăn, gian khổ để đi theo con đường Cách mạng, con đường vì quê hương đất nước đó chính là con đường vinh quang của dân tộc.