K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2017

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa)
Nội dung: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản.
Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng
Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ(Đ/c thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đ/c thứ 2) Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái. Trong tú quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp đủ mọi thư thuế như: thuế kế thừa, thuế rượu, thuế muốn…sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa 10 đến 20%, cho nhà nước là 50%, cho giáo hội 10%. Ngoài ra, họ phải nộp thuế khi qua cầu của lãnh chúa, thuế khi dùng cối để xay bột…
Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còn xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nên nông nghiêp của P trước cách mạng. Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.
Chế độ đẳng cấp của P đè nặng lên đôi vai của người nông dân, đã có 1 đến 2 triệu người lâm vào tình trạng chêt đói. Sống như thế buộc người nông dân P phải đứng lên lật đổ 2đẳng cấp trên vai của mình nếu không muốn chết. Điều này lý giải vì sao nông dân Pháp tham gia các mạng đông đảo đến thế! Thành quả cách mạng to lớn đến thế.

12 tháng 1 2020

Tình hình nước Nga trước cách mạng:

- Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất,...

- Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Chúc bạn học tốt!
12 tháng 1 2020

Tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1905-1907:

Tình hình nước Nga trước cách mạng
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Nga chưa tiến hành cuộc cách mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của các công ti độc quyền. Nền công nghiệp mở rộng quy mô ngày càng lớn làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo.
Về chính trị, nước Nga duy trì hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế Nga hoàng bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ nên hầu hết các giai cấp này đều bất mãn với chế độ này. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động Nga hết sức cơ cực. Giai cấp vô sản Nga vừa chịu ách áp bức của chế độ phong kiến, vừa chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản trong nước và tư sản nước ngoài.

Tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917:

- Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất,...

- Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

11 tháng 3 2023

– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, hòa tâm hồn mình vào thiên nhiên, đất trời.

– Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:

+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.

+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Tác giả gửi gắm sự yêu thương, cảm thông và đau xót.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

1. Cách cầm chuột đúng: Đặt cả bàn tay lên lên trên con chuột, cổ tay và cẳng tay nằm trên một đường thẳng, lòng bàn tay sẽ nằm trên phần lưng của chuột và phần phía gần cổ tay trở về sau sẽ áp sát vào phía sau. Ngón tay trỏ đặt ở nút chuột trái, ngón tay giữa đặt ở nút chuột phải, các ngón tay còn lại đặt tự nhiên ở bên trái và bên phải chuột. Cử động nhưng không vẹo cổ tay khi di chuyển chuột.

2. Trong Hình 3 là tư thế tay cầm chuột sai vì: Đặt cả bàn tay lên chuột, cổ tay và bàn tay ở vị trí không thẳng hàng.

31 tháng 3 2021

Tình hình nước Nga dưới chế độ Nga Hoàng : 

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nga chưa tiến hành cách mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của các công ty độc quyền. Nền công nghiệp mở rộng với quy mô ngày càng lớn làm cho đội ngũ công nhân ngày càng đông đảo.

- Về chính trị, nước Nga hầu như duy trị nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế. Nga hoàng bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động hết sức cơ cực.

- Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Nhiệm vụ cách mạng tháng 10 Nga đặt ra : 

 - Phải tìm một con đường cách mạng mới với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo để đưa cách mạng dân tộc, dân chủ đi tới thành công.

1 Trình bày các chính sách tiến bộ của vương triều tây sơn. Đánh giá công lao của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc 2 Trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao của nước ta thời Nguyễn . Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao đó. 3 Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Bcắ Mĩ theo nội dung sau: nhiệm vụ...
Đọc tiếp

1 Trình bày các chính sách tiến bộ của vương triều tây sơn. Đánh giá công lao của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc

2 Trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao của nước ta thời Nguyễn . Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao đó.

3 Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Bcắ Mĩ theo nội dung sau: nhiệm vụ cách mạng, động lực, giai cấp lãnh đạo, hình thức, kết quả. Từ đó rút ra khái niệm cách mạng tư sản là gì?

4 Vì sao dưới thời Giacobanh , cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao? Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình, triệt để?

5 Tiền đè và hậu quả của cách mạng công nghiệp . Từ đó em hãy rút ra hạn chế của cách mạng công nghiệp là gì?

Mọi người giúp em nhé , thanks ạ!

0
7 tháng 11 2017

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa tư sản lên cầm quyền, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển

-Giải quyết

7 tháng 11 2017

xin lỗi, mình lỡ ấn nhầm

10 tháng 3 2019

Câu 1: Lượm là 1 chú bé hồn nhiên, vô tư, luôn vui vẻ, lễ phép và dũng cảm trong khi đưa thư

Cau 2: câu thơ tả hình dáng của Lượm là:

" chú bé loắt choắt 

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt 

Cái đầu nghênh nghênh"

" ca lô đội lệch 

Mồm huýt sáo vang 

Như co chim chích

Nhảy trên đường vàng"

Và còn câu :" cháu cười híp mí

                       Má đỏ bồ quân"

Câu 3: Lượm là 1 chú bé tuổi còn nhỏ nhưng hồn nhiên vô tư, ko ngại khó khăn nguy hiểm, hòm súng của giặc mà hằng ngày đưa những bức thư quan trọng, cấp bách. Em đã hi sinh nhưng còn sống mãi trong tâm hồn người Việt Nam.