K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017

1.

-Thủ đoạn rõ nhất của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là: sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Kết quả

+Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia ( từ tháng 4 đến tháng 6-1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân

+Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan. Trong trận này khoảng 22 000 quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu , buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

+Ở Việt Nam, trên hai miền Nam-Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi…

-Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.

23 tháng 4 2017

3.Những điểm giống nhau:
Cả hai chiến lược chiến tranh này đều là chiến tranh xâm lược theo kiểu thực dân mới của Mĩ nhằm chống phá cách mạng và nhân dân Việt Nam. Đều dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. Đều dùng lực lượng quân đội ngụy, ngụy quyền để làm tay sai đắc lực cho chúng. Và cả hai chiến lược này đều bị thất bại.
Những điểm khác nhau: về quy mô, âm mưu thủ đoạn mà Mĩ thực hiện.
Về quy mô chiến tranh, với chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ vừa gây chiến tranh cục bộ ở miền Nam, vừa gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhằm phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân ta. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ vừa gây chiến tranh ở Việt Nam, vừa mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
Về âm mưu, thủ đoạn Mĩ sử dụng ở hai chiến lược là khác nhau, với những âm mưu, thủ đoạn hết sức dã man.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, với mục tiêu là vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc. Lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mĩ, chư hầu, ngụy, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngứng tăng lên về số lượng và trang bị. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở liên tục nhiều chiến dịch nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Quân Mĩ và đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường. Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Dùng lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm thực hiện “Đông DƯơng hóa chiến tranh”. Thỏa thuận với Trung Quốc, hòa hoàn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Về kết quả, với thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari để giải quyết vấn đề Việt Nam. Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

29 tháng 4 2019

Đáp án: C

19 tháng 11 2019

Đáp án: D

8 tháng 4 2019

Chọn C

11 tháng 2 2019

Đáp án C

14 tháng 2 2017

Đáp án C

20 tháng 4 2022

Vì chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 , quân dân ta đã phá tan pháo đài không lồ của Pháp buộc Pháp kí hiệp định Gio ne vơ và chiến thắng ĐBP trên không đã làm thất bại chiến lược'Việt nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh' buộc Mĩ phải kí hiệp định Paris

 

19 tháng 4 2022

Cần gấp plese 

11 tháng 3 2022

C

11 tháng 3 2022

Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

ĐÁP ÁN C

Câu 26. Thắng lợi lớn nhất của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972 là gì? A. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.C. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.D. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào,...
Đọc tiếp

Câu 26. Thắng lợi lớn nhất của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972 là gì?

A. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.

C. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia.

Câu 27. Mĩ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” là nhằm

A. từng bước thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

B. tạo điều kiện phát huy vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường.

C. tận dụng xương máu người Việt Nam, rút dần quân Mĩ về nước.

D. tập trung toàn lực lượng quân Mĩ xâm lược lào và campuchia.

1
3 tháng 4 2022

Câu 26. Thắng lợi lớn nhất của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972 là gì?

A. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.

C. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia.

Câu 27. Mĩ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” là nhằm

A. từng bước thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

B. tạo điều kiện phát huy vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường.

C. tận dụng xương máu người Việt Nam, rút dần quân Mĩ về nước.

D. tập trung toàn lực lượng quân Mĩ xâm lược lào và campuchia.