K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2017

100°C -> 115°C : day la nhiet do an toan trong nau nuong , vi khuan bi tieu diet .

50°C -> 80 °C : day la nhiet do vi khuan ko the sinh no nhung cx ko chet hoan toan.

0°C -> 37 °C : day la nhiet do nguy hiem , vi khuan cs the sinh no mau chong .

-20°C -> -10 °C : day la nhiet do vi khuan ko the sinh no nhung cx ko chet

11 tháng 5 2021
- Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. 

18 tháng 11 2021

Tham khảo:

Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là :

- Nước : Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng

- Ánh sáng : Khí khổng mở khi cây được chiểu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

- Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng,... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ví dụ, ion kali vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.



 

18 tháng 11 2021

THAM KHẢO:

Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là :

- Nước : Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng

- Ánh sáng : Khí khổng mở khi cây được chiểu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

- Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng,... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ví dụ, ion kali vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.
 

15 tháng 12 2022

Yếu tố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ thông qua độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

- Độ cao: trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Độ dốc: sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít hơn sườn núi có độ dốc nhỏ.

- Hướng phơi của sườn núi: sườn đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.

21 tháng 4 2019

pls hãy trả lời sơm mik cần rất gấp

21 tháng 4 2019

-Hầu hết các vi sinh vật phát triển tốt ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, một số vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ khắc nghiệt hơn mà tại đó ít sinh vật bậc cao hơn có thể sống sót. 

-cách làm thức ăn bảo đảm chất lượng:

+rủa tay trước khi ăn

+nấu thức ăn với nhiệt dộ trên 70 độ c

Ảnh hưởng tới Việt Nam:

-Cường độ bão có xu hướng tăng và kết thúc muộn hơn

-Thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều ở phía Bắc,ở Nam Bộ tình trạng nóng bức kéo dài bất thường

-Mực nước biển dâng 15cm-20cm trong vòng 50 năm làm thu nhỏ diện tích đất liền

-Mỗi thập kỉ không khí lạnh giảm 2oC

.....

Ảnh hưởng tới thế giới:

-Nhiệt độ trái đất tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt vửa người dân trên toàn thế giới

-Mặt đất khô khan, bị xâm nhập mặn

-Nước ngọt trở nên khan hiếm

-Thời tiết oi bức khiến số người tử vong vì sốc nhiệt ở các nước nghèo, ở khu ổ chuột, khu tị nạn tăng cao đến mức báo động

........

22 tháng 2 2023

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.

16 tháng 2 2021

- Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).

- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...

( Này còn tùy từng loài do có đặc điểm và giới hạn nhiệt độ khác nhau nha :vv )

16 tháng 2 2021

* Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.

- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.

Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.

- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau

+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.

+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…

+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.

- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.

8 tháng 11 2019

   - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

   - Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

      + Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

      + Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

   - Đối với thực vật:

      + Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.

      + Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.

   - Đối với động vật:

      + Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.