K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

a)Phép tu từ:So sánh

b)Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy


26 tháng 12 2021

Chưa ngủ

22 tháng 12 2021

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

22 tháng 12 2021

từ như so sánh nữa nha

 

Bài 12: Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ ra những từ ngữ thực hiện phộp tu  từ đó :​Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,​Chưa ngủ vỡ lo nỗi nước nhà.​(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)Bài 13: Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:- Ở ngoài ấy làm gì mà lõu thế mày...
Đọc tiếp

Bài 12

Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ ra những từ ngữ thực hiện phộp tu  từ đó :

​Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

​Chưa ngủ vỡ lo nỗi nước nhà.

​(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

Bài 13

Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?

Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:

- Ở ngoài ấy làm gì mà lõu thế mày ? (2)

Không để đứa con kịp trả lời, ông lóo nhỏm dậy vơ lấy cái nón:

- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).

​​(Kim Lân, Làng)

 

Bài 14:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

Vừa lúc ấy, tôi đó đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động... 

                                                            (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

 

a) Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. 

b) Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

c) Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đó được dùng như từ thuộc từ loại nào?

 

Bài 15

Cho đoạn văn sau: 

“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất  đó kiệt sức bỗng thức dậy, õu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho Chúng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”                     

                                                   (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

a) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.

b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.

 

Bài 16:

Cho các từ sau: hoa hồng, ngân hàng, bàn tay.

a) Nhận xét sự thay đổi về nét nghĩa của các từ: hoa hồng, ngân hàng, khi kết hợp với các từ mới: bạch, đề thi.

b) Nghĩa của của từ “trắng” trong câu: “Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng nó lại trở về với hai bàn tay trắng”.

 

Bài 17:

        Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3).

 (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)

 

​a) Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?

 

​b) Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.

Bài 18:

a) Xác định từ đơn, từ phức trong hai câu thơ sau:

               Sương chùng chình qua ngõ

               Hình như thu đã về

​                                                       (Sang thu – Hữu Thỉnh) 

​b) Từ  chùng chình là từ tượng hình hay tượng thanh? Vì sao?

 

Bài 19:

Gạch 1 gạch dưới từ ghép, 2 gạch dưới từ láy trong đoạn thơ sau

Tà tà bóng ngả về tây 

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu  khê 

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh 

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

 

Bài 20:

a) Nêu công dụng của thành phần tình thái trong câu. Xác định thành phần tình tháitrong các câu sau.

​Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cả bọn ở làng lại đốn đến thế được.

​    (Kim Lân - Làng)

b) Nêu công dụng của thành phần phụ chú trong câu. Xác định thành phần phụ chú trong câu sau:

​"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi."

   ​  (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

 

Bài 21:

Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau:

“ Trăng đó lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì”

 

 

Bài 22:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mó,

 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”

​(Tế Hanh)

a) Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên ?

b) Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?

Bài 23:

Xác định phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.​a)        “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

​Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

​(Nguyễn Khoa Điềm)

a) ​“Bên trời góc bể bơ vơ 

                  Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”

                                                                 (Nguyễn Du)

c)      “ Nhớ nước đau lũng con quốc quốc

                    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

                                                          (Bà huyện Thanh Quan)

​d)      “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 ​Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

                      ​(Phạm Tiến Duật)

e)       “Bác Dương thôi đó thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

                         ​(Nguyễn Khuyến)

Bài 24:

​Cho biết các biện pháp tu từ và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong đoạn văn sau: 

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. 

(Nguyễn Tuân - Cô Tô, Ngữ văn 6, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2004) 

Bài 25:

 

Đọc kỹ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:

   ​Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

​Bên trời góc bể bơ vơ,

​     ​Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

(Ngữ văn 9 – tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 93, 94)

a)  Tìm hai từ đồng nghĩa với từ tưởng. Có thể thay thế các từ tìm được với từ tưởngkhông? Vì sao?

b) Tìm thành ngữ trong đoạn thơ.

Bài 26:

Tìm các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:

"Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí !"

0
Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.

b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.

d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con người của Bác?

e. Kể tên bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cũng nói về một đêm không ngủ của Bác, ghi rõ tên tác giả?

Câu 4: .Viết đoạn văn từ 5 -7 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”.

HS viết đoạn

*Gợi ý:

- Bài thơ : “ Cảnh khuya” viết trong thời gian nào? 

- Thời gian đó có gì đặc biệt?

- Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm gì?

- Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Bác?

 

nhanh nha mấy bn

0
16 tháng 4 2017

viết đoạn văn ngắn để bao quát 2 câu trên:

Cảnh khuya là bài thơ hay của chủ tịch HCM sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 2 câu cuối của bài thơ đã bao quát toàn bộ nội dung của bài thơ. 2 câu cuối đã khéo léo sử dung biện pháp tu từ: so sánh ( cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ) , điệp ngữ( chưa ngủ) Qua đó ta thấy rõ được tâm hồn người thi sĩ cũng như là người chiến sĩ Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ. Bác quả thật vô cùng cao thượng

16 tháng 4 2017

a)Phép tu từ:So sánh

b)Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

1 tháng 1 2022

tk

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”.Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

1 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Bài làm :

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

điệp ngữ:chưa ngủ : điệp ngữ vòng