K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2017

* Bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang đậm tính mệnh lệnh, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung của tên quan phủ.

+ Đó là một kẻ hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm.

- Y gọi: Điếu, mày! và hắn đồng ý bằng một tiếng: “ừ”.

- Có khi y đối thoại trông không: “Mặc kệ! Có ăn không thì bổc chứ! Đuổi cổ nó ra!”

- Khi bực mình, hắn tuôn ra hàng dài những lời quở trách: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu?

- Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

=> Như vậy, thông qua ngôn ngữ đỏi thoại nhân vật, viên quan phụ mẫu hiện lên là một kẻ hông hách, độc đoán, vô trách nhiệm.

=> Qua đó, cũng cho thấy giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả.

16 tháng 3 2018

bài làm hay lắmyeu

1 tháng 1 2019

Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:

   + Hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm...

   + Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân

⇒ Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ , đó là thành công của tác giả

6 tháng 2 2017

• Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với là một tên có tính cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Quan hộ đê hay quan phụ mẫu có được coi như bố mẹ của dân, hắn ăn bổng lộc của triều đình để chăm lo cuộc sống cho dân. Nhưng ngược lại, người đọc chỉ thấy căm phẫn trước sự thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí là vô nhân tính của viên quan ấy. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

• Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi lẽ, một con người tốt bụng, nhân cách cao cả có lại ăn nói cộc cằn, thô lỗ, vô trách nhiệm như viên quan kia được. Cũng tương tự như thế, chỉ qua những từ ngữ mà nhân vật nói, ta cũng hiểu được bản chất con người ấy là gì.

9 tháng 8 2019

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

8 tháng 5 2019

Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

9 tháng 4 2018

Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật:

a. Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.

- Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.

- Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.

b. Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.

- Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là "thằng nhóc", là "mày" đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.

- I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.

20 tháng 7 2019

Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật:

a. Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.

- Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.

- Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.

b. Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.

- Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là "thằng nhóc", là "mày" đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.

- I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.

30 tháng 3 2018

TÍNH CÁCH: qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ , e cảm thấy tính cách của tên quan phủ n rất hống hách là 1 tên vô trách nhiệm, ham mê cờ bạc. Không quan tâm đến ND và vc bv đê điều.

NX: quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết vs nhau. ngôn ngữ có thể thể hiện rõ tính cách của nhân vật

HOK TỐT NHA BN!! -T-thanghoavui

30 tháng 3 2018

- tính cách của quan phủ là một người vô trách nhiệm , bà quan , ham mê cờ bạc, ko quan tâm chăm lo cho dân (mặc dù đc coi là cha mẹ của dân) .Quan phủ là một người "lòng lang dạ thú"

- ngôn ngữ và tính cách nhân vật trong bài có nét tương đồng về hành động và lời nói nên thể hiện rõ tính cách của nv quan phủ . Nói chung thì ngôn ngữ và tính cách có mối quan hệ rất chặt chẽ,gần gũi

CHÚC BẠN HỌC TỐT !banhqua

28 tháng 3 2018

Bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang đậm tính mệnh lệnh, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung của tên quan phủ. Đó là một kẻ hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm. - Y gọi: Điếu, mày! và hắn đồng ý bằng một tiếng: “ừ”. Có khi y đối thoại trống không: “Mặc kệ! Có ăn không thì bổc chứ! Đuổi cổ nó ra!” - Khi bực mình, hắn tuôn ra hàng dài những lời quở trách: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?” Như vậy, thông qua ngôn ngữ đỏi thoại nhân vật, viên quan phụ mẫu hiện lên là một kẻ hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm. Qua đó, cũng cho thấy giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả.

2 tháng 4 2017

- Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ , em cảm nhận được tính cách của tên quan phủ này rất hống hách , là một tên vô trách nhiệm, ham mê cờ bạc, không quan tâm đến dân và bảo vệ đê đều.

- Quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mỗi quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Ngôn ngữ có thể thể hiện rõ tính cách của nhân vật.