K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

* Tình hình sản xuất và phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới:
1. Công nghiệp năng lượng
a. Khai thác than
- Trữ lượng: khoảng 13.000 tỉ tấn (trong đó 3/4 là than đá).
- Sản lượng khai thác: khoảng 5 tỉ tấn/ năm.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu: Hoa Kỳ, LB Nga, CHLB Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Australia...Các nước khai thác nhiều: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan.
b. Khai thác dầu khí
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các khu vực: Trung Đông (92,5 tỉ tấn), Bắc Phi (13,2 tỉ tấn), LB Nga (11,3 tỉ tấn), Mỹ Latinh (10,3 tỉ tấn) (01/2003).
- Các nước khai thác đứng đầu thế giới: Ả Rập Xê-út. LB Nga, Hoa Kỳ, Iran, Trung Quốc.
c. Công nghiệp điện lực
- Sản lượng khai thác: khoảng 15.000 tỉ KW/h.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển: Bắc Âu, Canada, Australia, Hoa Kỳ...
- Các nước có tổng sản lượng điện đứng đầu TG: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, LB Nga...
2. CN Điện tử-tin học
Sản xuất, phân bố:
- Đứng đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...
- Các nước đang tập trung đẩy mạnh sản xuất máy tính để phục vụ nhu cầu sản xuất, quản lý xã hội và xuất khẩu.
3. CN sản xuất hàng tiêu dùng
Sản xuất, phân bố:
- Phân bố rộng rãi.
- Các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
4. CN thực phẩm
- Phân bố rộng rãi
- Các nước phát triển chú trọng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sử dụng tiện lợi.

27 tháng 2 2017

5. CN luyện kim
-Tập trung: các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ công nghệ là: Hoa Kỳ, LB Nga, Anh...
- Các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn.
6. CN hóa chất
- Sản xuất được nhiều sản phẩm mới trong tự nhiên bổ sung cho các nguồn tài nguyên.

28 tháng 8 2018

- Công nghiệp thực phẩm có cơ cấu đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm ,chăn nuôi, chế biến thuỷ, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau (ví dụ, phân ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có hoạt động chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt). Các phân ngành này phát triển dựa trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ và phong phú của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.

- Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hàng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè, 80 vạn tấn cà phê nhân, 300 - 350 triệu hộp sữa; các sản phẩm tôm, cá đông lạnh và đồ hộp...

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở vùng nguyên liệu và các đô thị lớn (ví dụ: công nghiệp đường mía phát triển dựa trên nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...)

26 tháng 1 2016

a. Cơ sở nguyên liệu:

- Nguyên liệu cho chế biến sản phẩm trồng trọt là từ ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cả nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

- Nguyên liệu cho chế biến sản phẩm chăn nuôi là từ ngành chăn nuôi: thịt, sữa, da, lông, trứng,…

- Nguyên liệu cho chế biến thủy, hải sản với nguồn liệu liệu từ đánh băt2 và nuôi trồng thủy thủy sản: cá, tôm mực,….

b. Tình hình sản xuất:

- Chế biến sản phẩm trồng trọt đứng đầu về sản lượng và giá trị, tiếp đến đó là chế biến thủy, hải sản.

- Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi còn chưa phát triển mạnh.

c. Phân bố

- Chế biến sản phẩm trồng trọt phân bố rộng khắp cả nước, gắn liền với nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, ngoài ra còn phân bố ở các đô thị và thành phố lớn.

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi phân bố ở các vùng chăn nuôi quy mô lớn như Ba Vì, Mộc Châu, Đức Trọng,…

- Chế biến thủy, hải sản phân bố dọc ven biển, tập trung nhiều nah6t1 là vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

31 tháng 3 2017

Tình hình sản xuất và phân bố

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt

+ Công nghiệp xay xát

– Phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh do nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu (sản lượng xay xát tăng từ 8 triệu tấn năm 1990 lên 39,4 triệu tấn năm 2005).

– Phân bố thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long.

+ Công nghiệp mía đường

– Sản lượng đường kính tăng nhanh (gần 2,7 vạn tấn năm 1990 lên 1,1 triệu tấn năm 2005). Cần cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường.

– Phân bố : đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (trong đó tiêu biểu Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Dương, Long An…).

+ Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá

-Phát triển mạnh, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

+ Chè : Sản lượng hàng năm hơn 12,7 vận tấn (búp khô). Phân bố : Trung di miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Cà phê : Đạt trên 80 vạn tấn cà phê nhân. Phân bố Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Thuốc lá : Sản xuất hàng năm trên 4 tỉ bao thuốc lá. Chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt

– Phát triển nhanh.

+ Rượu : từ 160 – 220 triệu lít.

+ Bia : 1,3 – 1,4 tỉ lít bia.

– Phân bố : hầu khắp các tỉnh, tập trung chủ yếu là các đô thị lớn.

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

– Chưa phát triển mạnh, còn vị trí thứ yếu so với ngành trồng trọt. Đây là ngành mới được phát triển những năm gần đây.

+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: 300 – 400 triệu hộp sữa, bơ, phomat. Tập trung chủ yếu một số đô thị lớn và một số địa phương chăn nuôi bò sữa.

+ Sản xuất thịt hộp và các sản phẩm từ thịt: như thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…Phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản

+ Nước mắm:

-Ra đời rất sớm. Sản lượng hàng năm đạt 190-200 triệu lít, một phần dành cho xuất khẩu.

-Có mặt ở nhiều nơi. Nổi tiếng như: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc…

+ Chế biến tôm đông lạnh và một số sản phẩm khác:

-Mới phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh.

-Phân bố: Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…

+ Chế biến và đóng hộp thủy, hải sản:

-Phát triển chậm. Chủ yếu là bào ngư, sò huyết, cá ba sa, cá tra…

-Chủ yếu: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Làm muối :

– Sản lượng khoảng 90 vạn tấn / năm

– Phân bố rộng rãi, tiêu biểu ở Cà Ná (Ninh Thuận), Văn Lý (Nam Định)

31 tháng 3 2017

Các ngành công nghiệp trọng điểm

Sản phẩm tiêu biểu

Tên sản phẩm

Tỉ trọng so với cả nước (%)

Khai thác nhiên liệu

Dầu thô

100,0

Điện

Điện sản xuất

47,4

Cơ khí – Điện tử

Động cơ điêden

77,8

Hoá chất

Sơn hoá học

78,1

Vật liệu xây dựng

Xi măng

17,6

Dệt may

Quần áo

47,5

Chế biến lương thực thực phẩm

Bia

39,8

20 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình sản xuất

- Công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

- Tình hình phát triển từng ngành cụ thể (giai đoạn 2000 - 2007):

+ Sản lượng dầu thô có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 0,4 triệu tấn) và không ổn định (dẫn chứng), do sự biến động của thị trường.

+ Sản lượng than sạch tăng nhanh liên tục từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 42,5 triệu tấn (năm 2007), tăng 30,9 triệu tấn (tăng gấp 3,7 lần), do công nghệ khai thác than ngày càng hiện đại, nhu cầu tiêu thụ than ở trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn.

+ Sản lượng điện tăng nhanh liên tục từ 26,7 tỉ kWh (năm 2000) lên 64,1 tỉ kWh (năm 2007), tăng 37,4 tỉ kWh (tăng gấp 2,4 lần), do nhiều nhà máy điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

b) Tình hình phân bố

- Công nghiệp khai thác dầu khí chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam nước ta:

+ Khai thác dầu mỏ: mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

+ Khai thác khí tự nhiên: mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình).

- Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng trên 10 triệu lấn/năm), ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên), sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm.

- Công nghiệp điện lực đã phát triển rộng rãi, các nhà máy điện và hệ thống trạm, đường dây tải điện lan tỏa khắp lãnh thổ nước ta.

+ Các nhà máy thuỷ điện thường phân bố ở đầu nguồn các con sông, nơi có trữ năng thuỷ điện lớn (dẫn chứng các nhà máy thuỷ điện lớn).

+ Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố gần nguồn nguyên liệu (than, đầu khí) hoặc gần nơi tiêu thụ (dẫn chứng các nhà máy nhiệt điện lớn).

+ Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

+ Các trạm biến áp:

• Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường đây 500 KV Bắc - Nam.

• Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

8 tháng 1 2018

Tình hình phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất điện tử của Nhật Bản.

   - Công nghiệp Nhật Bản sử dụng 30% dân số hoạt động kinh tế và đóng góp khoảng 30% GDP, giá trị sản lượng công nghiệp thứ nhì thế giới (sau Hoa Kì).

   - Công nghiệp chế tạo: chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.

      + Tàu biển:

         • Chiếm 41% xuất khẩu của thế giới.

         • Phân bố: I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Cô-bê.

      + Xe gắn máy: sản xuất khoảng 60% của thế giới, phân bố ở đảo Hôn-su.

      + Ô tô: sản xuất 25% của thế giới.

   - Sản xuất điện tử: ngành mũi nhọn của Nhật Bản gồm có sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫ, rô-bốt phân bố khắp nơi.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.

+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.

+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.

+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.

- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:

+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.

+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.

+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.

+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.

+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.

+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.

+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.

+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.

- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:

+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc

+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn

+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.

Lời giải:

Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.

- Một số ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.

 
16 tháng 10 2023

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

16 tháng 10 2023

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.