K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2017

Này bạn mk biết bạn thick nghỉ Tết dài nhưng mà chúng ta cx phải học mà. Quyết định đã được ra rồi ko thể thay đổi được đâu.ok

18 tháng 1 2017

Dù pít là hk thể sửa lại đc quyết định của Bộ nhưng tớ vẫn mún nghỉ ngơi thêm 1 tí ms thi xog hok ròi lị típ tục zô hok cứ hok hok hok z hoài dễ điên lắm ý

16 tháng 2 2016

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
 

25 tháng 1 2017

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

ta-canh-giao-thua-o-gia-dinh-em

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Nghỉ Tết để làm gì vậy mấy chế ?Tình trạng hiện tại của t là đang cắm đầu vô mấy tập đề!T nói thật là cái Tết là "khoảng thời gian VÀNG" để mấy ông thầy giao bài. Đ, tết là để người ta sum họp chứ đ** phải để cho chúng bay giao bài.Bà cô giáo t nói:"Chúc các em ăn tết dzui dzẻ nhé...(ừa oke,tks). Nhưng không quên làm bài đó nghen!(ựa,muốn táng chết moẹ mi luôn)"Bà loz đó ôn hsg...
Đọc tiếp

Nghỉ Tết để làm gì vậy mấy chế ?

Tình trạng hiện tại của t là đang cắm đầu vô mấy tập đề!

T nói thật là cái Tết là "khoảng thời gian VÀNG" để mấy ông thầy giao bài. Đ, tết là để người ta sum họp chứ đ** phải để cho chúng bay giao bài.

Bà cô giáo t nói:"Chúc các em ăn tết dzui dzẻ nhé...(ừa oke,tks). Nhưng không quên làm bài đó nghen!(ựa,muốn táng chết moẹ mi luôn)"

Bà loz đó ôn hsg toán trường t , ngay sau tết 1 tuần là bọn t thi. Bà loz đó còn áp đặt ntn nữa cơ:"Nếu đứa nào muốn điểm cao thì tết cứ ôn đi, đứa nào chăm thì ôn 6 ngày, 4 ngày chơi thôi. Như anh .... năm ngoái được giải nhất là do trong Tết anh ấy ôn đấy." Rồi bà loz đó kể hết những hậu quả khi thi trượt hsg, rồi giảng đạo đủ kiểu. Nghe phát ớn, bà tưởng bà doạ đc trẻ trâu á, t éo phải loại ấy.

Ông thầy:"Tết k phải dành cho trẻ con(đ, đã thiểu năng trí tuệ thì đừng sủa nx đi). Tết nghỉ 1 ngày mới đúng(để cho t/g nghỉ ngơi éo thk)". Ông đấy giao chép 600 từ tiếng anh(yên tâm nhé mấy em, sắp lên thiên rồi)....vái!..giao gì cx phải có mức độ thôi chứ!

Tâm trạng Tết: Lo lắng.

Bao giờ mới hoàn thành xong tập đề?

Nếu ko học thì làm sao có điểm cao đây?

Bây giờ mà k làm bài thì dở?

Vậy còn đi thăm họ hàng có đi ko? Đi hay ko đi, ko đi hay đi nói 1 lời....huhuhu

Tết là KTG vui nhất là để đón năm mới, để sum họp gia đình. Tại sao chúng ta luôn phải ở trong tình trạng ntn? Chẳng nhẽ Tết năm nào cx thế sao? Một cái Tết tẻ nhạt, buồn chán, đầy ắp sự lo lắng. Nếu t là Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, t sẽ;

-DẸP HẾT VIỆC GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ

-DẸP HẾT NHỮNG KIỂU DẠY HỌC NHĂNG NHÍT NHƯ THẾ NÀY.

Và.....

2
8 tháng 2 2019

ở mấy tỉnh khác cs giao btvn tết đou

cs mấy ông bà hâm hấp ms z hoyy

chán vl

30 tháng 5 2019

trường mk cs giao nhưng ít bài

12 tháng 2 2021
WELCOME TO EVERYONE, MY NAME IS MANYRUTYCANAHAHA, MY YEAR IS 11 YEARS OLD. THIS TET IN 2021 IS THE MOST POPULAR TET FOR EVERYONE. I THINKING THIS YEAR I CAN'T GO THIS year because of the CORONA epidemic. Right now I am lonely, the day I drop from the schedule until the day he returns, but the school has decided that no one can go back to me, but now I understand who shares a complete scene me, but my house MOTHER COMING HOME, YOU, Daddy, I have come home to eat a real TET. OK, BECAUSE THE COUNTRY FOR THE WORLD FOR EVERYONE WE WILL BE HANDLED TO PREVENT CORONA DISEASE!
12 tháng 2 2021

HELLO EVERYONE, MY NAME IS MANYRUTYCANAHAHA, MY YEAR IS 11 YEARS OLD. THIS TET IN 2021 IS THE MOST POPULAR TET FOR EVERYONE. I THINKING THIS YEAR I CAN'T GO THIS year because of the CORONA epidemic. Right now I am lonely, the day I drop from the schedule until the day he returns, but the school has decided that no one can go back to me, but now I understand who shares a complete scene me, but my house MOTHER COMING HOME, YOU, Daddy, I have come home to eat a real TET. OK, BECAUSE THE COUNTRY FOR THE WORLD FOR EVERYONE WE WILL BE HANDLED TO PREVENT CORONA DISEASE!

18 tháng 4 2016

Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung.

Thân bài: HS có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( theo trình tự thời gian hoặc không gian song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Cảnh vật trong thời khắc giao mùa: thời tiết (se lạnh, trời trong sáng), cây cối đâmchồi nảy lộc....

- Không khí: trong gia đình, ngoài đường...

- Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng...

- Hoạt động: mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tụctruyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới,lì xì...) và những người đi hái lộc, đi xông nhà.... vào thời khắc giao thừa. 

Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình (miêu tả tâm trạng).Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi. 

Kết bài: Cảm xúc của em, .......

18 tháng 4 2016

tra loi ho cau nay nha

 

1. Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc có ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ và những người thân.2. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là...
Đọc tiếp

1. Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc có ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ và những người thân.

2. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ đó, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kỹ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế.

    ?Em học đc j từ Linh và An ?

    ?Em hãy nêu 4 việc làm giữ gìn , phát huy truyền thống ?

  Giúp mik với xắp thi rồi huhu =-=

 

0
1. Ngày đầu năm âm lịch là ngày lễ gì của dân tộc Việt Nam?2. Tháng 12 Âm lịch gọi là gì? 3. Tháng 01 Âm lịch gọi là gì?4. Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm lịch5. Tháng 2 có mấy ngày? 6. Một năm có mấy mùa?7. Em hãy kể tên bốn mùa trong năm?8. Trong năm lá cây rụng vào mùa nào?9. Sau mùa Đông là mùa nào?10. Tuyết rơi vào mùa nào?11. Tuyết có màu gì?12. Mùa nào lạnh nhất trong năm?13....
Đọc tiếp

1. Ngày đầu năm âm lịch là ngày lễ gì của dân tộc Việt Nam?
2. Tháng 12 Âm lịch gọi là gì? 
3. Tháng 01 Âm lịch gọi là gì?
4. Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm lịch
5. Tháng 2 có mấy ngày? 
6. Một năm có mấy mùa?
7. Em hãy kể tên bốn mùa trong năm?
8. Trong năm lá cây rụng vào mùa nào?
9. Sau mùa Đông là mùa nào?
10. Tuyết rơi vào mùa nào?
11. Tuyết có màu gì?
12. Mùa nào lạnh nhất trong năm?
13. Mùa nào nóng nhất trong năm?
14. Hoa mai thường trưng bày trong ngày Tết có màu gì? 
15. Câu “cung chúc tân xuân” có nghĩa là gì? 
16. Hột dưa ngày Tết là hột dưa gì? 
17. Bao lì xì màu gì?
18. Các em thường làm gì khi được ông bà, cha mẹ lì-xì ? 
19.Bánh chưng làm bằng gạo gì?
20. Mứt có vị gì?
21. Ngày lễ, Tết thường có một đoàn múa biểu diễn gọi là gì?
22. Bánh chưng hình gì?

23. Ruột trái dưa hấu màu gì?
24. Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì?
25. Bánh dầy hình gì và tượng trưng cho gì?
26. Dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để làm gì?
27. Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng tổ tiên? 
28. Một năm chỉ có một ngày, Họ hàng sum họp, mọi nhà đều vui. Là ngày gì?
29. Em hãy cho biết tổ tiên là ai?
30. Em hãy kể một năm có bao nhiêu tháng
31. Theo phong tục nước ta, đến ngày giỗ, ngày Tết con cháu đến nhà ai và để làm gì?
32. Em phải làm thế nào để cha mẹ được vui lòng? 
33.Tối 30 Tết, gia đình Việt Nam thường sum họp đầy đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Vậy giao thừa là gì?
34. Tết đến, nhà nhà thường trưng cành mai vàng hoặc cành hoa gì nữa?.
35. Nguyên Đán là gì? 
36. Sống ở Virginia, cộng đồng người Việt có tổ chức đón mừng Tết không? Hình thức tổ chức
chung như thế nào? Em hãy kể ra.
37. Diễn hành và hội chợ Tết có ý nghĩa như thế nào?
38. Dương lịch và âm lịch khác nhau như thế nào?
39. Những nước nào theo Tết Nguyên Đán?
40. Em có thích Tết Nguyên Đán? Tại sao ?

9
20 tháng 1 2017

Dài quá! Trả lời không nổi thưa Thùy Trang!

16 tháng 1 2017

ca,múa,nhạc,kịch,tuồng chèo,cải lương,thời trang,tin học,gò hàn,thậm chí là cả gi lê

25 tháng 1 2017

Năm nay bố tôi quyết định sẽ cho chúng tôi đi về quê để đón tết phần vì chúng tôi chưa được đón tết ở quê bao giờ phần vì ông bà tôi đã cao tuổi. Chúng tôi vui lắm chỉ mong đến đêm giao thừa để có thể đón giao thừa tại không khí của một miền quê như thế nào. Đêm giao thừa ấy đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng khó quên.

Buổi chiều đêm ba mươi bố và ông nội tôi đi giết gà để cúng giao thừa ,còn mẹ tôi và bà thì chuẩn bị những món ăn để ăn tất niên. Riêng tôi và chị vì lâu rồi không được về thăm quê thế nên chúng tôi chạy đi sang mấy nhà hàng xóm để chơi đồng thời cũng là để rủ chúng nó tối nay đi xem giao thừa của làng. Chúng nó đồng ý ngay và nói sẽ dẫn chúng tôi đi những nơi có bắn pháo hoa đẹp nhất. Vậy là kế hoạch đi xem giao thừa đã được hoàn thành chúng tôi chỉ cân về nhà đợi bao giờ chúng nó rủ là đi thôi.

Đến bữa cơm chúng tôi về giúp bà và mẹ dọn cơm. Chúng tôi quây quần bên mâm cơm và đây cũng là lúc chúng tôi nói về những chuyện đã làm được trong năm nay và nói chuyện năm mới cần làm được những gì. Bữa cơm hôm nay kéo dài lâu hơn mọi khi phần vì đây là bữa cơm cuối cùng của năm cũ phần vì đã lâu rồi chúng tôi mới có dịp được về thăm quê như thế nên có rất nhiều chuyện để nói. Sau khi dọn cơm xong ông pha một ấm trà cho chúng tôi uống và để xua đi cái lạnh giá ở quê. Chẳng mấy chốc mà đồng hồ đã điểm mười một giờ,khi ấy chị tôi đã ngủ ,tôi cố lay chị dậy bởi đã sắp đến giờ đi xem pháo hoa. Ấy cũng là lúc bọn trẻ con hàng xóm sang gọi chúng tôi đi xem bắn pháo hoa. Chúng tôi đi ra đến đường hôm nay là đêm giao thừa có khác nên đâu đâu ánh điện đều sáng choáng ,đi qua một vài nhà tôi còn thấy những hình ảnh trang trí cho ngày tết rất thú vị. Đêm giao thừa đi trên đường quê,mười một rưỡi rồi mà ngỡ như bây giờ đang là ban ngày. Hòa chung không khí rộn ràng ấy tôi bỗng ngân nga một câu hát chào xuân. Bọn trẻ con ở đó đứa nào cũng vỗ tay và dường như chính những câu hát đó khiến chúng tôi lại gần nhau hơn.

Thế là những câu chuyện trẻ con của chúng tôi lại được bắt đầu. Lúc này không khí đã rộn ràng hơn hẳn khi nãy ,mọi người đổ ra đường đông hơn rất nhiều,chúng tôi chen chúc vào nhau tôi rất sợ bị lạc giữa đám đông ấy nên cứ nắm tay chị tôi mãi. Gần đến mười hai giờ những màn bắn pháo hoa đầu tiên đã được bắt đầu. Những màn pháo hoa cực kì hấp dẫn khiến chúng tôi đứa nào cũng reo hò lên ầm ĩ cả lên. Thấy bọn trẻ ở đây nói rằng trước đây chúng nó cũng chơi cả pháo nổ thế nhưng bây giờ nhà nước cấm rồi nen chúng nó chỉ chơi pháo bông thôi. Chúng tôi đứng ngay giữa chỗ ngã tư của làng xem hết màn bắn pháo hoa này đến màn bắn khác. Thế rồi đến đúng mười hai giờ những màn pháo hoa liên tiếp được bắn lên khỏi không trung trông rất lộng lẫy và hoành tráng. Mọi người ai nấy mang điện thoại ra để chụp những màn pháo hoa đó để làm kỉ niệm.

Thế rồi khi những màn pháo hoa kết thúc chúng tôi lại cùng dòng người đi về hướng của đền làng. Bước vào nơi đây đầu tiên tôi cảm nhận được đó là một mùi hương nồng nặc làm tôi chảy cả nước mắt. Tôi đang không biết làm gì ở đây thì một thằng trong nhóm đã nhanh chân chạy lại trong tay cầm một nắm hương đang cháy rực rồi chia cho chúng tôi mỗi đứa một nắm nó nói là vào trong thấy các bàn thờ nào cũng thắp rồi cầu nguyện những điều trong năm mới được tốt đẹp.

Thế là chúng tôi đi vào trong ,mùi hương khói cũng phần nào xua tan cái không khí rét đậm bên ngoài. Tôi thắp hương và đứng khá lâu mong ước mọi đều tốt đẹp đến với những người thân của tôi. Sau khi thắp hương xong chúng tôi ra ngoài hòa vào dòng người trở về nhà. Vì nhà ông bà ở tận cuối xóm nên chúng tôi đưa bọn trẻ con về đến nhà chúng tôi mới về. Trên đường về nhà tôi và chị không nói nhiều chuyện mà chúng tôi chỉ cảm nhận về đêm giao thừa hôm nay mà chúng tôi được tham dự. Chúng tôi cảm thấy rất vui bì được về quê vì được cảm nhận không khí bước sang năm mới ở đây. Về đến nhà chúng tôi chúc tất cả mọi ngươi một năm mới tốt lành vạn sự như ý. Tuy vui nhưng chúng tôi vẫn không quên nhiệm vụ là phải khai bút đầu xuân để hy vọng năm nay chuyện học hành của chúng tôi sẽ tốt hơn năm ngoái.

Đêm giao thừa đã đem lại cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc khó quên. Được đón giao thừa ở quê hương mình thật sự làm cho tôi có rất nhiều cảm xúc. Đón giao thừa ở quê hương mình mới khiến chúng tôi cảm thấy đó mới chính là giao thừa đó mới chính là tết theo đúng nghĩa của nó

25 tháng 1 2017

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))* Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt...
Đọc tiếp

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))*

 Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt những bộn bề, lo âu của năm cũ sang một bên và đón một cái Tết mới, một mùa xuân mới, an khang thịnh vượng <3! Sau đây là phần giới thiệu (Nguồn: https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-tet-nguyen-dan-tai-viet-nam/):

 1.1 Từ nguyên

 Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên”, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán. Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

 1.2 Nguồn gốc ra đời

 Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

 1.3 Quan niệm ngày tết

 Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

 1.4 Một số phong tục về Tết

 Một số phong tục, chú ý phổ biến như: Trang trí, sắm tết; treo tranh Tết; trang trí mâm ngũ quả, hoa Tết,…; bàn thờ tổ tiên ngày Tết; Treo Quốc Kì;…

 1.5 Ông Táo về trời

 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

 Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

 Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

 Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

 Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

 Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. (Tiểu Luận: Tết Nguyên Đán Tại Việt Nam)

 Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.

 Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

 Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

 Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

 Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

 Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

 Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

 Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

 Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ  trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì  sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Thả cá chép

 1.6 Thăm mộ tổ tiên

 Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố, đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

  Và vân vân mây mây các thứ khác nuz mà em không thể kể hết vì nó quá dài ;)))

 Cuối cùng xin chúc tất cả mọi người và hoc24 một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng <33         

0
5 tháng 1 2016

4 người đàn ông

4 người đàn bà 2 trẻ em

9 tháng 1 2016

4 đàn ông l 4 phụ nữ l 4 trẻ em