K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa ở nước Âu Lạc :
- Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành.
- Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thống các thành, thông với sông Hoàng.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài... đây còn là một quân thành
- Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

3 tháng 1 2017

Nhận xét:
Thành Cổ Loa là một quân thành, là một công trình xây dựng quy mô, độc đáo của nhân dân Âu Lạc, là hệ thống phòng thủ vững chắc với lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt. Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

17 tháng 12 2018

Khái quát thông tin thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín.
- Tổng chiều dài (chu vi 3 vòng) khoảng 16000 m (16km).
- Cao khoảng 5 - 10 m.
- Bề mặt thành rộng khoảng 10 m.
- Chân thành rộng 10 - 20 m.
- Có hào bao quanh và thông nhau.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài.
Nhận xét:
Thành Cổ Loa là một quân thành, là một công trình xây dựng quy mô, độc đáo của nhân dân Âu Lạc, là hệ thống phòng thủ vững chắc với lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt. Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

Đánh giá: thể hiện trình độ phá triển của nước Âu Lạc (quân sự, xã hội, văn hóa), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ

+ Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.

+ Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

+ Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

17 tháng 12 2018

- Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín.
- Tổng chiều dài (chu vi 3 vòng) khoảng 16000 m (16km).
- Cao khoảng 5 - 10 m.
- Bề mặt thành rộng khoảng 10 m.
- Chân thành rộng 10 - 20 m.
- Có hào bao quanh và thông nhau.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài.
Nhận xét:
Thành Cổ Loa là một quân thành, là một công trình xây dựng quy mô, độc đáo của nhân dân Âu Lạc, là hệ thống phòng thủ vững chắc với lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt. Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

17 tháng 1 2017

An Dương Vương nha

an dương vương xây thành cổ loa

9 tháng 10 2018

Bạn lên mạng tra nhé!

11 tháng 10 2018

sàm quá bạn nha!

25 tháng 11 2016

Nếu có 1 người thì sẽ hoàn thành trong số ngày là : 27 x 40 = 1080 ( ngày ) 

Đổi 1 tuần = 7 ngày 

40 người làm 7 tuần bằng 1 người làm số ngày là :

7 x 40 = 280 ( ngày )

Sau khi làm 1 tuần thì 1 người còn phải làm là : 1080 - 280 = 800 ( ngày )

Số công nhân được giao sau 1 tuần làm việc là :  40 + 10 = 50 ( người )

Số công nhân đó làm công việc còn lại trong số ngày là : 800 : 50 = 16 ( ngày )

Đáp số : 16 ngày

25 tháng 11 2016

to khong biet

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

11 tháng 11 2017

BÀI LÀM

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng ….. năm 200....

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an huyện Mộ Đức - Xã Đức Thắng

-     Tôi tên : Xua Tan Hận Thù

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Xóm 11 - Xã Đức Nhuận

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Đại diện nhân dân xóm 11

Kính đơn

Kí tên

Xua Tan Hận Thù

11 tháng 11 2017

                                                                       Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                               Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 2017

                                                                                          ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an phường 5 - Thị xã Bến Tre

-     Tôi tên : Nguyễn Văn Sáu

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Dân phố 5 - Phường 5 - Thị xã Bến Tre.

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

                                                                                                                          Đại diện nhân dân phường 5

                                                                                                                                             Kính đơn

                                                                                                                                                Kí tên

                                                                                                                                        Nguyễn Văn Sáu

1 tháng 1 2018

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

1 tháng 1 2018

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.