K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2017

Có lẽ một phần vì tôi hay đi làm về khuya nên thường bắt gặp hình ảnh màu áo xanh thân thương các cô chú lao công. Họ cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ. Công việc gắn liền với màn đêm, cơ cực, nhưng trong sáng và đầy ý nghĩa.

Qua ánh mắt tôi không rõ họ già hay trẻ nhưng điều dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, chịu khó vô cùng. Bắt đầu công việc khi người khác chuẩn bị được một giấc ngủ ngon, khi thành phố vẫn còn đang say trong giấc nồng. Sau một ngày thành phố tạo ra bao nhiêu là rác. Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ có thế, còn những mối nguy hiểm của bóng đêm rình rập cũng thật đáng sợ, và còn biết bao những thiệt thòi chưa kể hết. Có những công việc khiến người phụ nữ chỉ được “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”.

Những tối ba mươi Tết khi mọi nhà đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên hay khi mọi người đón giao thừa đã trở về nhà, tôi lại thấy những chị lao công vẫn lặng lẽ quét trên đường. Ai không khát khao được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng nhưng thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhưng để cho mọi người được đón ngày đầu tiên của năm mới với không khí thật trong lành, với sự sạch sẽ và thắm tươi của muôn sắc hoa trên những con đường, người lao công đã sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình. Có những nữ lao công suốt mấy năm từ khi bước vào nghề muốn có một ngày được tự tay nấu và ngồi cùng chồng con ăn một bữa cơm tất niên trọn vẹn mà cứ hoài lỗi hẹn. Đấy là còn chưa kể những ngày đầu năm khi mọi người vẫn còn đang say sưa với xuân nồng, cùng nhấp môi chúc nhau li rượu ngày tết, những người lao công đã lại bắt đầu công việc của họ. Ngày lễ, ngày Tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công lúc này lại càng thêm vất vả. Khối lượng công việc tăng lên, họ phải làm thêm giờ mà không một lời nào ca thán.

Đành rằng ai cũng phải tham gia vào một nghề nào đó theo sự phân công của xã hội để cùng nhau lao động dựng xây đất nước bằng công sức của mình, nhưng tôi vẫn thấy thương những người lao công nhất. Có lẽ họ là những người đang tham gia vào nghề nặng nhọc và vất vả nhất trong các nghề vất vả. Họ làm việc thầm lặng và cơ cực biết bao. Khi cuộc sống càng hiện đại với dân số ngày một gia tăng, tất yếu lượng rác thải cũng sẽ ngày càng nhiều, nỗi vất vả của những người lao công chưa bao giờ dừng lại mà càng tăng thêm bội phần. Thật tuyệt vời khi ta biết được những con người ấy đã vượt lên khó khăn và luôn có trách nhiệm cao với công việc vì một môi trường trong sạch chung cho cả cộng đồng.

Những người lao công còn giúp tôi hiểu ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự hào biết bao khi tôi được biết nghề lao công tuy nghèo khổ nhưng vẫn có những người như là những người như chị Hòa, chị Oanh – những nữ công nhân ở công ty môi trường số 1- phường Ba Đình đã vui vẻ tìm trả lại cho người mất sợi dây chuyền vàng và điện thoại mà họ nhặt được khi đang làm việc mà không cần nhận tiền biếu cảm ơn của người bị mất. Có thể nói hầu hết những người làm nghề lao công đều có một gia cảnh nghèo giống nhau, nhưng đó lại là điều để ta thêm kính yêu và cảm phục về sự trong sạch, lương thiện ở nhân cách của họ. Từ những người lao động bình dị chân chính ấy, tôi lại nghĩ nhiều về cuộc đời này. Tại sao có những người nghèo khổ lại sống trong sạch đáng trân trọng đến thế mà lại có những kẻ khỏe mạnh thừa sức vóc lại giả dạng đi ăn xin, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật miếng cơm manh áo của người khác?

Những người lao công đã cho chúng ta bài học về sự cần cù trong lao động. Thật đúng như Bác Hồ đã từng nói nghề nào trong xã hội này cũng cao quý miễn mình sống bằng sức lao động của mình trong khuôn khổ pháp luật, chỉ những kẻ lười biếng chuyên ăn bám xã hội mới đáng xấu hổ. Không chỉ dạy ta tinh thần yêu lao động, người lao công còn cho ta bài học nhân cách làm người sống trung thực và một thái độ nhân ái “mình vì mọi người”. Họ chấp nhận những niềm vui nho nhỏ mất đi, sự ngọt ngào của giấc ngủ bị phá vỡ để đem đến một sự ngọt ngào khác lớn hơn cho tất cả mọi người. Đó là cái ngọt ngào được cảm nhận khi mỗi sớm mai thức dậy bước ra khỏi nhà ta được đi trên những con đường sạch sẽ thoang thoảng hương mộc lan, hay mùi thơm hoa sữa nồng nàn.

Câu chuyện những người lao công hôm nay gợi tôi nhớ về những tấm lòng cao cả mà tôi đã từng được học qua lời giảng ấp áp của cô giáo dạy văn khi cô dạy cho chúng tôi truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở chương trình ngữ văn cấp hai. Câu chuyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo nắng, , tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Anh phải chịu cảm giác “thèm người” làm công việc đó một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, phải cắt xén giấc ngủ của mình đối mặt với cái lạnh buốt nửa đêm trên núi để đảm bảo giờ “ốp” và thông báo về kết quả về “nhà” qua bộ đàm vào bốn giờ sáng, mười một giờ trưa, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Tôi lại nhớ đến bạn của anh một kĩ sư ở vườn rau Sa Pa ngày ngày vẫn thầm lặng đi thụ phấn cho từng cây su hào để nhân dân toàn miền Bắc có được củ su hào to và ngọt. Hay anh bạn mười một năm chưa một ngày rời cơ quan và không đi đâu tìm vợ để làm cho xong được bản đồ sét cho đất nước…. Tôi lại nghĩ về màu áo xanh của những thanh niên tình nguyện mỗi mùa hè lại lan tỏa khắp các vùng quê, và những bản làng xa xôi đem đến ánh sáng và nguồn vui cho biết bao đồng bào còn khó khăn. Họ và những người lao công thật đáng kính, đáng được cả xã hội này tôn vinh vì họ đã và đang sống với một tinh thần thật đáng trân trọng “mình vì mọi người”.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai?”, tôi thần tượng những người lao công vì họ đã gánh cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều gian khổ không thể nói hết bằng lời. Nhiều lúc bị cuốn theo nhịp sống xô bồ hối hả của cuộc sống hiện đại, mọi người cứ coi như sự hiện hữu của họ là phép mặc nhiên của cuộc đời. Xin một phút“sống chậm lại” để chúng ta nghĩ nhiề hơn về họ, chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Công việc quét rác tuy thật bình dị nhưng sự đóng góp cho môi trường thành phố thật lớn lao biết bao. Họ những người lao động lặng lẽ đang góp phần mang mùa xuân về cho đất nước.

Tôi vẫn nói vui với bạn bè: - Nếu “sạch sẽ là mẹ sức khỏe” thì những người lao công đều là “mẹ” của chúng ta đấy! Chỉ là nói vui nhưng cũng có lí chứ nhỉ. Ta biết yêu thành phố của mình bao nhiêu thì hãy biết thương những người lao công bấy nhiêu. Hãy cùng nhau tiếp sức cho họ bằng những việc rất nhỏ như đừng xả rác bừa bãi, gom rác gọn gàng, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định…, những việc này không khó và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Và ai đó ơi, bạn đã bao giờ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành trước khi thành phố bừng tỉnh chưa? Khi bạn hít một hơi thở trong lành, hãy nhớ tối hôm qua cô lao công đã quét thật khẩn trương chỉ với một mong muốn thật đơn giản là để khuôn mặt của con đường kịp tươm tất cùng bạn đón ánh bình minh. Một ngày mới nắng ấm lại tràn về thành phố, đường phố sạch trơn, những tia nắng buổi sớm khẽ luồn qua từng kẽ lá, tiếng người đi tập thể dục về, tiếng xe cộ vẫn còn thưa thớt, bạn hãy hít một hơi dài để không lãng phí một phút giây nào của buổi sớm, không bỏ lỡ cảm giác tất cả vừa tỉnh giấc. Vì sao bạn biết không? Đơn giản thôi, bạn có biết ước mơ thầm lặng của những người lao công là mong sao ai trong chúng ta cũng đã từng được một lần trải qua cảm giác này. Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để họ thấy hạnh phúc vì đã góp được một chút gì đó cho xã hội cho tất cả những người trong thành phố mà họ đang gắn bó yêu thương.

Nghĩ về những người lao công, tôi luôn có một ước mong nho nhỏ rằng, khi bình minh một ngày mới bắt đầu, được dạo bước trên những con đường sạch sẽ, được tận hưởng cảm giác trong lành mát mẻ của buổi sớm mai, xin ai đó đừng vô tâm thản nhiên coi như là điều mình đương nhiên được hưởng. Hãy nhớ rằng đằng sau đó là nỗi vất vả thầm lặng của những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh cho thành phố của chúng ta. Chúng ta mỉm cười trước một ngày khi đêm qua những giọt mồ hôi của người lao công đã rơi lặng lẽ. Chúng ta tỉnh dậy sau những giấc ngủ ngon lành khi họ vừa trải qua cuộc đối mặt với bụi bặm và bao nguy hiểm chực chờ. Một chút ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ đồng nghĩa với chúng ta đã nói được lời yêu thương đến công sức của những anh, những chị lao công đang vất vả ngày đêm vì môi trường thân yêu của chúng ta. “Chị lao công đêm đông quét rác” không chỉ là niềm yêu thương mà còn là mong muốn được đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trong xã hội. Tôi kính chúc các cô chú lao công luôn mạnh khỏe và cầu cho sự an lành sẽ luôn đến với những con người làm nghề đáng kính như các cô, các chú.

good!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! 10 marks

7 tháng 4 2022

TK

“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa…”

Mỗi khi đọc những câu thơ ấy, trong miền ký ức của em lại vọng về tiếng nói của thầy Hà Minh - người thầy giáo đầu tiên của em.

Năm đó, em học lớp một tại ngôi trường tiểu học Kim Lý. Và thầy Minh là thầy giáo chủ nhiệm lớp em. Các phụ huynh ai cũng lo lắng nhiều, vì sợ rằng thầy giáo sẽ không tâm lý và quan tâm học sinh được như các cô. Đặc biệt là các em mới chỉ vào lớp một mà thôi. Thế nhưng thầy đã khiến cho ai cũng phải ngạc nhiên trước tấm lòng của mình.

Ấn tượng đầu tiên của em về thầy đế bây giờ vẫn còn rất sâu đậm. Thầy có dáng người cao, khá gầy. Mái tóc đen được chải cẩn thận, gọn gàng. Khuôn mặt thầy rất hiền. Vẻ hiền từ được toát lên từ đôi mắt đen của thầy. Thầy nhìn học sinh của mình như một chú gà trống nhìn đàn gà con mới nở. Hôm nào đến lớp, thầy cũng mặc áo sơ mi trắng, sơ vin cẩn thận trong chiếc quần vải đen. Chân đi đôi giày da tuy cũ nhưng sạch sẽ và bóng loáng. Trong chiếc túi đen của thầy là những cuốn sách cũ được bọc lại bằng giấy báo. Thật giản dị làm sao. Và con người thầy cũng giản dị như bề ngoài của thầy vậy. Suốt bao tháng ngày đi dạy, em chưa bao giờ thấy thầy đòi hỏi hay yêu cầu gì từ phía học sinh hay phụ huynh. Đặc biệt, tính thầy rất cẩn thận và tỉ mỉ. Mỗi góc sách luôn được thầy vuốt phẳng, cái bàn giáo viên luôn sạch bóng gọn gàng. Thầy còn rất hiền lành nữa. Chẳng khi nào thầy quát mắng hay đánh học sinh. Khi ai làm sai điều gì, thầy sẽ phạt đứng ở góc lớp đến khi nhận ra lỗi sai thì mới thôi.

 

Suốt năm lớp một ấy, em có rất nhiều kỉ niệm bên thầy. Vui có, buồn có, xấu hổ cũng có. Nhưng điều làm em nhớ nhất chính là vào ngày 20 tháng 11 năm ấy. Khi đó, nhà của em rất nghèo, không biết mua gì tặng thầy. Thế là từ sáng sớm, em đã ra vườn hái những bông hoa đẹp nhất, bó thành một bó hoa nhỏ xinh rồi đem đến tặng thầy. Vào trong nhà, nhìn thấy trên chiếc bàn kính trắng là những gói quà bắt mắt, những bông hoa hồng đỏ thắm gói giấy bóng đẹp đẽ, em chợt ngại ngùng. Em cảm thấy món quà của mình thật quê mùa không xứng đáng với thầy gì cả. Thế nhưng không, thầy đã cầm lấy bó hoa của em, cắm ngay vào chiếc bình ở trên bàn ở vị trí đẹp nhất. Thầy còn bảo, đây là bó hoa đẹp nhất mà thầy đã được nhận trong ngày hôm nay. Từng lời nói, ánh mắt của thầy ngày hôm ấy, đến nay em vẫn còn nhớ như in. Chính từ hôm ấy, em lại càng thêm yêu quý, kính mến thầy hơn.

Từ đó đến nay đã hơn năm năm trôi qua, nhưng tình cảm mà em dành cho thầy thì vẫn vẹn nguyên như thế. Dù em được học thêm rất nhiều thầy giáo, cô giáo khác, thì thầy Minh vẫn luôn là người giáo viên mà em yêu thương, kính trọng nhất.

7 tháng 4 2022

Bạn dựa vào đây để viết nha

MB:

giới thiệu thầy/cô giáo mà mình muốn kể . 

-Tên thầy/cô giáo là gì?

-Tuổi 

-Làm nghề giáo viên được nhiêu năm rồi?

TB:

Miêu tả thầy/cô giáo

-Hình dáng

-Đôi mắt

+Cô giáo em có đôi mắt dịu dằng trìu mến

-Mái tóc

+Mái tóc cô dài , đen nhánh như gỗ mun

-Tính cách

-Cử chỉ

-Lời nói

-Chữ viết

-Cách giảng bài / giọng nói

-....

KB:

Nêu tình cảm/cảm  nghĩ của mình về thầy cô giáo

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 10 2023

Bài nói mẫu:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là những ca từ thật đẹp trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giản đơn mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà đi vào lòng người chính là cách mà người nhạc sĩ ấy gửi gắm đến bao người về quan niệm sống tốt đẹp. Đó là tạo nên cái ấm áp của tình người trong cuộc sống… Và chính bởi tình yêu thương đó đã thôi thúc những “thiên thần” giữa đời thường có những hoạt động từ thiện ấm áp.

Từ thiện chính là những việc làm tốt, việc làm thiện xuất phát từ trái tim mỗi người. Còn những hành động đẹp, giúp đỡ người khác mà không xuất phát từ tâm, có vụ lợi, toan tính thì sẽ không được coi là từ thiện, đó chỉ là sự “bố thí” mà thôi. Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những hành động giúp đỡ, an ủi về mặt tinh thần cũng được coi là hình thức từ thiện đặc biệt. Những hành động đó dù không giúp giải quyết khó khăn về vật chất nhưng sẽ giúp cho tinh thần của người nhận trở nên ấm áp hơn và cảm nhận được tình người sâu sắc hơn. Việc làm từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó. Dù là xuất phát từ đâu thì hành động này cũng đáng được trân trọng.

Không ai có thể định nghĩa chính xác được hai chữ “yêu thương”, chỉ biết rằng, đó là sự cảm nhận, cảm nhận từ trái tim, từ ánh mắt, từ những sự sẻ chia…tình yêu thương luôn có một sức mạnh vô hình và vô biên nhất, và là điều chia sẻ quý giá nhất, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tình yêu thương có thể khơi gợi, nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho biết bao sự sáng tạo và những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Những ngày cuối tháng 6, Facebook râm ran hình ảnh những cái rổ trọc lốc, nón lá lật ngửa được người dân ở quận 4 đặt trước cửa nhà. Giữa thành phố hoa lệ, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhiều người chới với. Rất nhiều người ra đi vì Covid-19 nhưng lại không có người thân bên cạnh tiễn biệt, chứng kiến cảnh đó chị Giang Kim Cúc đã nghĩ rằng, tại sao mình không thay mặt cho gia đình các nạn nhân để đưa tiễn họ đoạn đường còn lại. Từ suy nghĩ ấy, dự án “Mai táng 0 đồng” được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đội có 40 thành viên, trong đó có 9 thành viên là nữ. Trong những ngày này các thành viên trong đội đã xa nhà nhiều tháng không được về nhà với gia đình. Các thành viên coi nhau như ruột thịt chia sẻ với nhau từng câu chuyện, từng cảm xúc và từng lời động viên. Họ là những người phụ nữ kiên cường trong tháng ngày lịch sử của đất nước, họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì. Những “bóng hồng” vẫn ngày đêm túc trực từng cuộc điện thoại, tự tay mai táng cho những người xa lạ và đưa họ về bên gia đình như một niềm an ủi cuối cùng. Có quá nhiều nước mắt và nỗi đau trong những ngày gian khó này. Nhưng, bù lại, tình người chưa bao giờ trỗi dậy mạnh mẽ đến thế. Những “thiên thần” bóng đêm, có thể chẳng ai biết họ là ai, từ đâu đến, đã xuất hiện trước mỗi phận người không may “nằm xuống” trong cơn cuồng phong của đại dịch.

Có lẽ khi giới hạn về sự yêu thương chạm mạnh đến trái tim của con người, nó khiến người ta có đủ niềm tin và nghị lực để làm nhiều điều sáng tạo nhất cho cộng đồng. Với mong muốn có thể giúp được người nghèo khó, bán vé số có thêm được bữa cơm ấm bụng, anh Hoàng Tuấn Anh, ngụ quận Tân Phú đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ công ty để sáng chế ra chiếc máy phát gạo tự động. Trong mùa dịch này, rất nhiều người đã mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm duy trì nhu cầu sống cơ bản của mình đó là ăn, thì những máy ATM này có thể giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn này, trước mắt giúp họ duy trì sự sống. Cũng mong rằng những mạnh thường quân sẽ tiếp sức cho hành động ý nghĩa và nhân văn này để máy có thể thường xuyên tiếp gạo cho người nghèo. Anh chia sẻ “Nhìn những nụ cười, niềm vui của người dân khó khăn khi cầm từng bịch gạo bước ra khỏi cây ATM, nhìn những bao gạo liên tiếp được các mạnh thường quân mang đến, chúng tôi luôn tin tưởng một điều rằng, “dòng chảy” của những hạt gạo sẽ không bao giờ ngừng.”

Máu của ai cũng có màu đỏ, con người ai cũng đều có nhu cầu được hạnh phúc. Con người đều có mong muốn đó giống nhau nhưng chịu số phận khác nhau. Người sung sướng, người nghèo khổ. Người bất hạnh, người may mắn. Việc đi làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Đi từ thiện chính là giúp người, giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật đau khổ. Làm cho tâm mình trở lên thanh thản, làm cho cuộc sống thêm vui vẻ. Làm từ thiện, cũng là làm cho chính bản thân mình.

Tuy vậy không phải ai cũng làm từ cái tâm của mình. Có những người làm từ thiện chỉ vì danh tiếng được lên báo vì sự nổi tiếng của bản thân mình chứ không phải thật sự muốn giúp đỡ. Tuy được gọi là làm việc tốt nhưng việc tốt lại sai cách, làm vì lợi ích riêng của bản thân. Có những bài báo nói về việc dở khóc dở cười của việc quyên góp chẳng hạn quyên góp quần áo như đi dạ tiệc hở hang cho người phụ trên vùng núi. Họ không nghĩ nơi họ muốn giúp đỡ cần gì chỉ biết quyên góp lấy lợi cho họ. Vì vậy việc từ thiện cần được tìm hiểu và tổ chức bài bản để đem lại lợi ích tốt nhất. Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình.

Từ thiện là hành động đẹp, mang một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia đối với mọi người. Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.

Ngày hôm nay của bạn sẽ là một ngày như thế nào tùy thuộc vào bạn. Cũng giống như công việc của một nhà điêu khắc, bạn phải tự kiến tạo một ngày mới cho mình khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Tất cả tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn. Bạn sẽ chọn nghĩ gì cho ngày hôm nay? Bạn có chọn yêu thương và cho đi? Và bạn có muốn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng yêu thương với một câu nói: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo:

Ngày nay khi xã hội phát triển hơn thì nagỳ càng xuất hiện nhiều nhưungx tổ chức cá nhân chung tay giúp đỡ cộng đồng mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Các hoạt động thiện nguyện đã thực sự lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hay mang mùa xuân ấm áp đến với những mảnh đời còn nhiều gian khó, tiếp thêm nghị lực để họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những đoàn người lên vùng cao mang áo ấm sách vở đến với các em nhỏ còn khó khan, hình ảnh những thầy cô giáo bám bản để mang con chữ đến với các em học sinh. Hay như trong đợt đại dịch Côvit 19 vừarồi đã không ít những tổ chức, cá nhân cùng chung tay để chống dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phát huy.

Nhân vật trong truyện lịch sử em ấn tượng nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần. Không chỉ nổi tiếng với tài năng lãnh đạo còn là người yêu nước thương dân. Bên cạnh đó ông còn là người có cái nhìn xa trông rộng, đối xử với những chiến sĩ dưới trướng của mình như anh em ruột thịt. Khả năng lãnh đạo xuất chúng ấy đã giúp chúng ta dành chiến thắng trước bao kẻ thù xâm lược. Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ của đất nước noi theo.

27 tháng 9 2023

Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là một hình ảnh tráng lệ, oai phong. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.

17 tháng 10 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

17 tháng 10 2018

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"

17 tháng 12 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

3 tháng 5

cũng hơi hay

 

5 tháng 2 2022

tham khảo

 Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em ấn tượng nhất hành động của Gióng khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả. Thánh Gióng khi đó vẫn còn là cậu bé ba tuổi mà vẫn không nói không cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Nhưng khi nghe thấy tiếng của sứ giả thì cậu liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Sau đó, Gióng còn yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Có thể thấy rằng, câu nói đầu tiên của Gióng lại là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước, cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Qua đó, chúng ta càng thêm cảm phục, kính trọng người anh hùng Thánh Gióng nhiều hơn.

5 tháng 2 2022

tham khảo 

Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.