K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2019

có lẽ đó là hương thơm từ tình yêu,xuất phát từ lòng chân thành

30 tháng 3 2018

BÀI LÀM

Mở bài:
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Thân bài:
1. Giải thích
Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi.
2. Chứng minh tính tích cực của câu ngạn ngữ: Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu - trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó.
Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác.

Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống.
Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng.
3. Bài học nhận thức và hành động.Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy?

Kết bài:

Với bản thân tôi,
 được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết:
Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhấtCòn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường tro bón đấtSống là cho, chết cũng là cho

 

30 tháng 3 2018

BÀI LÀM

Mở bài:
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Thân bài:
1. Giải thích
Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi.
2. Chứng minh tính tích cực của câu ngạn ngữ: Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu - trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó.
Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác.

Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống.
Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng.
3. Bài học nhận thức và hành động.Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy?

Kết bài:

Với bản thân tôi,
 được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết:
Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhấtCòn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường tro bón đấtSống là cho, chết cũng là cho
~ chuk bn hok giỏi ~

14 tháng 7 2018

1. Mở đoạn

Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Trao đi yêu thương cũng là cách nhận lấy yêu thương.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Giải nghĩa từ ngữ “Bàn tay” (hoán dụ): Chỉ con người.

“Hoa hồng” (ẩn dụ): Biểu tượng cho tình yêu thương, vẻ đẹp của sự sẻ chia, giúp đỡ.

“Tặng”: Trao đi một cách tự nguyện với thái độ trân trọng.

“Hương thơm”: Sự giàu có, vẻ đẹp và sự thơm thảo, thuần khiết toát lên từ tình yêu thương, hành động sẻ chia, gíup đỡ.

Ý nghĩa cả câu (Nghĩa bóng): Ai biết trao tặng, giúp đỡ người khác bằng sự chân thành thì người đó đã làm đẹp cho chính tâm hồn mình và vẻ đẹp ấy sẽ lan toả góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn.

b. Phân tích, chứng minh

Vì sao “bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”? Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn.

Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi.

Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Những giá trị vật chất sẽ hao mòn theo thời gian nhưng yêu thương lại theo thời gian được bồi đắp mà lớn dần.

Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Ý nghĩa của hành động trao đi yêu thương cũng chính là nhận lấy yêu thương

Những người biết trao đi yêu thương đã và đang làm cho cuộc sống trở nên ấm áp, tươi đẹp hơn.

Biết cho là đã được nhận.

Họ nhận được tình yêu thương, lòng biết ơn, sự trân trọng của người khác và cuộc sống của họ càng trở nên có ý nghĩa.

c. Mở rộng, phản đề

Quà tặng hay sự giúp đỡ đôi khi không quan trọng bằng cách thực hiện.

Người biết cho đi bằng cả sự vô tư là người được nhận về sự giàu có về tâm hồn.

Phê phán

Một số biểu hiện chưa đẹp do động cơ của hành động giúp đỡ không xuất phát từ sự chân thành.

Nhiều người có lối sống ích kỉ, chỉ thích đón nhận, thích tích lũy cho bản thân.

d. Bài học nhận thức và hành động

Bài học nhận thức

Câu nói cho ta một bài học nhân sinh về triết lí sống của con người.

Bài học hành động

Cần biết quan tâm, yêu thương những người khác.

Biết hành động tích cực để chia sẻ, trao tặng những điều tốt đẹp với tất cả mọi người.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vấn đề: Câu nói chứa đựng một quan niệm nhân sinh đúng đắn, đáng cho ta xem nó như một phương châm sống.

14 tháng 7 2018

vẫn thiếu 1 số ý đó

Tham khảo (chọn đoạn ngắn nhất ròi đó:>)
Giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Chú thích rõ z lun:>

16 tháng 6 2021

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

5 tháng 2 2022

  Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

        Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

       Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

        Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

  Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

 

14 tháng 11 2021

undefined

Tham khảo :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

6 tháng 12 2021

ko chép mạng thì b tự lm đi =))

6 tháng 12 2021

nghĩ mãi ko ra chữ nào luôn ý , chép mạng thì bị phạt

                                       hum

29 tháng 8 2021

"níu no"??? :)

a) từ láy: níu no. ngây ngất, xa xa, phảng phất; (hương hoa là do trùng hợp về âm đầu thôi bạn nhé, ko phải từ láy)

danh từ: chim, nắng, hương hoa tràm, gió, mùi hương, ngọc lam, rừng

b) câu 1: chim: chủ ngữ; hót níu no: vị ngữ.

Câu 2: nắng: chủ ngữ; bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất: vị ngữ

Câu 3: Gió: chủ ngữ; đua  mùi hương ngọc lam xa xa, phảng phất khắp rừng: vị ngữ