K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

P AaBbCc x AaBbCc

P(Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)

=> tỉ lệ 2 trội 1 lặn là (3/4)^2*1/4*C13= 27/64

nếu ko hiểu thì hỏi lại mình nhé

25 tháng 12 2016

Đây mình xét 3 trường hợp luôn phải không ?

22 tháng 11 2016

Theo đề bài, cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình lá dài, quăn; mà kiểu gen dị hợp luôn biểu hiện kiểu hình trội. Vậy lá dài và lá quăn là hai tính trạng trội so với lá ngắn và lá thẳng.

Quy ước:

  • A- lá dài > a- lá ngắn
  • B- lá quăn > b- lá thẳng

Cây P có lá ngắn, thẳng (aa và bb ) tức có kiểu gen ab/ab, cây này chỉ tạo một loại giao tử mang hai gen lặn ab => kiểu hình ở con lai F1 do giao tử của cây P dị hợp quyết định.

+ Xét cây F1 có lá dài, quăn (2 tính trạng trội). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử AB.

+ Xét cây F1 có lá ngắn, thẳng (2 tính trạng lặn). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử ab.

Vậy cây P dị hợp đã tạo được hai loại giao tử là AB và ab; tức có kiểu gen AB/ab

Sơ đồ lai:

P: AB/ab (lá dài, quăn) x ab/ab (lá ngắn, thẳng)

GP: AB, ab ab

F1: kiểu gen AB/ab : ab/ab (kiểu hình 50% lá dài, quăn : 50% lá ngắn, thẳng)

18 tháng 3 2018

Chọn đáp án D.

Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.

10 tháng 2 2018

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:

• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.

• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.

3 tháng 1 2019

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:

• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.

• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.

Vì F1 có TLKH 3 trội : 1 lặn => nghiệm đúng quy luật phân li => P có cặp gen dị hợp (Aa x Aa)