K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

minh sai minh sua lai

đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

25 tháng 12 2016

là sao mình không hiểu ? oho

3 tháng 2 2019

Câu ca dao Việt Nam.

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”

      - Chỉ đúng cho ở nước ta và một số nước ở bán cầu Bắc.

      - Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quý đạo một góc  66 0 33’. Nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời:

   +Phần được chiếu sáng và phần bóng tối ở hai nửa cầu khác nhau.

   +Nên kéo theo sự dài, ngắn khác nhau của ngày và đêm

25 tháng 1 2019

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

18 tháng 12 2016
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
18 tháng 12 2016

Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.

25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. (độ dày, cấu tạo) Câu 2: Giải thích câu tự ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 13-11 -2022 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. (độ dày, cấu tạo) Câu 2: Giải thích câu tự ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 13-11 -2022 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi số 19), Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô (múi số 21) là mấy giờ, ngày nào? Câu 4: Nếu Trái không tự quay quanh trục mà đứng yên trong quá trình chuyển động quay xung quanh Mặt Trời thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? Câu 5: Giải thích tại sao Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình nằm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến. Câu 6: Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam?

1
NG
1 tháng 11 2023

Tham khảo
Câu 1:
loading...
Câu 2:
 

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 3: Thời gian tại các Thành phố

- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ, ngày 13-11-2022

- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ, ngày 13-11-2022

- Niu Oóc: 9 giờ - 5 = 4 giờ, ngày 13-11-2022

- Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô: 9 giờ - 3 = 6 giờ, ngày 13-11-2022

Câu 4: Hiện tượng nếu Trái Đất không tự quay

- Nếu Trái Đất không tự quay, một nửa bề mặt sẽ luôn đối mặt với Mặt Trời và trở nên quá nóng, trong khi nửa còn lại sẽ trở nên cực kỳ lạnh do không có ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 5: 
- Mặc dù Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với vùng chí tuyến do sự phân tán nhiệt độ qua các lớp không khí dày và hiện tượng gió đổi mùa.
Câu 6: 
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam chủ yếu do càng vào nam, vĩ độ càng thấp, góc nhập xạ càng lớn và miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.

16 tháng 1 2018

Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật.

   + Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông)

   + Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

19 tháng 11 2016

BẠN À ĐỂ MÌNH GIẢI THÍCH CHO: Ý NÓ NÓI LÀ THÁNG 5 THÌ NGÀY DÀI HƠN ĐÊM VÀ THÁNG 10 THÌ ĐÊM DÀI HƠN NGÀY DO LÚC ĐÓ NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG NHIỀU VỀ PHÍA MẶT TRỜI CÒN THÁNG 10 CHƯA CƯỜI LÀ TỐI LÀ DO NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG ÍT VỀ PHÍA MẶT TRỜI ( NẾU MUỐN TÌM KĨ HƠN THÌ BẠN TÌM TRONG SGK ĐỊA 6 NHA CÓ ĐỀ CẬP ĐÓ)( KICK NHA, ĐẦU TIÊN NÈ)

20 tháng 11 2016

cho mình hỏi thêm là trong sgk địa trang mấy vậy bạn !

8 tháng 12 2016

câu 1:

do TĐ không đổi hướng nghiêng khi chuyển động nên có lúc TĐ ngả nửa cầu bắc,có lúc ngả nửa cầu nam về phía mặt trời

Câu 2:

Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra.

Ngày 22/6 ( Khoảng tháng 5 âm lịch) nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt nhất và thời gian ban ngày kéo dài nhất,thời gian ban đêm rất ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng)

Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 12( khoảng tháng 10 -11 âm lịch) bán cầu Bắc chếch xa mặt trời nhất nên có ngày rất ngắn (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

10 tháng 12 2016

Câu 1:

vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay

28 tháng 12 2018

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)

=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.

- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)

=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.

 => Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

Đáp án: A