K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con.

Đạp toang hai cánh càn khôn,

Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.



3 tháng 2 2019

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
Năm 1912 Phan Bội Châu bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân Phiệt Quảng Đông định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, cụ Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do, đây là một trong hai bài thơ “ cảm tác” Phan Bội Châu làm trong nhà tù Quảng Đông Trung Quốc.
* Ý nghĩa các câu thơ :
- Câu 1-2 :
Tuy bị tù tội nhưng không xem mình là kẻ thất bại, thái độ bình thản, bông đùa.
- Câu 3-4 :
“ Đã khách không nhà trong bốn bể”
Con người có chí lớn tung hoành dọc ngang, năm châu, bốn bể đều là nhà.
“ Lại người có tội giữa năm châu”
Người bị quy là “ có tội” ấy vẫn sống hiên ngang giữa năm châu.
- Câu 5-6 :
Mộng “ Kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời vẫn không lay chuyển.
- Câu 7-8 :
Niềm tin tưởng lạc quan ở tương lai sự nghiệp.
* Phân tích hai cặp câu 1-2 và 3-4 :
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày :
“ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”
Hai câu đề nhằm giới thiệu hoàn cảnh tù đày và nói lên thái độ của con người trước trước cảnh đó. Tác giả cho rằng mình “ở tù” chỉ là một thời gian tạm thời nghỉ ngơi vì đã “ chạy mỏi chân” ( tức là hoạt động cách mạng đã nhiều ). Vào tù rồi, nhà thơ vẫn giữ được cốt cách phong lưu, vẫn luôn giữ thái độ lịch sự, phong nhã, đồng thời vẫn không đánh mất nhuệ khí, tinh thần người chiến sĩ. Đây là một lời tự nhủ, tự khẳng định phẩm chất, nhân cách của bản thân. Giọng thơ điềm tĩnh, tự tin khiến thực tại gian khổ, thiếu thốn trở nên nhẹ đi, chỉ còn lại tư thế ung dung, ngạo nghễ, coi thường bất chấp hoàn cảnh, thậm chí lời thơ như thấp thoáng một nụ cười lạc quan đùa vui, biến sự việc mất tự do thành việc chủ động theo ý mình.
- Hai câu thực nói thêm, trình bày thêm cho rõ sự việc xảy ra với bản thân của nhà thơ :
“Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu”
Tả người tù thì phải là “ khách không nhà” và “ người có tội”, ở đây ta thấy hiện lên một người tù khác thường, có vẻ đẹp phóng khoáng, cao cả trong tâm hồn “ lồng lộng”, “ năm châu”. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ : toát lên ý tưởng chung cho thái độ điềm tĩnh và cao ngạo của người luôn làm chủ hoàn cảnh, con người vốn hào kiệt, phong lưu thì dẫu trong hoàn cảnh “ không nhà” , dẫu bị quy kết “ có tội” vẫn đứng vững và tồn tại trong khung cảnh khoáng đạt , đáng tự hào của một người tự do. Người chiến sĩ cách mạng ấy đã vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ với phong thái thật điềm tĩnh, ung dung.
* Khí phách hiên ngang, bất khuấtcủa người tù yêu nước, anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
- Thái độ bình thản, coi thường hiểm nguy, nói đến cảnh tù tội với giọng điệu cười cợt, bông đùa :
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
- Bị tù đày nhưng vẫn nuôi chí lớn tung hoành năm châu, bốn bể.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
- Bị sa cơ thất thế, tạm thời bị thất bại nhưng vẫn lạc quan, tin tưởng, khẳng định ý chí sắt đá không nao núng:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
* Sự truyền cảm của bài thơ :
Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ trước hết là do nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Sức truyền cảm xuất phát từ tình cảm chân thành, tinh thần ý chí mãnh liệt và bầu nhiệt huyết từ trái tim yêu nước và có thái độ sống hiên ngang, quật cường, bất khuất. Tinh thần ấy tác động mạnh đến người đọc, nhất là các tầng lớp thanh niên

29 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D

9 tháng 11 2019

Chọn đáp án: A

19 tháng 7 2021

A. Phóng đại, đối.

24 tháng 9 2017

Chọn đáp án: D

4 tháng 12 2018

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn

3 tháng 1 2022

b) Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.

a)Biện pháp:Nói quá

câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù.

Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

5 tháng 3 2023

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.