K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự tích mùa xuânCác bạn có biết tại sao khi mùa Xuân về, ngoài vườn ngoài phố lại có nhiều hoa khoe sắc thế không? Ngày xửa ngày xưa, không có mùa Xuân đâu các bạn ạ. Một năm chỉ có ba mùa thôi nhé, mùa Hạ, mùa Thu, và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi một chiếc cầu vồng nhiều mùa sắc xuất hiện và muôn hoa cùng đua nhau nở cơ!Cầu vồng thì chỉ có vào mùa Hạ, khi...
Đọc tiếp

Sự tích mùa xuân

Các bạn có biết tại sao khi mùa Xuân về, ngoài vườn ngoài phố lại có nhiều hoa khoe sắc thế không? Ngày xửa ngày xưa, không có mùa Xuân đâu các bạn ạ. Một năm chỉ có ba mùa thôi nhé, mùa Hạ, mùa Thu, và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi một chiếc cầu vồng nhiều mùa sắc xuất hiện và muôn hoa cùng đua nhau nở cơ!

Cầu vồng thì chỉ có vào mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở rải rác quanh năm, rải rác khắp nơi trên trái đất nên không thể hẹn nhau cùng nở một lúc được. Vì thế, sau mùa Đông giá lạnh là đến ngay mùa Hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong ước có một mùa ấm áp, nên ai cũng thích nghe câu chuyện về mùa Xuân và ước ao được đón mùa Xuân.

Có một chú Thỏ sống trong khu rừng xanh nọ với mẹ. Mỗi lần chuyển mùa, mẹ của Thỏ lại bị ốm. Thương mẹ quá, Thỏ con liền bàn với bác Khỉ già thông thái:

– Bác Khỉ ơi, hay là chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc cầu vồng thật đẹp để đón cô mùa Xuân đến với chúng ta?

– Nhưng làm bằng cách nào? – Bác Khỉ già đắn đo hỏi lại.

– Cháu sẽ rủ các bạn trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc cầu vồng thật nhiều màu sắc.

Bác Khỉ đồng ý với Thỏ. Tin tức lan truyền đi khắp nơi. Muôn thú trong rừng đều muốn gặp mùa Xuân dịu hiền, ấm áp nên vui vẻ góp những màu sắc đẹp nhất. Nào là màu nâu của Gấu, màu vàng tơ của Hươu sao, màu xám của Sóc… Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyên cũng góp những chiếc lông sặc sỡ của mình. Bầy cá cũng cử cá Chép mang đến một túi đầy vây cá lấp lánh sắc cầu vồng. Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu với nhau để làm chiếc cầu vồng.

Trong khi đó, Thỏ lên đường đi tìm các loài hoa. Thỏ đi khắp nơi, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loại hoa, thuyết phục các loài hoa nở cùng một lúc để đón mùa Xuân về. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Thỏ dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị Gió báo tin đồng loạt nở.

Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim Sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị Gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt vươn lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất. Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ , Thu, Đông. Nếu để ý, các bé sẽ thấy các loài hoa đều khoe sắc rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ thổi về.

Còn riêng chú Thỏ đáng yêu thì đã được mùa Xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn muông thú cùng các loài hoa để cùng nhau đón mùa Xuân về.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 1

Học sinh tự thực hiện.

Đề bài: Tả cơn mưa rào quê em Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.Nếu không có những đám mây...
Đọc tiếp

Đề bài: Tả cơn mưa rào quê em 

Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.

Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.

Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.

Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.

Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại

0
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Đây là hiện tượng phân tích ánh sáng Mặt Trời. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu qua tầng khí quyển (đang có chứa nhiều nước) thì ánh sáng bị phân tích ra thành nhiều màu khác nhau và tạo thành cầu vồng.

mình đang cần gấp 2 câu nàyCâu1:hãy tìm trạng ngữ và  chú thich rõ ràng đó là trạng ngữ gì???? trong đoạn văn sauMột ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên,...
Đọc tiếp

mình đang cần gấp 2 câu này

Câu1:hãy tìm trạng ngữ và  chú thich rõ ràng đó là trạng ngữ gì???? trong đoạn văn sau

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. 

Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hàng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Câu 2 :Viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu ) trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng viết chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong trường hợp ấy ????

0
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:         Một mái nhà chung  Mái nhà của chim Lợp nghìn lá biếc Mái nhà của cá Sóng xanh rập rình.    Mái nhà của dím Sâu trong lòng đất Mái nhà của ốc Tròn vo bên mình.    Mái nhà của em Nghiêng giàn gấc đỏ Mái nhà của bạn Hoa giấy lợp hồng.    Mọi mái nhà riêng Có mái nhà chung Là bầu trời xanh Xanh đến vô cùng.     Mọi mái nhà riêng Có mái nhà chung Rực...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

         Một mái nhà chung 

 

Mái nhà của chim 

Lợp nghìn lá biếc 

Mái nhà của cá 

Sóng xanh rập rình.   

 

Mái nhà của dím 

Sâu trong lòng đất 

Mái nhà của ốc 

Tròn vo bên mình.   

 

Mái nhà của em 

Nghiêng giàn gấc đỏ 

Mái nhà của bạn 

Hoa giấy lợp hồng.   

 

Mọi mái nhà riêng 

Có mái nhà chung 

Là bầu trời xanh 

Xanh đến vô cùng.   

 

 

Mọi mái nhà riêng 

Có mái nhà chung 

Rực rỡ vòm cao 

Bảy sắc cầu vồng.   

 

Bạn ơi, ngước mắt 

Ngước mắt lên trông 

Bạn ơi, hãy hát 

Hát câu cuối cùng : 

Một mái nhà chung 

Một mái nhà chung… 

- Dím (nhím) : loài gặm nhấm, có lông nhọn hình que, sống trong hang đất ở vùng rừng núi. 

- Gấc : cây leo, quả có nhiều gai mềm; lúc chín, ruột đỏ, thường dùng để trộn với gạo nếp thổi xôi. 

- Cầu vồng : hình vòng cung nhiều màu, do ánh sáng chiếu qua hơi nước tạo nên trên bầu trời.

Mái nhà của chim có gì đặc biệt ?

A. Là mái nhà với nghìn lá biếc

B. Là đại dương hiền hòa

C. Là bầu trời trong xanh

1
6 tháng 3 2019

Mái nhà của chim với nghìn lá biếc.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:CẦU VỒNG (PHẠM THANH QUANG)Chiếc cầu vồng bảy sắcUốn mình góc trời xaCầu vồng vươn qua mái nhà Chiếc cầu vồng bảy sắcLung linh cong trên trờiNhư lưng mẹ hôm sớmLàm lụng chẳng nghỉ ngơi Ơ kìa cầu vồng nhỏCòng lưng cõng cầu toNhư đôi bạn thân thiếtChẳng xa nhau bao giờ! 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ?2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CẦU VỒNG (PHẠM THANH QUANG)

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Uốn mình góc trời xa

Cầu vồng vươn qua mái nhà

 

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Lung linh cong trên trời

Như lưng mẹ hôm sớm

Làm lụng chẳng nghỉ ngơi

 

Ơ kìa cầu vồng nhỏ

Còng lưng cõng cầu to

Như đôi bạn thân thiết

Chẳng xa nhau bao giờ!

 

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ?

2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?

3. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Biện pháp tu từ đó được sử dụng mấy lần trong bài thơ?

4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

5. Vì sao tác giả lại viết "Ơ kìa cầu vồng nhỏ/ Còng lưng cõng cầu to"?

6. Bài thơ gửi đến những thông điệp gì? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất?

2
24 tháng 10 2023

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: một đứa trẻ đang khám phá thế giới.

2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự quan sát từ xa đến gần.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là biện pháp nhân hóa. Biện pháp ấy được sử dụng bốn lần trong bài thơ. 

4. Bài thơ thể hiện cảm xúc vui vẻ, hứng thú khi được nhìn thấy cầu vồng. Từ đó mở ra một loạt những liên tưởng thú vị xuyên suốt bài thơ.

24 tháng 10 2023

5. Tác giả viết "Ơ kìa cầu vồng nhỏ/ Còng lưng cõng cầu to" vì:

- Điểm quan sát ở gần nên sẽ nhìn thấy vòng tròn nhỏ đang "cõng" trên lưng vòng tròn lớn hơn.

- Bài thơ đang đặt điểm nhìn ở một đứa trẻ nên hiện tượng tự nhiên như cầu vồng dưới lăng kính trẻ thơ trở thành một hình ảnh sinh động và thú vị. 

- Ngoài ra còn gửi gắm thông điệp giúp đỡ những người xung quanh.

6. Bài thơ gửi đến những thông điệp:

- Không ngừng khám phá thế giới mở rộng trí tưởng tượng của bản thân để sự sáng tạo phát triển.

- Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.

- Mở lòng đón nhận và quan sát thiên nhiên.

Thông điệp ý nghĩa nhất là: Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.

trong đoạn văn sau đâu là trạng ngữ? và chỉ rõ đó là trạng ngữ chỉ gì?Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào....
Đọc tiếp

trong đoạn văn sau đâu là trạng ngữ? và chỉ rõ đó là trạng ngữ chỉ gì?

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập.

Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hàng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.

mình đang cần rất gấp nhé gaasppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp!

0
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làngnhư mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếngkhông đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.(4) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thônlàng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làng
như mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng
không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
(4) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn
làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên
dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
1. (0.5 điểm) Từ “đó” trong câu số (3) chỉ sự vật nào?
A. Những cái giếng không đáy
B. Các hồ nước quanh làng
C. Bầu trời bên kia trái đất
D. Trái đất
2. (0.5 điểm) Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn và bao nhiêu câu ghép?
A. 2 câu đơn, 2 câu ghép
B. 1 câu đơn, 3 câu ghép
C. 3 câu đơn, 1 câu ghép
D. 4 câu đơn, không có câu ghép nào
3. (0.5 điểm) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. So sánh và nhân hóa
B. Nhân hóa và điệp ngữ
C. So sánh và điệp ngữ
D. Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ
4. (0.5 điểm) Các câu (1), (2), (3) trong đoạn trên liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối
D. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ
5. (0.5 điểm) Các vế trong câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái
giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” được nối với nhau
bằng cách nào?
A. Nối bằng cặp từ hô ứng
B. Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến
C. Nối trực tiếp bằng dấu câu
D. Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng
6. (0.5 điểm) Có bao nhiêu tính từ trong câu văn số (4) ở đoạn trên?
A. 2 tính từ
B. 3 tính từ
C. 4 tính từ
D. 5 tính từ
7. (0.5 điểm) Chủ ngữ trong câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một
đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương
sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.” là:
A. Những con nhạn, đám mây, tiếng kêu, tôi, những câu thơ
B. Những con nhạn, tôi, những câu thơ
C. Những con nhạn, tôi
D. Những con nhạn
8. (0.5 điểm) Từ “đàn” trong câu nào dưới đây đồng âm với từ “đàn” trong câu số 4?
A. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước
bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng
trắng. (Đoàn Giỏi)
B. Gió lùa qua ngọn cây, không có thứ âm nhạc nào trên đời ngọt ngào hơn tiếng gió dạo
đàn trên những cành vân sam buổi tối. (L.M. Montgomery)
C. Mặt trời rạng rỡ ấm áp ghé qua khung cửa sổ, vườn cây ăn quả trên con dốc phía dưới
ngôi nhà trổ từng chùm hoa hồng phấn như hoa cô dâu, thu hút hàng đàn ong vo ve. (L.M.
Montgomery)
D. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa.
(Thạch Lam)
9. (0.5 điểm) Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách nói: “Chúng không còn là hồ nước
nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái
đất.”?
A. Tác giả muốn gợi tả bầu trời mùa thu xanh thẳm, rộng mênh mông không bờ bến, cong
cong trên làng quê.
B. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp của những chiếc giếng trong làng, chúng như những cánh
cửa kì diệu dẫn đến thế giới thần tiên.
C. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp sống động của những hồ nước trong veo quanh làng, chúng
như tấm gương kì diệu, phản chiếu bầu trời đẹp đẽ của mùa thu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
10. (0.5 điểm) Cảm nhận nào dưới đây không đúng với từ “mát lành”, “trong veo” trong
câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn
làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên
dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ”?
A. Dùng các từ “mát lành, trong veo”, tác giả đã làm hiển hiện trước mắt ta khung cảnh
yên ả, nên thơ, thanh bình của làng quê trong buổi sớm mùa thu đẹp đẽ và trong trẻo.
B. Dùng các từ: “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã gợi tả tiếng chim sống động, hữu hình
như những giọt sương sớm thấm đẫm vào cả đất trời. Qua đó, người đọc thấy được sự lan
tỏa đẹp đẽ của tiếng chim trong không gian.
C. Dùng các từ “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã mang đến cho người đọc những liên
tưởng thật thú vị: dường như cái không khí mát mẻ đặc trưng của mùa thu đã thấm đẫm
vào cả tiếng chim trên bầu trời, khiến nó trở thành dấu hiệu, một tín hiệu báo thu về.
D. Các từ “mát lành”, “trong veo” còn nói lên cảm giác thư thái, dễ chịu của tác giả khi
lắng nghe âm thanh của tiếng chim trên bầu trời. Tiếng chim ấy đã lắng sâu trong lòng tác
giả và khơi dậy bao xúc cảm đẹp đẽ.

0