K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2016

Vấn đề :

+ Sự gia tăng dân số, cùng với nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp miền núi.

+ Rừng bị tàn phá, nhiều loài động vật mất nơi sinh sống.

+ Bình quân hàng năm mất đi khoảng 100.000ha rừng. Phần lớn mất rừng là do khai hoang, mở mang diện tích đất nông nghiệp cho người di dân từ miền xuôi lên, đốt nương làm rẫy.

13 tháng 12 2016

Vấn đề hiện này ở vùng núi là môi trường.

Vấn đề môi trường đang ảnh hưởng đến dân cư miền núi.

Vấn đề này đang thể hiện rõ là ta dễ dàng nhìn thầy cả một "biển rác, núi rác" ở các thung lũng.

Dần dần những vì sinh vật gây bệnh phát tán và lây lan

Vì vậy, người dân cân phải bỏ ra đúng nơi, bằng không thì ch6n rác và lấp kín.

1 tháng 3 2022

Hiện nay vấn để băng tan do Trái Đất nóng lên đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết. Sở dĩ một trong những nguyên nhân khiến TĐ nóng lên là vì con người đã làm ô nhiễm môi trường (xã rác bừa bãi, đốt rác lộ thiên, ...), trực tiếp gây ra hiệu ứng nhà kính. Giải pháp khắc phục sau đây tuy không thể làm giảm việc TĐ nóng lên, nhưng ít nhất nó cũng làm chậm quá trình băng tan, giúp mọi người trên thế giới không bị lũ lụt nhấn chìm. Chúng ta vứt rác đúng nơi quy định, chính phủ cần phải có các biện pháp mạnh nhằm đẩy lùi việc ô nhiễm.

1 tháng 3 2022

thank

 

11 tháng 3 2022

đó là hiện tượng băng tan do sự nóng lên của trái đất .Nước biển sẽ dâng lên cao 

28 tháng 1 2016

* Chứng minh ĐBSH là vùng hiện nay có mật độ dân số cao nhất cả nước thể hiện như sau:
- Nếu như 93 mật độ dân số trung bình ở ĐBSH là 1104 người/km2. Với tổng số dân số 13,5 triệu thì ® 99 dân số ĐBSH đã
lên tới 14,8 triệu với mật độ trung bình là 1180 người/km2. Như vậy hiện nay ĐBSH có gấp 10 lần so với TDMNPB và gấp 3 lần so
với ĐBSCL, gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Qua đó ta (+) mật độ trung bình ở ĐBSH hiện nay là cao nhất cả nước.
ở các vùng đô thị ở ĐBSH hiện nay cũng có mật độ dân số rất cao điển hình là Hà Nội có mật độ trung bình (cả nội và ngoại
thành năm 99 là 2883 ng/km2, nếu tính riêng trong nội thành mật độ trung bình của Hà Nội lên tới 24000 ® 25000 người/km2.
Cùng với Hà Nội, nhiều thành phố trong vùng cũng rất đông, điển hình: mật độ ở Hải Phòng 1113 người/km2, ở Nam Định
khoảng gần 20 vạn dân, TháI Bình 6,4 vạn dân, ít nhất Ninh Bình cũng gần 4 vạn dân. Chứng tỏ dân cư đô thị ở ĐBSH rất đông, rất
cao.

- ở các vùng nông thôn thuộc ĐBSH cũng có dân số rất đông với mật độ rất cao điển hình ở nông thôn Thái Bình nếu năm
93 mật độ trung bình là 1172 người/km2 thì năm 99 là 1183 người/km2. Vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất ở ĐBSH là các
tỉnh Hải Dương, Hưng Yên năm 89 chỉ đạt 956 người/km2 thì năm 99 đạt 1204 người/km2.. Qua đó ta khẳng định mật độ dân số
ĐBSH rất cao ở cả nông thôn và thành thị.

* Nguyên nhân dẫn đến vùng này có mật độ cao:
- ĐBSH có mật độ dân số cao trước hết là do vùng này có lịch sử định cư và khai thác lâu đời cho nên hàng nghìn năm qua
đã có nhiều thế hệ nối tiếp nhau cư trú ở vùng này.

- ĐBSH có các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, nguồn nước rất thuận lợi đối với đời sống con người và ĐB có địa
hình rất bằng phẳng nên vùng này đã tiếp nhận nhiều luồng di cư từ mọi miền đất nước đến đây cư trú lập nghiệp.

- ĐBSH đồng dân, mật độ cao là do vùng này có trình độ thâm canh lúa lớn nhất cả nước, mà thâm canh lúa ở ĐBSH chưa
phải bằng KHKT là chính mà bằng sức người, vì thế sản xuất lúa ở ĐBSH cần rất nhiều lao động.

- ĐBSH đông dân, mật độ cao cũng là do vùng này có mật độ đô thị lớn nhất cả nước với 3 thành phố lớn rất đông dân là Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Đinh và 10 thị xã trực thuộc, ĐB vùng này có nhiều ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí, điện tử, hóa
chất, chế biến thực phẩm rất phát triển. Lại có hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng lớn cả nước. Chính vì vậy thu hút nhiều nhân
lực nhiều thế hệ trẻ đến đây cư trú, ăn học, lập nghiệp.

- ĐBSH tuy là vùng đã có trình độ dân trí cao nhưng dân số của vùng nhìn chung rất trẻ. Theo số liệu thống kê năm 89 số
người dưới 30 tuổi của vùng chiếm tới 68% tổng số dân dẫn đến tỉ lệ sinh ở vùng này rất cao năm 89 đã đạt 2.24%, năm 93 đạt
2,3% và đến năm 99 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng giảm xuống 1,4%. Qua đó ta thấy tỉ lệ sinh, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của vùng vẫn còn cao (vẫn đạt mức trung bình trên thế giới). Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến dân số vùng này đông
và mật đo cao.

Như vậy ta thấy ĐBSH hiện nay vẫn còn đông dân, mật độ dân số cao là do ảnh hưởng tổng hợp của những nguyên nhân
trên.

* Hậu quả của vấn đề này:
- Dân số ở ĐBSH đông và mật độ cao trước hết làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần: nếu như bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở cả nước hiện nay là 0,0892 ha/người thì ở ĐBSH chỉ bằng 0,046ha/người
mà chỉ tiêu này vẫn còn tiếp tục giảm xuống cùng với sự gia tăng dân số và đô thị hóa.

- Do đất nông nghiệp ngày càng giảm thì buộc người nông dân trong vùng phải đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ rất cao
để lấy đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu nhưng lại không đủ điều kiện về vốn, phân bón để bồi trả lại sự màu mỡ cho đất làm cho
đất đai trong vùng ngày càng thoái hóa, bạc màu giảm độ phì ® năng suất lương thực ngày càng giảm và ngày càng giảm tới xu thế
giới hạn.

- Dân số ở ĐBSH đông, tăng nhanh nhưng tốc độ phát triển kinh tế rất chậm gây ra sự mất cân đối giữa sự gia tăng dân số
và tăng trươngr kinh tế (vào thời kỳ 90-95 tốc độ gia tăng dân số vẫn là 2%/năm nhưng tốc độ gia tăng kinh tế chỉ đạt 4-5%/năm.
Điều này khẳng định tốc độ tăng dân số cao hơn nhanh hơn so với tốc độ gia tăng kinh tế. Vì nếu có gia tăng dân số 1% năm thì
phải tăng kinh tế từ 3-4% năm. Nhưng hiện nay dân số đang có xu hướng giảm dần với tốc độ gia tăng dân số trung bình của vùng
1,4%/năm mà tốc độ gia tăng kinh tế đã đạt 7%/năm điều đó mở ra triển vọng là sự cân đối này ngày càng trở thành hiện thực.

- Do dân số đông tăng nhanh lại có mật độ trung bình cao nên đã gây sức ép lớn với vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động trong vùng mà điển hình là nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng ở các vùng đô thị rõ nhất là tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội 90
-95 đã lên tới 18,4%, ở Hà Tây 9,2%, ở Thái Bình có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cũng đạt 7,4%.
Hậu quả của dân số đông, mật độ cao nói chung ở Đồng bằng sông Hồng đều dẫn đến chất lượng cuộc sống ngày càng giảm
và môi trường ngày ô nhiễm, suy thoái nhanh.

* Các biện pháp giải quyết.
Muốn giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau trước hết là:
- Thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tốt nhất là xuống dưới 1%/năm với chỉ tiêu hiện
nay đạt ra là mỗi năm giảm 50/00. Cần phải triệt để thực hiện chính sách di dân đi khai hoang phát triển kinh tế mới ở tây bắc, tây nguyên và đông nam bộ. Kết quả của thực hiện chính sách này trong vùng đạt nhiều tiến bộ cụ thể là nhiều tỉnh đạt cường độ di dân di dân ở chỉ số âm điển hình ở Hà Nội -1,25%, Thái Bình -2,03%.

- Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để giảm dần tỷ lệ lao động thuần
nông tăng dần hiệu quả lao động công nghiệp, nâng cao mức sống và nâng cao trình độ dân trí.
 

* Vấn đề quan tâm hiện nay đối với sông, hồ là ô nhiễm môi trường nước

* Nguyên nhân: 

  1. Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.
  2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
  3. Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.
  4. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  5. Ô nhiễm do rác thải y tế.

* Hậu quả : 

Hậu quả đối với con người

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.

Hậu quả đối với sinh vật, thực vật

Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó.

Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.

Hậu quả đến kinh tế

Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.

* Biện pháp hạn chế :

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

  • Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
  • Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
  • Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
  • Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.
  • Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
  • Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.
29 tháng 12 2019

Chọn đáp án D

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông; vì vậy, hầu như năm nào vùng cũng có lũ. Tuy nhiên, với đồng bằng này, lũ vừa là thiên tai nhưng lại vừa mang về cho người dân không ít lợi ích: đó là nguồn lợi cá tôm phong phú đồng thời giúp diệt trừ sâu bệnh cho mùa vụ tới… Vì vậy, đối với người dân nơi đây, biện pháp để giải quyết vẫn đề lũ tốt nhất là “sống chung với lũ”.