K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người anh hùng trẻ tuổi TQT, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi! Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh TQT mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển. Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ!Cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh ngôi trường thân yêu này ...Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !
 

13 tháng 12 2016

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.

 

Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!

Tháng 8 – tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu – tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.

Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.

Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.

Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.

Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.

Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được

những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Trần Hưng Đạo- những ngày giữa tháng 8 êm dịu.

27 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".

 

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Chứng minh: uống nước phải nhớ nguồn

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

- Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

 

- Biết ơn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c. Rút ra bài học: 

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

d. Liên hệ thực tế

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nêu bài học cho bản thân.

27 tháng 2 2021

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

26 tháng 11 2018

Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.

26 tháng 11 2018

Bn tham khảo a~
Hôm nay, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, tôi trở về thăm trường với tư cách là cựu học sinh. Một khoảng trời mênh mông thương nhớ ùa về trong trái tim, gọi dậy một thời áo trắng thơ ngây tôi đã từng hồn nhiên, ngây dại một thuở. Chao ôi, 10 năm trở về thăm trường xưa-phút xúc động bồi hồi.

Ngôi trường giờ đã là một khối bê tông khang trang, sạch đẹp. Có nhiều khu nhà, và các phòng học bộ môn như phòng hóa học, vật lí, tin học, âm nhạc để phục vụ cho công tác dạy và học được tốt hơn. Chúng tôi theo bước chân thầy hiệu trưởng, nghe thầy giới thiệu về ngôi trường của tôi sau 10 năm đổi mới, cách tân. Các lớp học đều được sơn đẹp đẽ, nghiêm túc có máy chiếu, máy tính và các thiết bị như quạt điện, đèn để công tác dạy học được hoàn thiện hơn. Như vậy là về mặt cơ sở vật chất đã đầy đủ hơn nhiều. Khuôn viên trường cũng rộng rãi, thoáng mát và tươi mới hơn, tạo không khí thoáng mát, tiện nghi cho phòng học và trường học. Các thầy cô giáo đang công tác tại trường phần nhiều là những thầy cô giáo trẻ mới chuyển về, tuy nhiên vẫn còn những giáo viên đã gắn bó lâu năm với mái trường này.

Tôi vào thăm phòng thầy hiệu trưởng, vẫn là thầy Hà năm nào, nhưng tóc thầy đã điểm bạc, thầy không nhận ra tôi. Tôi bảo “Thưa thầy em là Lan học sinh lớp 9c do cô Hồng văn chủ nhiệm đây ạ, là đứa học trò đã trèo cây phượng bẻ hoa và ngã chật chân đấy ạ, thầy còn nhận ra em không?” Nghe tôi nói vậy, khuôn mặt thầy sáng bừng lên, thầy âu yếm hỏi han đứa học trò năm nào vừa hay nghịch ngợm mà cũng rất chân thành. Thầy kể cho tôi những đổi mới về công tác và các thầy cô giáo mới chuyển về trường. Hai thầy trò nói chuyện, chén chè trào ra sóng sánh theo hương thơm. Nhìn thầy tôi bỗng ùa về những kỉ niệm trong quá khứ khi tôi còn nơi đây, mái tóc điểm bạc ấy của thầy, gợi nhớ cho tôi về những tháng năm đã qua, về những kỉ niệm dưới mái trường xưa, những lần vặt bàng, vặt phượng, những lần ăn quà trong lớp, nô đùa cùng bè bạn. Bỗng kỉ niệm xưa ùa về, gọi lại trong tôi tất cả những gì thân thương, êm đềm một thuở. Nơi cho tôi cảm giác ngọt ngào, chân thật mà không bao giờ tôi tìm được ở đâu đó. Tìm về thăm lại ngôi trường, tôi như người khách tìm về quê hương thân thuộc, đứng giữa mênh mông xa lạ, khắc khoải một lòng nhớ quê, nhớ trường xưa yêu dấu.

Có một người cô từng nói với tôi như này “Kỉ niệm chẳng là gì nếu thời gian vội xóa, nhưng sẽ là tất cả nếu lòng ta khắc ghi.” Với tôi, ngôi trường này là tất cả những điều thân thương, êm đềm ấy. Tôi nguyện dù thời gian có chảy trôi, dù cuốc sống có vận động, tôi vẫn sẽ luôn yêu thương, gắn mình, hòa mình, đằm mình vào hồn xưa một thuở. Nơi cho tôi một thanh xuân tuyệt vời nhất, cho tôi những gì trong sáng, tươi đẹp nhất của tuổi trẻ, của tuổi học trò nhất quỷ nhì ma. Có lẽ thời gian chẳng là gì nữa vì tôi nguyện giữ mãi trong tim hình bóng ngôi trường xưa suốt trong tim. Những kỉ niệm về ngôi tường chính là hành trang nâng bước tôi trong hành trình phía trước.

Ôi, mái trường xưa, nơi có những nụ cười và cả những giọt nước mắt. Nơi thanh xuân của tôi bắt đầu và nơi bình yên để thanh xuân của tôi nương náu đi về. Vọng lại đâu đây trong tâm trí tôi là những lời hát ấy “Ôi trường xưa yêu dấu...” Chao ôi, khoảnh khắc tuyệt vời. Tạm biệt và hẹn gặp lại...!

Nguồn : Mạng Oppa 

25 tháng 11 2018

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới.

Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng Internet,ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.

Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng“nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”.

Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác. Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương, hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng.

Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo đó. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét nhưng gì thuộc về cái đẹp, cái chuẩn mực. Họ thương kết giao với những người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu của các tệ nạn xã hội mà thôi.

Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.

Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.

29 tháng 12 2023

3:

\(6a+11b-6\left(a+7b\right)\)

\(=6a+11b-6a-42b=-31b⋮31\)

Ta có: \(\left(6a+11b\right)-6\left(a+7b\right)⋮31\)

\(6a+11b⋮31\)

Do đó: \(6\left(a+7b\right)⋮31\)

=>\(a+7b⋮31\)

Ta có: \(\left(6a+11b\right)-6\left(a+7b\right)⋮31\)

\(a+7b⋮31\)

Do đó: \(6a+11b⋮31\)

4:

\(5a+2b⋮17\)

=>\(12\left(5a+2b\right)⋮17\)

=>\(60a+24b⋮17\)

=>\(51a+17b+9a+7b⋮17\)

=>\(17\left(3a+b\right)+\left(9a+7b\right)⋮17\)

mà \(17\left(3a+b\right)⋮17\)

nên \(9a+7b⋮17\)

 

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

(Mở đầu bức thư bạn tự viết nhé,mình viết phần thân thui)

 

Hiện tại mình đang học ở trường trung học cơ sở đông mai,ngôi trường khá đẹp và rộng rãi .Mình học tập cũng bình thường,nói chung là ổn.Nay mình sẽ giới thiệu qua về truyền thống gia đình dòng họ mình.Gia đình mình có truyền thống là hiếu học.Truyền thống này xuất phát ở gia đình mình lâu rồi.Mình cũng tôn trọng truyền thống gia đình.Và mình muốn tương lai truyền thống này sẽ lan rộng rãi hơn.Ai ai chắc cũng có 1 truyền thống gia đình dòng họ riêng.Bạn cũng thế phải ko?hãy kể về truyền thống gia đình dòng họ của bạn nhé!

13 tháng 11 2021

Cậu dùng điện thoại nên ko in đậm tham khảo được ah?

\(\left(\sqrt{5-2\sqrt{6}}+\sqrt{2}\right)\cdot\dfrac{1}{\sqrt{3}}\)

\(=\sqrt{3}\cdot\dfrac{1}{\sqrt{3}}\)

=1

9 tháng 10 2021

Cho mình hỏi là sao ra được √3 vậy? Tại mình học yếu á. Nên mình không hiểu lắm.

6 tháng 2 2017

Ta có : 5 : 4 dư 1 suy ra 5 -1 chia hết cho 4

        5^2 :4 dư 1 suy ra 5^2 -1 chia hết cho 4

        5^3 :4 dư 1 suy ra 5^3 -1 chia hết cho 4

suy ra 5^n : 4 dư 1 suy ra 5^n - 1 chia hết cho 4

Vậy 5^n - 1 chia hết cho 4 với n thuộc N

tk mk nha

9 tháng 2 2017

5 : 4 dư 1 thì 5n với n thuộc Z chia cho 4 cũng dư 1

=> Vậy nếu 5n - 1 thì tất nhiên Chia hết cho 4