K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói raTóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

12 tháng 12 2016

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?

Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra

Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

 

30 tháng 7 2018

Mình viết luôn thư rồi bạn trích đoạn nào thì bạn lấy nghen : 

Cháu chào các cô , các bác ! 

Cháu là Nguyễn Vũ Ngọc Nhi ! Hôm trước cháu đã cùng bố mẹ tới dự Lễ Khen thưởng cho con cháu cán bộ . Cháu cảm thấy buổi lễ mới thật ý nghĩa làm sao ! Cháu viết thư này cốt để gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô bác đã làm nên buổi lễ khen tặng cho chúng cháu . Hôm đó , bác ..... đã trao cho cháu một tấm bằng khen vì là học sinh xuất sắc trong năm học 2017 - 2018 , giờ cháu vẫn còn xúc động vì tấm bằng có đề tên Nguyễn Vũ Ngọc Nhi ! Cháu đã cẩn thận treo nó lên cạnh bàn học và luôn nhắc nhở mình rằng : " Mình phải cố gắng học để khiến bố mẹ tự hào với cô bác trong cơ quan về những tấm bằng đã được trao tặng ! " . Nhưng không bởi vậy mà cháu tự cho mình là giỏi sau buổi lễ ấy ! Bố mẹ cháu đã thực sự rất vui ... Cháu cũng vậy và cháu nghĩ rằng không chỉ cháu mà còn nhiều các bạn khác cũng có cảm xúc giống cháu đấy ạ ! 

Mặc dù là một bức thư chưa dài và chưa thấm gì với công làm nên buổi lễ của các cô bác nhưng cháu rất muốn tả hết cảm xúc của mình . Một lần nữa cháu xin cảm ơn các cô , các bác với tấm lòng của cháu ! 

Mình thề mình không chép văn mẫu đâu ! 

Chú thích : 

" Bác ... " ! Ý mình .... chấm chấm ...... ở đây là bạn ghi tên người đó vào . Cụ thể hơn là : bác Kỷ hay Bác Tôn , cô Dung , cô Hiền .... v.v  

Thế nhé , k cho mình đi , đền đáp công đánh máy và công giải thích bằng cái click chuột vào phần ĐÚNG của câu trả lời của mình ! 

10 tháng 3 2021

Tham Khảo ! 

 Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.      

Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.      

Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?      

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...       

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.      

Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai. 

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

24 tháng 10 2016

Một con người sinh ra mang trên mình số phận, địa vị khác nhau nhưng về tính cách lẫn tâm hôn lại là một. Khi bạn biết nhận ra và sửa lỗi cũng chính là lúc bản thân bạn được cảm thấy một phần nào đó nhẹ nhõm, không có sự áp lực cao. Đúng một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận biết ra những lỗi lầm của mình. Nhưng tuy nhiên không hẳn người nào cũng như vậy, giá trị nhân phẩm của mỗi con người đều được đánh giá qua cử chỉ hành động của họ chứ không đơn thuần là sắc nét, hình thể. Họ được sinh ra để làm gì, để công hiến và sửa đổi bản thân. Những người được sinh ra đều được được ông trời cho kiếp người. Vì thế phải làm sao để con người đó trở nên tốt đẹp với bản thân và mọi người xung quanh. Khi bạn biết nhận lỗi cũng là lúc bạn được nhiều người yêu quý, tôn trọng bạn hơn phần nào. Đó là một trong những thứ mà con người chúng ta chưa bộc lộ ra ngoài và có những người còn không có phẩm chất đó.

Chúc bn hx tốt!

18 tháng 3 2018

ngắn quá

23 tháng 1 2020

Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

#Châu's ngốc

28 tháng 8 2023

Trong cuộc sống, việc nói lời cảm ơn là một điều cần thiết. Nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ mà còn tạo ra một môi trường tốt đẹp, nơi mà sự đồng lòng và sự quan tâm được lan tỏa. Nói lời cảm ơn giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết giữa con người với nhau. Việc sử dụng phép nối để liên kết câu và gạch chân từ ngữ làm phương tiện liên kết giúp tăng tính mạch lạc và sự trôi chảy của đoạn văn.