K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Thơ chữ Hán là phần tinh tuý nhất trong sự nghiệp thơ ca của Người. Sau “Nhật kí trong tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại chùm thơ chừ Hán viết tại chiến khu Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược: “Nguyên Tiêu”, “Thu dạ”, “Báo tiệp”, “Tặng Bùi Công”… Đó là những bài thơ mang cảm hứng trữ tình, biểu hiện một hồn thơ chiến sĩ tuyệt đẹp. “Nguyệt thôi song vấn: – Thi hành vị? Quân vụ nhưng mang vị tố thi. Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu thơ mở bài hết sức tự nhiên. Trăng đây cửa sổ hỏi thi nhân: “Thơ xong chưa”? (thi thành vị?) Trăng xuất hiện đột ngột, thân tình. Tiếp theo là câu trả lời của Bác: “Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được” (Quân vụ nhưng mang vị tô thị). “Trăng vào cửa sổ đòi thơ, “ ’ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Sự khất thơ của Bác là hoàn toàn hợp lí. Vì bận việc quân nên chưa có thơ. Trãng hãy vui lòng chờ một dịp khác. Cuộc đối thoại giữa Bác với trăng chứa đựng bao tâm tình của đôi bạn tri âm, tri kỉ. Năm 1948, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ ba, quân và dân ta đang gặp bao khó khăn, gian khổ. Việc quân việc nước thu hút tâm trí lãnh tụ suốt đêm ngày. Nhiều bài thơ của Bác đã nói lên điều đó: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. (Giữa dòng bàn bạc việc quân) {Nguyên tiêu, 1948) “Quân cơ, quốc kế thương đàm liêu”. (Việc quân, việc nước bàn xong) (Đối nguyệt) Trở lại bài “Báo tiệp”, trăng đã xuất hiện, nhưng đối với thi nhân “đêm nay”, thơ cũng chưa xong được. Trong tù, không có hoa, có rượu, chi có trăng cũng đã thành thơ. Trong hoàn cảnh kháng chiến, phải cần có thể một vài yếu tố nữa. Câu “chuyến” trong bài tứ tuyệt nói về tiếng chuông ngân lên trên lầu núi, làm lay động giấc mộng đêm thu: “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng". Tiếng chuông làm Bác “chợt tỉnh giấc thu” chính là tiếng chuông báo tin thắng trận. Âm thanh ấy ngân nga mãi trong lòng người đang đem ngày mong đơi tin vui từ các chiến trường bay về. Các thi liệu: “nguyệt” “song”, “sơn lâu”, “chung hưởng”, “thu mộng” hòa quyện với thực tế cuộc sống kháng chiến bộn bề, gian khổ – tạo nên màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa thực vừa hư ảo, gợi cảm.

bao-tiep

“Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ

Tiếng chuông trong đêm khuya làm cho không gian núi rừng chiến khu thêm tĩnh lặng và thiêng liêng. Nó gợi ta nhớ đến một tứ thơ của Trương Kế, đời Đường: “Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San". (Phong kiều dạ bạc) Tiếng chuông là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ: “Thính vũ” (Nguyễn Trãi) “Nhớ núi Đọi” (Nguyễn Khuyến)… Trong “Nhật ký trong tù”, Bác cùng viết: “Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dần trâu về tiếng sáo bay” (Hoàng hôn) Mỗi một tiếng chuông là một nổi niềm. Tiếng chuông trong bài thtt “Báo tiệp” báo tin vui thắng trận. Giấc mộng đêm thu trở thành một giấc mộng đẹp. Tỉnh mộng, Bác đón tin vui: “Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. (Ấy tin thắng trậnLiên khu báo về) Tiếng chuông vang ngân trên lầu núi là một nét vẽ hàm súc, cổ điển lấy động để tả tĩnh, làm cho cảnh đêm trăng chiến khu trở nên tĩnh lặng, trang nghiêm.

Trong thời kỳ khói lửa, có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận? Nỗi lo việc quân việc nước đã được giải tỏa. Tin thắng trận đã trở thành nguồn cảm hứng vút lên thành thơ. Người bạn trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với tin thắng trận đã đem lại cảm hứng thơ trong tâm hồn thi nhân. Cấu trúc của bài thơ rất đặc biệt. Lúc đầu trăng đến đòi thơ. Vì bận việc quân nên Bác chưa có thơ. Tiếp theo tiếng chuông reo trên lầu núi báo tin thắng trận. Thế là trăng đã thành một bài thơ trăng rất hay ra đời. Trăng với thi nhân chan hòa trong niềm vui sướng: cảnh đẹp thơ mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui thắng trận. Bác đã viết nhiều vần thơ nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần thơ là một bước đi lên của dân tộc. Mỗi tin thắng trận là một chặng đường lịch sử, đầy máu và hoa. Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in dấu son đậm đà trong vần thơ Bác: “Tin vui thắng trận dồn chân ngựa”. (Tặng Bùi Công) “Tin mừng thắng trận nở như hoa”. (Mừng xuân, 1967) “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao”. (Không đề, 1968) “Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ. Tâm hồn lãnh tụ chan hòa với tâm hồn thi sĩ.

Cuộc đối thoại giữa trăng với thi nhân tạo nên vẻ đẹp trữ tình, trong sáng và hồn nhiên đầy chất thơ. Thi liệu chọn lọc, tinh tế trong biểu hiện và biểu cảm. Đọc bài thơ “Tin thắng trận”, ta thêm yêu tâm hồn lãnh tụ: trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng đẹp. “Trăng xưa” đén thăm Bác trong cảnh lao tù, cùng chia sẻ với Bác nỗi đau mất tự do. “Trăng nay” đến với Bác nơi núi rừng chiến khu để cùng với Bác vui mừng đón tin thắng trận. “Tin thắng trận” là một bài thơ trăng rất độc đáo của nhà thơ Hồ Chí Minh. Tiếng chuông trong bài thơ như một tin hiệu báo tin một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến đã mở ra, quân và dân ta đang xốc tới với sức mạnh vô địch: “Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu, Thề diệt xâm lăng, lũ sói cầy”. (Đăng sơn – Xuân Diệu dịch)

19 tháng 9 2021

nhớ k cho tui nha

hơi dài tí chụi khó chép nha

Ở cạnh nhà tôi có một gia đình phải nói sao nhỉ, một gia đình trang ngập yêu thương luôn vắng mặt của sự cãi nhau. Những rồi cách đây vài tháng trước, tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì nhưng tôi thấy tiếng cãi vã của vợ chồng nhà bác ấy, gđ tôi chạy ra can ngăn nhưng không được. Bác gái đã kịp lấy một cái gậy đập vào xương sống của bác trai. Hàng xóm làng giềng ai ai cũng bàng hoàng, nghe kể lại 2 đứa con bác đang ở quê chơi và 2 cậu con trai cũng bất ngờ về chuyện gđ nên đã vội bắt xe về nhà. Rồi sao tối hôm ấy, bác trai phải về ngôi nhà cũ để ở còn ngôi nhà mới khang trang thì để lại cho bác gái. Mẹ già ốm yếu nằm viện nhưng bác luôn lấy lý do là bận việc không về được. Mấy ngày sau , bác về và thăm mẹ, tối ngày hôm ấy khj nghe bố nói " Mẹ con mệt hơn hôm qua bố sang xem sao". Như tôi nghe mẹ kể lại là đúng 10h là bà bắt đầu khó thở. Đến sáng ngày thứ 3 lúc 5h tôi thấy 1 chiếc xe từ bệnh viện đi về phía nhà kế bên nhà tôi. Lúc đó tôi thấy gđ bác người nào người ấy nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi, đưa bà từ từ trong chiếc xe ra và cố giữ lấy hơi thở của bà để bà được gặp con cháu một lần cuối cùng dường như bà cũng mong vậy và khi các cháu và anh chị đã có mặt đông đủ, có lẽ lúc đó bà đang rất vui và mỉm cười.Tôi thấy các con bà ngồi bên giường thủ thỉ với mẹ vài câu rồi xin lỗi. Quỳ trước mặt bà nước mắt rơi lệ.Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu gào từ trong phòng bà và tôi nhìn lên đồng hồ và hình như giờ phút bà ra đi là 2h15 chẳng ai có thể quên được và khóc lên gọi bà , những đứa con tội nghiệp gọi mẹ nhưng kể từ giây phút ấy bà đã ra đi mãi mãi. Bà đi để lại nỗi đau buồn cho con cháu , để lại niềm đau thương của những người hàng xóm. Đúng là vậy sống trên đời phải có nhân có đức, ở hiền gặp lành. Bà là một người sống có hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Bà mỉm cười lặng lẽ ra đi không một lời nhắn nhủ với con cháu. Những đứa cháu yêu bà nhất được ở cạnh bên giường bà ôm lấy bà cầm tay bà gọi bà tỉnh lại nhưng bà đâu hay mà để lại con cháu ở lại với nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Chị em hàng xóm chỉ biết ngồi cạnh giường bà mà thủ thỉ vài câu cuối nói lời tạm biệt. Thấy vậy mà nước mắt tôi có vậy mà ra tôi không thể kiềm chế được những giọt nước mắt ấy. Càng nhìn lại càng thương, người bà nhân hậu người mẹ hiền từ. Đêm ngày hôm ấy tôi thấy các con bà cứ ngồi bên cạnh quan tài mà khóc, đứa con gái tội nghiệp cứ gọi tên mẹ hoài mà mẹ không tỉnh dậy. Ngày hôm sau lúc 1h trời bắt đầu những hạt mưa rất to như đang thương tiếc bà vậy. Những hàng xe máy đi theo đoàn để tiễn đưa bà đi, rồi sao nữa tôi cũng không biết.

Ai còn cha mẹ xin đừng để cha mẹ buồn. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi mới biết hối hận vì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Đó là câu chuyện về cảm động về tình nghĩa mẹ con. Cả đời này đạo làm con luôn sợ mẹ hai chữ " cảm ơn "

19 tháng 9 2021
Câu chuyện về cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm của anh em thắm thiết
8 tháng 3 2018
các bạn tự làm nhé
8 tháng 3 2018

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

7 tháng 12 2017

mẹ mình thì tự tả đi)ngu ngu ngu ngu ngu mẹ mình thì tự tả

7 tháng 12 2017

muốn thì mới hỏi nha giờ mk hỏi thì người khác bảo mk ngu mk có chịu ko nói gì mà chả có suy nghĩ người khác đáp lại như thế nào ko trả lời thì thôi sao còn nói lắm tự nghĩ lại mk đi mk = ai chưa

13 tháng 9 2016

soạn như thế này ở đâu vậy bạn bày mk với

 

12 tháng 8 2020

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bài làm: Sau khi học xong bài thơ '' Lượm '' của nhà thơ Tố Hữu, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng của chú.

Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khói lửa mịt mù. '' Đạn bay vèo vèo '' qua đầu nhưng chú vẫn '' sợ chi hiểm nghèo ''. '' Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi! '' câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn thảng thốt của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. Chú bé liên lạc Lượm đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đẹp đẽ và đầy những sự hứa hẹn ở trong tương lai kia ! Cũng chính bằng tình cảm yêu mến của mình, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện lại hình ảnh của Lượm trong một khung cảnh thiên nhiên thật thanh bình và yên ả làm sao ! Miêu tả sự hi sinh của Lượm giữa cánh đồng quê hương thơm mùi lúa sữa, nhà thơ đã cảm nhận được đó chính lầ sự hi sinh cao cả, thiêng liêng, đẹp đẽ. Lượm như một thiên thần yên nghĩ giữa cánh đồng thơm ngát và sự hi sinh của Lượm hóa thân vào thiên nhiên, đất nước. Lượm ngã xuống nhưng trong bàn tay bé nhỏ của em vẫn còn mãi nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa, tưởng như chú vẫn còn để lại trên môi một nụ cười thật mãn nguyện, thanh thản vào giây phút cuối của cuộc đời mình - lúc hi sinh.

Lượm tuy đã hi sinh nhưng em đã trở thành bất tử, sống mãi với quê hương, đất nước và ở sâu trong trái tim của tác giả. Qua bài thơ, đã cho chúng ta cảm nhận và thấy được tấm lòng yêu mến tha thiết của tác giả dành cho Lượm. Từ đó em càng thêm yêu mến tự hào về những con người anh hùng đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ cho hòa bình và độc lập của cả một dân tộc - đất nước. Em hứa sẽ thật cố gắng chăm ngoan, học giỏi để thật xứng đáng với những sự hi sinh của các thế hệ đi trước. 

20 tháng 2 2018

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.



 

21 tháng 2 2018

éo vui, Tết ni "nồi" quá!!!!

“Cha ơi, mẹ con đâu?”. Câu hỏi của đứa con thơ dại lại vang lên, và một lần nữa làm con tim tôi đau nhói. “Mẹ đang cùng bà nội sống ở một nơi thật xa, con ạ!” … “Thế sao mẹ Đản không về nhà chơi với Đản?” … “Mẹ còn phải chăm sóc bà mà con. Mẹ Đản về chơi với Đản thì ai sẽ trông nom bà, đúng không nào?”. Đứa bé suy nghĩ một lúc rồi “dạ” một tiếng rõ to và trở lại nô đùa cùng chúng bạn sau khi được tôi giải đáp. Còn tôi lại đứng lặng người, chỉ mong con tha lỗi, vì tôi chỉ có thể trả lời bé như vậy. Nó còn quá nhỏ, quá bé bỏng để có thể hiểu mọi việc. Tôi đã quyết định đến một ngày nào đó, khi bé đã khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe tất cả những gì mà nó đang thắc mắc – câu chuyện về người mẹ thùy mị, nết na. Nghĩ đến đây, khóe mắt tôi đã ngấn lệ, và bao nhiêu kí ức lại ùa về…

Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi - Trương Sinh – và nàng – Vũ Nương. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng biết bao khi lấy được nàng làm vợ. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, cùng sống ở huyện Nam Xương quê tôi. Từ lâu, tôi đã mến mộ tư dung tốt đẹp của nàng. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có tôi. Tôi quyết định bàn việc với bố mẹ và mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng. Cha mẹ hai bên đều ưng thuận, tôi quyết mang đến cho nàng một cuộc sống êm ấm. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không nhận được những gì mà nàng tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi tôi là một kẻ vô học, bất tài vô dụng, và theo như tôi tự nhận thấy thì tôi rất hay ghen. Biết vậy nên cô vợ khôn khéo của tôi luôn luôn giữ gìn đúng khuôn phép, làm tôi cũng rất yên lòng. Thế mà ông trời lại không cho chúng tôi được hạnh phúc. Thành thân với nàng không bao lâu thì tôi lại nhận lệnh phải đi lính, giúp triều đình chống giặc. Tôi không nỡ nào bỏ lại mẹ già ốm yếu và người vợ mà tôi hết mực yêu thương. Nhưng số trời nào có thể tránh, tôi đành ngậm ngùi tòng quân giúp nước trong nỗi buồn chia li vô hạn, bởi tôi biết mình chẳng học hành gì nên không có cách chối từ.

Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, tôi được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, tôi luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Tôi quyết nghe theo lời dặn của hai người, không ham danh lợi để quay trở về được bình an. Không còn lâu nữa, tôi sẽ được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và vợ - những người tôi hằng thương nhớ. Thế nhưng, niềm vui sum họp vừa được nhen nhóm thì tôi đã phải nhận một tin dữ: mẹ tôi đã mất! Ông trời ơi, sao ông lại bất công thế này? Tôi chưa từng làm điều gì xấu, sao ông cứ phải gieo rắc cho tôi những nỗi đắng cay và đau đớn đến vậy? Được nhìn lại khuôn mặt thân yêu của vợ và hình ảnh đứa con bé bỏng, thế nhưng sao lòng tôi không thể nào vui lên được, cứ nặng trĩu một nỗi buồn mất mát. Tôi dắt bé Đản – con trai tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền mà tôi hết mực tôn kính. Đứng trước ngôi mộ của mẹ, tôi không kìm nổi nước mắt, cũng bởi tôi quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho mẹ. Sao mẹ lại ra đi trong khi con chưa thể đền đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của mẹ? Tôi hối hận và thấy mình sao quá hờ hững lúc trước, không chăm chỉ học tập, nuôi mộng đỗ đạt, trả hiếu cho cha mẹ, để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng. Tôi ôm lấy bé Đản và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Thế nhưng, than ôi, tất cả như được sắp đặt để đánh ngã bản thân tôi, con tôi hỏi tôi cũng là cha của nó ư? Chẳng lẽ người vợ hiền của tôi đã không chung thủy? Không thể thế được, tình yêu thương mà tôi dành cho nàng là rất chân thật, và nàng cũng hiểu được điều đó cơ mà! Tôi gặng hỏi thêm thì bé Đản kể rằng đêm nào cũng có một người đến bên mẹ nó. Đã vậy, mẹ nó còn bảo đó chính là cha của Đản. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, tôi đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Giờ đây, khi đã hiểu rõ nguồn cơn và nghĩ lại, tôi thấy mình hồ đồ quá! Lúc đó tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của con và bản tính bồng bột của tôi mà nàng đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Nàng đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình. Tôi chỉ cảm thấy một chút tiếc thương, và vẫn cho rằng mình đúng. Cho đến một đêm, tôi cùng bé Đản – lúc này đã ba tuổi rưỡi – ngồi trong căn phòng trống. Dưới ánh đèn dầu mập mờ, bỗng nhiên bé Đản chỉ tay vào bóng của tôi trên 1 vách và reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Không thể nào, cha của nó lại chỉ là một cái bóng vô tri vô giác thôi ư? Vậy là tôi đã trách nhầm Vũ Nương? Trời ơi, đến giờ tôi mới rõ được nỗi oan của vợ mình. Hằng đêm, nàng đã mượn bóng mình trên vách để giải đáp cho con về cha nó – cũng như tôi đang dối nó bây giờ. Tôi quyết định đi hỏi cặn kẽ từng người thân, hàng xóm và cuối cùng lại phải ân hận đến tận xương tủy khi biết thêm nhiều điều về nàng trong thời gian tôi đi lính… Vợ tôi ngày ngày chờ mong tôi quay về trong nỗi buồn tủi mà khó ai thấu hiểu được. Nàng luôn giữ lòng chung thủy, một mình nuôi dạy con, chăm sóc mẹ tôi và lo toan mọi việc trong gia đình… Nhưng giờ đây, dù tôi có biết chuyện và hối hận thì nàng cũng không thể quay trở về được nữa rồi!

Một hôm, trong lúc tôi đang dạy con học bài thì bỗng có một người đàn ông đến nhà và xin gặp. Anh ta tên là Phan Lang, người cùng làng với tôi. Theo lời anh ấy kể, anh được Linh Phi – vợ vua Nam Hải – cứu giúp khi bị rơi xuống sông Hoàng Giang. Anh ta gặp vợ tôi ở đây và nhận gửi lời nhắn của nàng cho tôi. Lúc đầu, tôi cũng không tin Phan Lang, bởi ở đời làm gì có chuyện lạ kì đến vậy. Nhưng sau khi anh đưa tôi xem một chiếc hoa vàng lấp lánh, tôi nhận ra ngay đây là kỉ vật mà tôi đã mua tặng cho nàng trước khi tôi tòng quân đánh giặc. Tôi nghe theo lời anh, lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang, cúng tế ba ngày ba đêm. Quả thật, đến ngày thứ ba thì Vũ Nương đã trở về. Nàng ẩn hiện giữa dòng sông, cờ hoa võng lọng rực rỡ. Nàng trao gửi tấm lòng mình cho tôi và dặn tôi sống tốt. Vì phải chịu ơn Đức Linh Phi nên nàng không thể về được nữa. Tôi ngậm ngùi nhận lời nàng. Nàng mỉm cười với tôi và biến mất, để lại tôi bao nỗi tiếc thương và day dứt. Có lẽ tôi sẽ không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra!!!

Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn, nuôi dạy bé Đản nên người. Con ơi, hãy thay cha thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn, con nhé!

25 tháng 10 2019

sai rồi bạn ạ

cái đó là đóng vai Trương Sinh chứ không phải bé Đản

9 tháng 10 2016

lên google mà tra bạn ạ

9 tháng 10 2016

lên google mà tra bạn ạ