K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016

+Tức nước vỡ bờ:

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lộ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lẻo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày ***** thớt” đó.

Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu - từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai - được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất - được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là “chị Dậu”. Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoại động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê” (Sđd). Đó là một bức ký họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tô" ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.

Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, “ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa” thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có “ngôn ngữ” riêng. Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất “hột” đã khiến cho nhân vật “tự thể hiện tính cách” đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.

Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời là sức mạnh của một ngòi búi gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.



Lão Hạc:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

a. Xây dựng nhân vật chính trong mối tương quan với nhân vật khác.

Lão Hạc được xây dựng trong mối tương quan với nhân vật khác trong tác phẩm. Mỗi một tương quan đều làm sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất của chân dung Lão Hạc.

Lão Hạc được xây dựng song song với ông giáo dể làm nổi bật tâm lí người nông dân với tâm lí người trí thức.Tương quan với Binh Tư để tạo ra sự đối chọi gay gắt:Một người lương thiện đến mức thánh thiện, một kẻ bất lương đến thành lưu manh. Lão Hạc muốn chọn đạo làm người làm cha thì phải chết. Binh Tư cố bám lấy cái sống thì đã phải thủ tiêu phẩm chất con người

Lão Hạc tương quan với vợ ông giáo là để giúp ta nhận rõ :Ở Lão Hạc, dù cuộc sống khốn quẫn đến mấy cũng không tiêu diệt được lòng vị tha,nhân hậu. Còn vợ ông gióa vì quá khổ đã sinh ra lòng vị kỉ, hẹp hòi.

Nhân vật Lão Hạc trong tương quan với con trai lại nổi lên một người cha còm cõi ấy mà tình phụ tử thiêng liêng vĩnh cửu. Cả đời lão sống cho con,lão quý cái đạo làm người làm cha song lại bất lực trước cái nghèo. Để rồi khi con trai ra đi lão luôn sống trong day dứt, ân hận. cuối cùng chộn cái chết để cho con phần sống, để cho con mảnh vườn.

Như vậy qua mối tương quan dù ở điểm nhìn nào nhân vật Lão Hạc cũng đều lung linh phẩm chất cao đẹpcủa người nông dân Việt Nam .

 

b,Xây dựng nhân vật có tính chất điển hình

Lão Hạc- một lão nông dân có vẻ lẩn thẩn, lủi thủi nhưng dưới ngòi bút Nam Cao, trở nên dạng ngời những phẩm chất cao đẹp: lòng tự trọng sáng ngời ,nhân hậu,vị tha,lương thiện,hiền lành đến thàng thánh thiện.Dường như cái bản tính tốt đẹp của người nông dân Việt Nam hội tụ đầy đủ trong con người lão trở thành vầng hào quang rực sáng,để mỗi người cố nông nào trong xã hội cùng nhìn nhận ra một nét của riêng mình.

Cuộc sống cơ cực của Lão Hạc là minh chứng cho cuộc sông đói nghèo,đối mặt với miếng cơm manh áo của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945. Cái chết dữ dội két cuộc đời bần hàn của Lão Hạc ở cuối truyện là minh chưng cho số phận cùng đường, là bi kịh của bao gia đình nong thôn Việt Nma thời kỳ đen tối.

Có thể nói với ngòi bút tài hoa và am hiểu tận tường về người nông dân, Nam Cao đã xây dựng và tái hiện trong tác phẩm của mình nhân vật lão Hạc điển hình cho người nông dân một thời. Đây cũng chính là thành công và sáng tạo tài tình của bút pháp thể hiện nhân vật của nhà văn thiên tài Nam Cao.

-Từ tác phẩm này cho người đọc hiểu như thế nào về tình cảnh nghèo khổ,bế tắc của tầng lớp nông dânbần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Từ tác phẩm này, chúng ta được thấy vẻ đệp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy,hi sinh vì người thân… của người nông dân như thế nào.

Đánh nhau với cối xay gió:

Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.

 

28 tháng 12 2016
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
3 tháng 11 2021

1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?6/ Nắm...
Đọc tiếp

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...

2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.

3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.

4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.

5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?

6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.

7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?

8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?

0
28 tháng 10 2018

trong sách hết mà

30 tháng 10 2018

1. Tôi đi học

a, tác giả:

-nhà văn Thanh Tịnh <1911-1988> tên thật là Trần Văn Ninh

-quê quán: Ngoại ô tp Huế

- t/p chính: Quê mẹ, hận chiến trường,..

-phong cách NT: văn phong trong sáng, giản di, thấm đẫm, gợi chất thơ

b, GTND: kể lại kỷ niệm tươi đẹp, trong sáng, khó quên và giàu cảm xúc, trong trẻo, đẹp đẽ của nv ''tôi'' nhân ngày đầu tiên đến trường

c, GTNT:

- kết hợp TS,MT,BC

- NT miêu tả tâm lý nv: tinh tế, độc đáo

- sdung từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, so sánh gợi cảm

2 Trong lòng mẹ

a, tác giả: Nguyên Hồng<1918-1982>,tên thật NGuyễn Nguyên Hồng

-quê quán: tp Nam Định, nhưng ông ở tp cảng HP

- TPC:những ngày thơ ấu,bỉ vỏ,...

PCNT: hiện thực, thấm đẫm tình nhân đạo

b, GTND: thể hiện nỗi tủi cực, bất hạnh, khổ cực của bé Hồng khi xa mẹ và niềm hạnh phúc, sung sướng vô bờ bến khi ở trong lòng mẹ

c, GTNT:- NT mta tâm lý nv, tính cách nv

- xây dựng tình huống truyện

3. tức nước vỡ bờ

a, t/g:

- NTT< 1893-1954> là nhà nho, nhà khảo cứu, nhà văn

b,GTND

-hiện thực:+Hiện thực về đ/s cực khổ của nd

+ nói lên bộ mặt giai cấp thồng trị tàn ác, vô trách nhiệm

- nhân đạo:+ phát hiện, tôn trọng phẩm chất của người phụ nữ

+ tố cáo, phê phán giai cấp thống trị

c,GTNT:

- xd thế giới nv vừa điển hinh, vừa chân thực

- mta sắc sảo từ ngoại hình-hành động- tâm lý nv

- ngôn ngữ mta đặc sắc

4. lão hạc

a, t/g: -Nam Cao< 1917-1951>,tên thật là Trần Hữu Tri

- quê quán: hà nam

- bút danh khác: Nguyệt, Thúy Rư,..

- bút pháp: chân thực, trữ tình

b, GTND

- hiện thực: tái hiện lại cuộc sống nghèo khổ của nd

- nhân đạo: ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, lòng nhân hậu, tự trọng, lòng thương con, nhân cách của LH

c, GTNT: NT xd tâm lý nv, bút pháp linh hoạt, cấu trúc chặt chẽ

5,CBBD

a, t/g: -Andecxen< 1805-1875>

- là nhà văn đan mạch nổi tiếng

- chuyên viết truyện ngắn dành cho thiếu nhi. - các tp của ông: nhẹ nhàng, thấm thía, thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc

b, GTND: kể về c/d, số phận bất hạnh và đáng thương của cô bé, thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đvs cô

c, GTNT

- cách kể chuyện hấp dẫn

- đan xen hiện thực và mông tưởng

- tương phản, đối lập

- mta tâm lý nv

27 tháng 10 2016

2.ND CỦA MẤY BÀI NÀY TRONG SGK MAK BN

NT:HAI CÂY PHONG

+đAN XEN CÁC PHƯƠNG THỨC BĐẠT

+KỂ VÀ TẢ

+SO SÁNH NHÂN HÓA

-TÔI ĐI HỌC:

+SỬ DUJG NHIỀU TỪ LÁY GỢI CẢM, GỢI TẢ

+ĐAN XEN CÁC ptbđ

+SO SÁNH

+BỐ CỤC TRUYỆN THEO DÒNG HỒI TƯỞNG

-TỨC NC VỞ BỜ:

+PHÉP TƯƠNG PHẢN GIỮA NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH

+SD CÁC CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

-CHIẾC LA SUỐI CÙNG:

+KẾT THÚC TRUYỆN BẤT NGỜ

+ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG 2 LẦN

-CÔ BÉ BN DIÊM:

+ĐỐI LẬP TƯƠNG PHẢN

 

17 tháng 10 2016

Văn bản đánh nhau vs cối xay giói:

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan -chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

Văn bản chiếc là cuối cùng:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

29 tháng 1 2017

anh tuấn tao